« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số bệnh lý, chấn thương thường gặp và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BỆNH LÝ, CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ DỤC THỂ THAO.
- Bài viết này sẽ giới thiệu về một số bệnh lý, chấn thương thường gặp và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.
- Tác giả hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp người đọc hiểu được nguyên nhân và phòng tránh chấn thương tốt hơn trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao..
- Từ khóa: Một số bệnh lý, chấn thương thường gặp, nguyên nhân, cách phòng tránh..
- Y học thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực chuyên ngành thuộc Khoa học Y học, nghiên cứu cơ thể con người trong mối tác dụng tương hỗ giữa vận động, tập luyện và TDTT.
- Từ những kiến thức thu nhận được trong quá trình nghiên cứu như vậy, Y học TDTT rút ra những biện pháp nhằm ngăn chặn, chữa trị và phục hồi chấn thương cho những người luyện tập thể dục thể thao..
- Trong tập luyện và thi đấu TDTT thường xảy ra những vấn đề chấn thương và các bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thành tích của người tập.
- Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu và biết được các nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ giúp người tập thực hiện tốt hơn..
- Vì vậy, tôi chọn báo cáo chuyên đề “Một số bệnh lý, chấn thương thường gặp và cách phòng tránh chân thương trong tập luyện và thi đấu TDTT” để góp phần phát triển TDTT trong Bộ môn cũng như toàn trường..
- Khái niệm chấn thương thể thao.
- Chấn thương là sự tổn hại những tổ chức tế bào của cơ thể do tác động nào đó từ bên ngoài gây nên như tác động cơ học, hóa học, lý học..
- Phân loại chấn thương trong thể thao.
- Chấn thương có thể chia thành 2 dạng: chấn thương hở và chấn thương kín..
- Chấn thương hở: là chấn thương làm phá hủy sự nguyên vẹn của da để lộ những tổ chức dưới da..
- Chấn thương kín: là chấn thương không làm rách ra (trong thể thao phần lớn các chấn thương kín thường gặp là: dụng dập, giãn dây chằng, sai khớp,…).
- Nguyên nhân gây nên chấn thương trong tập luyện TDTT.
- Trong tập luyện thể thao, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương.
- Những nguyên nhân chính gây nên chấn thương trong tập luyện TDTT là:.
- Thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu..
- VĐV tham gia tập luyện và thi đấu trong tình trạng chuẩn thể lực – tâm lý chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các động tác khó..
- Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chấn thương trong tập luyện và thi đấu TDTT.
- Vì vậy, HLV, GV giảng dạy TDTT, VĐV, các y bác sĩ TDTT cần phải nắm bắt được các nguyên nhân phòng tránh và cách khắc phục những chấn thương có thể xảy ra..
- Các bệnh lý và chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT.
- Đau bụng trong tập luyện.
- Đau bụng là một loại chứng bệnh thường gặp nhất trong quá trình tập luyện.
- Trong đó, một phần ba nguyên nhân không phải xuất phát từ bệnh mà là do một vài yếu tố tập luyện TDTT gây ra.
- Đại đa số khi yên tĩnh không đau, trong tập luyện mới xuất hiện.
- Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh.
- Một vài nhân tố có liên quan đến sự phát sinh ra đau bụng trong tập luyện TDTT là tập luyện không đầy đủ, trình độ tập luyện thấp, chuẩn bị khởi động không tốt, không kỹ, sức khỏe không đảm bảo, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng.
- Nguyên nhân chủ yếu của đau bụng trong tập luyện bao gồm:.
- Trình độ tập luyện kém nên khi phải thực hiện hoạt động với cường độ cao, máu ở tĩnh mạch trở về tim bị cản trở, máu tập trung nhiều ở gan, lách làm cho màng gan và lách căng dẫn đến đau bụng..
- Sau khi ăn xong tập luyện ngay, thức ăn chưa kịp tiêu hóa, tích tụ lại ở dạ dày làm trướng bụng, căng màng ruột và màng dạ dày cũng dẫn đến đau bụng..
- Ngoài các nguyên nhân do tập luyện gây ra, còn có những nguyên nhân thường gặp khác do bệnh tật như: viêm gan, các bệnh về đường mật (như viêm túi mật, sỏi mật.
- Trước tập luyện không thấy đau bụng.
- Lúc đầu, dùng tay ấn vào cảm thấy đỡ, sau đó cơn đau lại tăng lên và không thể tiếp tục tập luyện được.
- Dừng tập luyện thì cơn đau giảm dần và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận động, thở sâu và nhịp nhàng trong thời gian từ 5 - 10 phút có thể khỏi.
- Nếu đau bụng quá nặng thì phải dừng tập luyện, mời bác sĩ đến khám xác định nguyên nhân để điều trị cho đúng, có thể bấm huyệt: túc tam lý, nội quan, tam cân giao,….
