« Home « Kết quả tìm kiếm

Chênh l ch theo Vùng và Đô th hoá Đài Loan


Tóm tắt Xem thử

- Chênh lệch theo Vùng và Đô thị hoá ở Đài Loan Deng-Shing Huang, Học viện Kinh tế, Academia Sinica Chun-Chien Kua, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Đại học Kinh doanh công lập Đài Bắc Yo-Yi Huang, Khoa kinh tế học ứng dụng, Đại học quốc gia Ocean Đài Loan 16/2/2009 Từ khoá: Công nghiệp hoá, Đô thị hoá, Chênh lệch theo vùng, Thất nghiệp, Mô hình di cư 1- Giới thiệu Bất bình đẳng theo vùng là một vấn đề không thể tránh khỏi được nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.
- Sự phát triển kinh tế của Đài Loan đã chuyển từ một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp kém phát triển sang một nền kinh tế dựa trên đô thị dịch vụ.
- Khi công nghiệp hoá tiếp diễn, sự chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị trở nên nới rộng hơn.
- Có nhiều nhân tố góp phần vào sự mất cân đối giữa phát triển nông thôn và thành thị.
- Việc di cư lao động từ nông thôn ra thành thị đóng một vai trò đáng kể trong số những nhân tố đó.
- Ngoài việc di cư từ nông thôn ra thành thị, những biến động về mật độ dân số và cơ cấu nhân khẩu cũng đóng góp vào sự mất cân đối giữa phát triển nông thôn và thành thị.
- Hầu hết các tài liệu truyền thống trước đây về di cư từ nông thôn ra thành thị đều tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm của các nước kém phát triển (LDCs).
- Đài Loan có thể được xem như là một trong những nước có đô thị hóa trưởng thành so với hầu hết các nước kém phát triển khác.
- Vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị điển hình và bất bình đẳng theo vùng có tồn tại ở Đài Loan không? Có những đặc điểm hay hiện tượng mang tính đặc trưng duy nhất ở Đài Loan so với kinh nghiệm của các nước kém phát triển khác không? Những bài học gì có thể được rút ra từ đô thị hoá và bất bình đẳng theo vùng của Đài Loan? Bài báo này xem xét các mô hình và những biến động về di cư từ nông thôn ra thành thị để minh chứng cho các mối liên kết giữa đô thị hoá và bất bình đẳng theo vùng ở Đài Loan.
- Chúng tôi mong đợi đạt được những hiểu biết thấu đáo có giá trị từ quá trình đô thị hoá ở Đài Loan trong thập kỷ gần 1 đây.
- Phần còn lại của bài báo này được tổ chức như sau: Phần 2 cung cấp tổng quan về các chính sách công nghiệp hoá và mối liên hệ của nó với mô hình di cư từ nông thôn ra thành thị ở Đài Loan trong thập kỷ qua.
- Phần 3 áp dụng số liệu thống kê dân số tăng cơ học để nhận dạng những vùng nhập cư thuần so với những vùng xuất cư thuần từ tất cả 23 hạt và/hoặc thành phố.
- 2- Công nghiệp hoá và mô hình di cư ở Đài Loan Như đã được dẫn chứng đầy đủ trong các tài liệu 1, sự tiến triển của phát triển kinh tế ngay từ ban đầu đã kèm theo sự chuyển dịch sản xuất và việc làm từ khu vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp chế tạo.
- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu của những ngành công nghiệp chế tạo đã thay đổi về chất lượng từ khu vực sử dụng nhiều lao động sang khu vực sử dụng nhiều vốn và/hoặc từ những ngành công nghệ thấp tới những ngành công nghệ cao.
- Cuối cùng, tỷ trọng khu vực công nghiệp lại giảm dần cùng với sự tăng lên của khu vực dịch vụ, chuyển đổi nền kinh tế sang giai đoạn “có xu hướng giảm công nghiệp hoá”.
- Mô hình công nghiệp hoá này cũng áp dụng cho kinh nghiệm của Đài Loan.
- Rất tự nhiên, lịch sử phát triển kinh tế của Đài Loan hiện đại chủ yếu là một con đường tiến triển từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp.
- Trong thời kỳ này, nhiều chính sách của chính phủ đã đóng những vai trò quan trọng trong việc hình thành mô hình cơ cấu kinh tế.
- Nhìn chung, quá trình đô thị hoá của Đài Loan trong thế kỷ vừa qua có thể được quy cho 3 kênh: thứ nhất là sự nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc đại lục trong thời gian cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950.
- thứ hai là sự gia tăng dân số tự nhiên.
- và thứ ba là sự di cư từ nông thôn ra thành thị.
- Sự di cư từ nông thôn ra thành thị là mối quan tâm chính của bài báo này.
- Về mặt lý thuyết, hướng di cư của lao động được dẫn dắt bởi khoảng cách chênh lệch mức lương hay cơ hội việc làm giữa khu vực khởi nguồn và khu vực đích đến2.
- Về vấn đề này, các chính sách công nghiệp hoá được chính phủ thông qua, 1 Xem Clark (1940) và Kuznets (1966) 2 Về những phân tích lý thuyết xem mô hình di cư từ nông thôn ra thành thị truyền thống được đưa ra bởi Harris và Todaro (1970), và Zhan (1970).
- 2 bao gồm cả loại hình ngành công nghiệp mà chính phủ nỗ lực để phát triển và vùng mà ở đó các khu công nghiệp chế tạo được đặt, sẽ ảnh hưởng đến các mô hình di cư.
- Kinh nghiệm của Đài Loan cũng không phải là ngoại lệ.
- Vì vậy, sẽ là hữu ích khi tổng thuật lại lịch sử chính sách công nghiệp hoá của Đài Loan trước khi khảo sát tỉ mỉ mô hình di cư và bất bình đẳng theo vùng như vậy gây ra.
- Hình 1: Con đường phát triển kinh tế và tiến triển của nông nghiệp 2.1.
- Quá trình công nghiệp hoá (1) Giai đoạn thay thế nhập khẩu Khởi đầu từ đầu những năm 1950, các chính sách kinh tế đã nhằm vào sự phục hồi của nền kinh tế, trước hết là tái thiết lập ngành nông nghiệp để đạt được sự tự cung cấp đủ lương thực cho cả nền kinh tế, sau đó mới phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản.
- Như đã chỉ ra trong Hình 1, trong giai đoạn này, được biểu thị như giai đoạn I trên đồ thị, nền kinh tế đã chứng kiến sự mở rộng của khu vực nông nghiệp, được phản ánh thông qua số lượng nông hộ, dân số trong nông nghiệp, và việc làm trong khu vực 3 nông nghiệp đang tăng lên.
- Trên thực tế, xu hướng tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp duy trì cho tới những năm đầu thập kỷ 1970.
- (2) Giai đoạn mở rộng xuất khẩu Bắt đầu từ năm 1963 tới năm 1980 là giai đoạn định hướng xuất khẩu, được biểu thị qua giai đoạn II trong Hình 1.
- Trong giai đoạn này, trọng tâm của công nghiệp hoá nhằm phát triển những ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu.
- Chiến lược công nghiệp hoá các khu chế xuất thành công đã thu hút nhiều lao động từ các khu vực nông nghiệp nông thôn, gây ra làn sóng di cư lao động đầu tiên từ nông thôn ra thành phố, hoặc từ khu vực nông nghiệp sang những khu vực công nghiệp nhẹ, ví dụ như giầy dép và may mặc.
- Không giống như giai đoạn đầu của những ngành chế biến nông sản, những ngành công nghiệp này đang thay thế cho những khu vực nông nghiệp thông thường.
- Do vậy, chúng tôi quan sát thấy một xu hướng quan trọng của sự suy giảm lao động việc làm và dân số trong khu vực nông nghiệp như đã chỉ ra trong Hình 1 trong giai đoạn ngay sau đầu thập kỷ 1970.
- