« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 25: Mây và sóng


Tóm tắt Xem thử

- Mây và sóng R.
- Ta-go I.
- Tác giả: Ra-bin-đa-nat Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, sinh ra ở Can-cút-ta, bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc.
- Ta-go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội.
- Năm 1929, Ta-go ghé thăm Sài Gòn và đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng những người dân Việt Nam mến mộ ông.
- Ta-go đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, rất nhiều bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín.
- Tác phẩm: Mây và sóng vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trăng non.”.
- Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu tính tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ra-bin-đra-nát Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt..
- Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau..
- Kết cấu của bài thơ gồm có hai phần giống nhau, mỗi phần có hai lượt thoại – kết cấu song trùng - phần thứ hai vừa là sự lặp lại vừa là sự phát triển cao hơn so với phần thứ nhất đó là một tình huống thử thách mới thể hiện tình yêu thương mẹ của em bé.
- Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau, giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ..
- Lời từ chối của em bé và lí do từ chối..
- Trò chơi thú vị giữa mẹ và em do em bé sáng tạo..
- Lời rủ rê mỗi lần một hấp dẫn hơn: Lần thứ nhất là đi chơi với những người trên đám mây từ sáng, tối cho tới chiều tà, đi khắp tận cùng trái đất.
- Tình cảm của em bé đối với mẹ: Lời rủ rê của mây và sóng còn như là một sự thử thách đối với em bé bởi lẽ trẻ con ai chẳng ham vui, ham chơi, những lời rủ rê hấp dẫn như thế thật khó chối từ.
- Thế nhưng trước những lời ru rê như thế em bé đều nghĩ đến mẹ “đang đợi ở nhà, đang muốn mình ở nhà” và không thể rời mẹ mà đi được.
- Thử thách càng lớn thì tình yêu của em bé đối với mẹ càng được chứng minh..
- Xác định vị trí của dòng thơ: “Con hỏi.
- (Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống trên mây” và những người sống trong sóng”..
- Lí do em không từ chối ngay lời mời: Trẻ con vốn rất ham chơi, bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muốn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du.
- Thế nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng, em đã từ chối lời mời của những người trên mây và trong sóng, diễn biến như vậy là chân thực vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc, vừa thể hiện đúng tâm lý lứa tuổi..
- Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và.
- “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng”.
- do em bé tạo ra.
- Sự giống nhau: Trò chơi của những người trên mây, trong sáng và trò chơi của em bé và mẹ giống nhau ở sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến mọi nơi tận cùng..
- Sự khác nhau: Trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con: “Con choàng lên người mẹ, ôm lấy mẹ vỡ tan vào lòng mẹ”.
- Lòng mẹ là biển cả bao la, là mặt trăng dịu hiền để cho con lăn, lăn, lăn mãi..
- Nói lên sự tưởng tượng thông minh của em trong một trò chơi đầy sáng tạo:.
- Ước muốn hoà nhập với thiên nhiên vĩnh hằng của con người..
- Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt..
- Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).".
- Phân tích hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi.
- Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ..
- Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào..
- Lòng mẹ là đại dương mênh mông không có bến bờ, để cho con được lăn mãi, tan mãi vào trong đó..
- “Mây và sóng” là bài thơ kể về tình mẹ con sâu nặng và kì diệu biết chừng nào..
- Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?.
- Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy..
- Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng..
- Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo”....
- Trong bài Cuộc đời tôi, Ta-go viết: “Ngay từ bé tôi đã rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, rất thích gần gũi thân mật với cây cối, chim muông trăng sao....
- Tình yêu thiên nhiên ấy cũng được thể hiện trong bài thơ mây và sóng.
- Những bài thơ này chúng ta còn nhận ra một điều rằng chính vẻ đẹp của cuộc sống con người, tình người mới là bến bờ của thi nhân.
- Thiên nhiên dường như là một hình thức nào đó để con người bày tỏ tình yêu thương.
- Tình người ấy kéo tâm hồn phiêu lưu về với cuộc sống bằng tình mẫu tử máu thịt thiêng liêng.
- Mây và sóng là hình ảnh mang tính tượng trưng cao.
- Không gian mây – sóng là thiên nhiên hay còn là chốn diệu vợi, siêu nhiên? Đó là con (con sẽ là mây.
- trong trò chơi mẫu tử thiêng liêng.
- Hay còn là khát vọng hoà hợp với cái khôn cùng của tình mẫu tử..
- Bài thơ có bố cục hai phần, về mặt hình thức hai phần của bài thơ tương đối song trùng.
- Về nội dung hai phần đầu là câu chuyện giữa con và những người sống trên mây và trò chơi con – mẹ / mây – trăng.
- phần hai là câu chuyện giữa con và những người sống trong sáng và trò chơi con – mẹ / sóng – bờ.
- Tất cả được thể hiện trong lời độc thoại của con – thực tế chủ thể trữ tình.
- Mặc dù hình thức tổ chức câu thơ khổ thơ ý thơ tương đối song trùng nhau nhưng ẩn sâu dưới những hành ảnh của từng phần là mạch cảm xúc phát triển, lời mời gọi sau quyến rũ hơn lời mời gọi trước, hứng thú sau cao hơn hứng thú trước, tình mẫu tử trong câu chuyện sau cũng dào dạt mênh mang hơn.
- Lời mời gọi từ mây “Bọn tớ chơi từ lúc thức dậy đến lúc chiều tà – Bọn tớ chơi với vầng.
- trăng bạc” không hấp dẫn bằng lời mời gọi từ sóng “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn - Bọn tớ ngao du từ nơi này nơi nọ mà không biết đến nơi nào”.
- Thêm nữa lí do lời mời gọi này bức thiết hơn “mẹ mình đang đợi ở nhà”, lời mời gọi từ sóng hứng thú hơn mà lí do từ chối lại ít bức thiết hơn “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà.
- Vì thế cung bậc tình cảm được đẩy lên “mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm” cho đến “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ”.
- cười vang vỡ tan vào lòng mẹ - và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”..
- Trong đối thoại của con với mây và con với sóng đều có câu “Con hỏi...”.
- Không yêu mến thiên nhiên không ước mong cuộc sống tự do, phóng khoáng của thiên nhiên thì chắc hẳn đã không có những lời hỏi tha thiết như thế..
- Nhưng lòng đam mê thiên nhiên ấy chỉ càng tô đậm thêm cho tình mẫu tử trong mỗi trò chơi tưởng tượng của con.
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
- Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ..
- Vậy là con có thể tận hưởng niềm say mê vũ trụ khoáng đạt bao la kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt thân thương.
- Và nếu như những ngươi sống trên mây mải mê chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trên sóng phiêu diêu không biết nơi nào là bến bờ thì con trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để che chở, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng.
- Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm sắc màu tượng trưng.
- Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy “mẹ con ta” tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hằng tồn không hình hài “và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
- Cũng không ai biết được trong lòng mẹ rộng nhường.
- nào, và con đã tan vào lòng mẹ.
- Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của trò chơi tưởng tượng, cái hay của những sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện hồn nhiên, trong suốt.
- Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng thơ văn xuôi cứ hát lên theo khúc nhạc miễn viên của Mây và sóng - sản phẩm tượng trưng đặc sắc của Ta-go.