- Trước khi tập luyện không được ăn quá no, uống quá nhiều.
- Phải tuân theo các nguyên tắc trong tập luyện TDTT nhất là nguyên tắc tăng tiến..
- Chuột rút.
- Trong tập luyện TDTT thường gặp hiện tượng chuột rút ở cơ tam đầu cẳng chân, nhóm cơ gấp ngón bàn chân thứ nhất và nhóm cơ bụng..
- Do bị lạnh: tập luyện trong những ngày thời tiết lạnh rét, nếu khởi động không kỹ thì cơ bắp dễ bị chuột rút.
- Trong cơ thể bị mất nhiều chất điện giải: tập luyện trong điều kiện trời nóng nực, oi bức, cơ thể ra mồ hôi nhiều làm mất nhiều nước và muối.
- Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chuột rút..
- Trong tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp phải liên tục co rút nhanh và thả lỏng không đầy đủ hoặc quá ngắn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bị chuột rút.
- Nguyên nhân này thường gặp ở những VĐV mới tập hoặc trình độ tập luyện còn thấp..
- Tập luyện mệt mỏi: khi cơ thể mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao đổi chất giảm, trong cơ bắp bị tích tụ lượng axit lactic lớn.
- Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ bắp bị co cứng gây ra hiện tượng chuột rút..
- Cuối cùng có thể bấm huyệt ủy trung, thừa sơn, dũng tuyền.
- Hội chứng hạ đường huyết của VĐV.
- Trong tập luyện TDTT, khi cơ bắp phải co rút mạnh sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và nguồn năng lượng đó chủ yếu lấy từ việc oxy hóa đường.
- Chứng hạ đường huyết thường gặp ở các môn thể thao như chạy cự ly dài, maratông, đua xe đạp cự ly dài, trượt tuyết,… Chứng hạ đường huyết có thể xảy ra ngay trong quá trình vận động hoặc sau vận động..
- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh.
- Chứng hạ đường huyết phát sinh trong tập luyện TDTT chủ yếu là do thời gian tập luyện dài,.
- Hạ đường huyết nặng hơn có thể xuất hiện những cơn kích động do rối loạn tinh thần, nói năng không lưu loát, co giật toàn thân hoặc cục bộ (giống như động kinh), hôn mê.
- Trong trường hợp nặng thì có thể tiêm tĩnh mạch glycoza 50% từ 50 - 100ml.
- Nếu hôn mê có thể châm cứu vào các huyệt: Nhân trung, bách hội, dũng tuyền, hợp cốc.
- Những người mới tham gia tập luyện, ốm yếu, bệnh tật hoặc người bị đói không nên tham gia tập luyện trong thời gian dài và cường độ vận động lớn như chạy 10.000m trở lên, chạy maratông, đua xe đạp cự ly dài,… Trước khi tập luyện và thi đấu có thể bổ sung đường cho VĐV.
- Trước khi thi đấu từ 10 - 15 phút có thể uống 100gram đường glucoza.
- Các chấn thương thường gặp.
- Chấn thương phần mềm: là chấn thương gây nên các tổn thương ở các phần mềm của cơ thể như da, gân, cơ, dây chằng.
- Tùy vào mức độ nặng nhẹ và tính chất của tổn thương, người ta có thể phân chia thành các loại sau:.
- Vết thương: là chấn thương phần mềm gây rách da và các tổ chức dưới da, tổn thương có thể vào sâu trong cơ và mạch máu..
- Vết đụng dập: là chấn thương phần mềm do va chạm không gây rách da nhưng làm dập nát chảy máu tổ chức dưới da..
- Giãn cơ làm cho cấu trúc giải phẫu cơ không thay đổi nhưng tổn thương tổ chức xung quanh sợi cơ, có thể đứt các mao mạch.
- rách cơ khi thực hiện động tác co giật đột ngột có thể xảy ra rách hoặc đứt cơ, khi đó xuất hiện cảm giác đau mạnh, chảy máu nhiều tạo thành đám tụ máu..
- Trong môn bóng chuyền chấn thương, phần mềm xảy ra chủ yếu là các chấn thương: bong gân khớp cổ chân, chấn thương gối, chấn thương ngón tay (khớp ngón cái), tổn thương cơ – gân do căng cơ quá mức (thường xảy ra ở những cơ chi dưới và gân khe, chi trên ít xảy ra hơn và nếu có thì chủ yếu là cơ delta)..
- Nguyên nhân chấn thương.
- Bong gân khớp ngón tay: là chấn thương hay xảy ra trong khi thực hiện động tác chắn bóng nhất là ngón thứ 4 và thứ 5..
- Căng cơ quá mức: do tập luyện quá nhiều gây mệt mỏi, khởi động chưa đủ, phương pháp tập luyện lạc hậu, chương trình tập luyện không hợp lý, mất cân bằng và thiếu hụt chất khoáng..
- Triệu chứng của các chấn thương.
- Phương pháp xử lý các chấn thương - Bong gân khớp cổ chân:.
- Chườm lạnh: cũng như các loại chấn thương khác việc làm đầu tiên là chườm lạnh và nâng cho lên cao sau khi tháo giày và tất.
- Nếu chấn thương nhẹ khớp cổ chân mà VĐV có thể chạy nhảy bình thường thì cho VĐV trở lại tập luyện.
- Tuy vậy, cần phải đề phòng bằng cách băng bó tổn thương và ngay sau tập luyện và thi đấu xong phải điều trị theo chỉ định..
- Chườm lạnh: nếu chấn thương nhẹ có thể tiếp tục bằng cách nép 2-3 ngón tay vào nhau..
- Trong trường hợp chấn thương khe gian đốt thì xem có trật khớp không và dùng biện pháp cố định thích hợp để tránh trật khớp tái phát và tổn thương mãn tính..
- Chấn thương phần cứng: bao gồm 2 dạng gãy xương và sai khớp..
- Gãy xương: là một loại tổn thương nặng trong chấn thương TDTT.
- Gãy xương có thể làm đứt, rách mạch máu và dây thần kinh hoặc đầu gãy của xương có thể làm chèn ép gây bó tắt mạng thần kinh..
- Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền ít xảy ra trường hợp gãy xương, nếu có thì chỉ xảy ra trường hợp gãy xương không hoàn toàn (rạn xương)..
- Triệu chứng của gãy xương: khi bị chấn thương mạnh, gãy xương nặng gây mất nhiều máu..
- Nạn nhân đau đớn, mất cử động, chi biến dạng, cử động bất thường, khi sờ vào chỗ gãy có tiếng lạo xạo, bệnh nhân có thể bị sốc biểu hiện: hốt hoảng, da xanh tái nhợt, chân tay lạnh, đổ mồ hôi, thờ ơ với mọi vật xung quanh, mạch nhanh khó bắt, huyết áp hạ thấp..
- rạn xương trong quá trình tập luyện và thi đấu bóng chuyền.
- Nguyên nhân không chỉ do bệnh lý ở xương mà còn do nhiều nguyên nhân khác nhau như tập luyện quá sức, bộ xương lệch, hai chi dưới không đều, mặt sân chơi cứng và không bằng phẳng..
- Phương pháp xử lý các chấn thương:.
- Rạn xương: khi phát hiện rạn xương, cho VĐV nghỉ ngơi trong điều trị rạn xương cơ bản nhưng không nhất thiết phải ngừng tập hoàn toàn ở tất cả trường hợp trong giai đoạn phục hồi, mà vẫn có thể tập nhẹ nhàng khi không đau quá.
- ngoài ra nếu rạn xương bàn chân thì có thể đóng giày riêng để trọng lượng dàn đều lên bàn chân là điều rất quan trọng, chỉ tập luyện khi đã điều trị khỏi, tập sớm và mạnh dễ bị tái phát..
- Sai khớp: là sự sai lệch các diện khớp xảy ra đột ngột do tai nạn, chấn thương làm thay đổi vị trí liên quan bình thường về cấu trúc giải phẫu của khớp và cản trở hoạt động tự nhiên của khớp..
- Khớp bị sai có thể bị lệch nhau hoàn toàn, nhưng cũng có thể chỉ sai lệch một phần (gọi là bán sai khớp)..
- Đau: khi bị chấn thương mạnh tác động đến khớp gây đau dữ dội..
- Biến dạng khớp: đầu xương có thể lồi hoặc lõm vào..
- Nếu sai khớp khuỷu có thể dùng khăn buộc ép chặt cánh tay vào thân mình hoặc cố định bằng nẹp trước và sau có độn bông..
- Mỗi môn thể thao đều có đặc điểm riêng về các hoạt động vận động và thi đấu.
- Do vậy chấn thương xảy ra ở mỗi môn thể thao đều khác nhau.
- Chính vì vậy, HLV, GV giảng dạy TDTT, VĐV, các y bác sĩ TDTT ngoài việc nắm bắt được triệu chứng và các biện pháp xử lý, sơ cứu ban đầu mà còn phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể xảy ra chấn thương trong tập luyện và thi đấu ở môn chuyên sâu của mình để có biện pháp phòng tránh và hạn chế các chấn thương có thể xảy ra..
- Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng, Cơ sở y sinh học của tập luyện thể dục thể thao vì sức khỏe, Nhà xuất bản Thể dục thể thao Hà Nội, 2002..
- Thể dục thể thao Hà Nội, 2012..
- Thể dục thể thao Hà Nội, 2000.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt