« Home « Kết quả tìm kiếm

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI “TIẾP SỨC” NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC 10 – CƠ BẢN


Tóm tắt Xem thử

- SỬ DỤNG TRÒ CHƠI “TIẾP SỨC” NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC 10 – CƠ BẢN GVHD: TS Đinh Thị Kim Thoa SV: Trần Thị Hương K49 SP Hóa, Phạm Thị Tuyết Nhung K49SP Hóa, Lê Thị Bích Thuỷ K49SP Hóa, Ngô Minh Phương K51SP Hóa, Bùi Thị Thương K51SP Hóa, Vũ Thị Nghĩa Duyên K51SP Hóa, Nguyễn Thị Thủy K52SP Hóa Đánh giá là một phương pháp quan trọng để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp HS phát triển toàn diện, góp phần phát huy tính tích cực học tập cho HS.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên là phương pháp cung cấp kịp thời nhất các thông tin về kết quả học tập của HS.
- Trước yêu cầu đó, hình thức KT-ĐG thường xuyên kết quả học tập của HS sẽ giúp điều chỉnh kịp thời phương pháp, nội dung dạy học và góp phần đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh.
- HViệc sử dụng phương pháp dạy học và KT ĐG qua trò chơi chủ yếu được ứng dụng cho lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học.
- Ở Việt Nam, phương pháp này cũng chỉ được đưa vào trường mẫu giáo và tiểu học, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa có hệ thống.
- Đây là một phương pháp khá mới mẻ, ít có đề tài nghiên cứu, có chăng cũng chỉ là nghiên cứu về phương pháp dạy học bằng trò chơi, còn chưa có ai dùng chính các trò chơi học tập đó để KT - ĐG kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh THPT, khi được sử dụng xen kẽ cùng với các phương pháp KT - ĐG khác, sẽ phát huy được tối đa hiệu quả mà phương pháp mang lại.
- Đo lường kết quả học tập thông qua trò chơi hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tế dạy-học, được đưa vào trong giờ học chính khoá nhằm tạo cho không khí lớp học sôi động, học sinh chủ động tích cực tham gia vào bài học mà giáo viên vẫn có thể đánh giá khách quan được kết quả học tập của HS.
- Với phạm vi của báo cáo khoa học này, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp của mình góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc KTĐG và đặc biệt là kiểm tra kiến thức của HS sau khi học SGK và những ứng dụng thực tế quan trọng của bài học, bằng việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng trò chơi”tiếp sức” nhằm kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập môn Hóa học 10 – Cơ bản Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với những mục đích sau: -Đề xuất cách thức khai thác và sử dụng trò chơi “tiếp sức” nhằm kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, khách quan,công bằng đảm bảo mục tiêu giáo dục đã đề ra của môn Hoá học 10 – cơ bảngiúp cho việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh một cách chính xác, khách quan,công bằng đảm bảo mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
- Và đã thu được các kết quả như sau.
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng phương pháp KTĐG thường xuyên kết quả học tập của HS nói chung và KTĐG thường xuyên qua trò chơi nói riêng ở trường THPT.
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung và mục tiêu của chương trình Hoá học 10 – cơ bản, đề xuất các trò chơi Hóa học nhằm để đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bản chất làm căn cứ cho việc xây dựng trò chơi “tiếp sức” để đánh giá thường xuyên kết quả hoc tập của học sinh môn Hoá học 10 – cơ bản.
- Bước đầu xây dựng và đề xuất một số trò chơi Hoá học tương ứng với nội dung và mục tiêu của Hoá học 10 – ban Cơ bản nhằm ôn tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Về bản chất trò chơi Tiếp sức có thể dùng được với các nội dung ôn tập củng cố các kiến thức của một giờ thực hành.
- Kiến nghị: Trò chơi nói chung và trò chơi tiếp sức nói riêng sử dụng trong dạy học đã đáp ứng được những yêu cầu KTĐG thường xuyên kết quả học tập của HS.
- Song, việc nghiên cứu, xây dựng và sử dụng các trò chơi Hoá học vào các giờ học của nó hầu như chưa được các nhà giáo dục cũng như các giáo viên quan tâm đúng mức.
- Do vậy, chúng tôi rất mong rằng báo báo này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào hệ thống lý luận các phương pháp KT – ĐG và được các GV nghiên cứu, sử dụng hợp lý trong các giờ giảng của mình với một số trò chơi rất thông dụng và phổ biến để kiểm tra kết quả của học sinh không chỉ trong phạm vi Hoá học 10 – cơ bản mà còn được áp dụng trong tất cả các chương trình Hoá học phổ thông.
- Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
- Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập.
- Hóa học 10 Cơ bản