« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH- KHOA SƯ PHẠM- ĐHQGHN.


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH- KHOA SƯ PHẠM- ĐHQGHN.
- Lớp: K50 Sư phạm Sinh Để có một kết quả học tập tốt, trước hết mỗi học sinh- sinh viên phải có một thái độ học tập tích cực.
- Bên cạnh đó, xác định thái độ học tập đúng đắn sẽ là một trong những cơ sở để hoàn thiện và phát triển nhân cách đặc biệt đối với người giáo viên tương lai.
- Trong quá trình học tập một số sinh viên của ngành Sư phạm Sinh có kết quả học ngày càng đi xuống, có tư tưởng chán nản,… mặc dù điểm khởi đầu có khá nhiều thuận lợi: Đội ngũ giảng viên giỏi, điểm tuyển sinh đầu vào cao ( khối B: trung bình 23.5 điểm, Khối A.
- Điều này có liên quan như thế nào đến thái độ học tập? Đề tài này sẽ làm sáng tỏ câu trả lời trên.
- Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu thực trạng thái độ học tập của sinh viên ngành sư phạm Sinh- Khoa Sư phạm- ĐHQGHN.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài như sau: Thái độ học tập của sinh viên - Rất nhiều sinh viên khi được phỏng vấn cho rằng họ có mơ ước trở thành một giáo viên, được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ( 71.4.
- Điều đó thể hiện một phần lòng yêu ngành, yêu nghề sư phạm của sinh viên - Tỷ lệ sinh viên đi học đầy đủ và đúng giờ khá cao ( Từ 63.7% đến 83.3% đi học đầy đủ, 54.4% đến 83.3% đi học đúng giờ.
- Trong lớp học, đa số sinh viên thường xuyên chú ý nghe giảng ( 69.7%) nhưng chỉ thỉnh thoảng phát biểu ý kiến ( 65.5.
- Đây là một thực trạng chung của học sinh, sinh viên hiện nay: Biết cũng không nói mà không biết cũng không hỏi.
- Tỷ lệ sinh viên giành thời gian tự học còn ít, chủ yếu là từ 1h đến 3h trong một ngày.
- Tỉ lệ sinh viên có ý thức sáng tạo trong học tập chưa cao.
- Đọc lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp là yêu cầu tối thiểu nhưng cũng không được nhiều sinh viên áp dụng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên.
- Điều kiện kinh tế gia đình, sự giúp đỡ của Đoàn thể được sinh viên đánh giá ở mức độ bình thường ảnh hưởng đến quá trình học tập của bản thân.
- Sự quan tâm của người thân, hệ thống thiết bị dạy học của nhà trường, chương trình học và không khí lớp học là quan trọng đối với sinh viên trong quá trình học tập.
- Phương pháp dạy của giảng viên, công việc sau khi tốt nghiệp được đánh giá là rất quan trọng ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.
- Đặc biệt, tính tích cực của chủ thể được hầu hết các sinh viên chú trọng (K49:75%, K50:77.3%, K51:54.5%, K52:72.8.
- Mặc dù được đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng song hệ thống thiết bị dạy học của nhà trường, chương trình học và phương pháp dạy của giảng viên trên thực tế cũng chỉ đáp ứng ở mức trung bình hoặc khá theo nhận định của đa số sinh viên.
- Đa số sinh viên cho rằng mô hình 3+1 của khoa Sư phạm có nhiều thuận lợi trong quá trình học tập (K49:33.3%, K50:54.4%, K51:45.5%, K52:63.6%) Kết luận: Qua phân tích các kết quả thu được từ thực tế đã cho thấy năng lực của sinh viên ngành Sư phạm Sinh- khoa sư phạm- ĐHQGHN thể hiện qua điểm thi đầu vào khá cao, hầu hết sinh viên có ước mơ được cống hiến trong ngành giáo dục.
- Mô hình đào tạo 3+1 cùng với lòng yêu nghề đã giúp cho sinh viên khá nhiều thuận lợi trong quá trình học tập.
- Tuy nhiên, trong quá trình học bên cạnh những mặt tích cực thì thái độ học tập của sinh viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, một số mặt đang có chiều hướng đi xuống: ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp, vẫn có tình trạng sinh viên đi học muộn, thỉnh thoảng vắng mặt trên lớp, không hăng hái phát biểu ý kiến.
- Nếu tình trạng trên kéo dài thì sẽ rất khó cho sinh viên trong việc đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sau này.
- Các yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh viên ngành Sư phạm Sinh- Khoa sư phạm- ĐHQGHN chủ yếu là từ bản thân mỗi cá nhân.(K49:75%, K50:77.3%, K51:54.5%, K52:72.8% công nhận điều trên.
- Nếu bản thân sinh viên cố gắng thì vẫn có thể khắc phục được để đạt kết quả học tập cao.
- Căn cứ vào thực trạng trên và xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của bản thân sinh viên thông qua trao đổi, phỏng vấn đề tài đã đưa ra một số biện pháp khắc phục cũng như một số đề xuất nhằm cải tạo và giúp cho sinh viên có thái độ học tập tốt hơn.
- Gia đình cần động viên, khích lệ tinh thần học tập cho các con, không nên tạo quá nhiều áp lực trong thành tích học tập cũng như sự lựa chọn nghề nghiệp, mà ngược lại cần gần gũi và chia sẻ những khó khăn của con em mình.
- Giảng viên cần lồng ghép bài giảng của mình với tình huống thực tế thông qua các bài thí nghiệm, hình ảnh sinh động, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại- phù hợp tạo nhiều cơ hội cho sinh viên sáng tạo học tập.
- Bộ giáo dục cần kiểm tra sát sao hơn nữa tình hình học tập của sinh viên ở các trường Đại học nói chung và đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm vì đây chính là những nhà giáo tương lai của đất nước, cũng nên có nhiều hình thức động viên ưu đãi hơn đối với sinh viên ngành sư phạm để họ yên tâm học tập và tin tưởng vào nghề “cao quý nhất” đã chọn.
- Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh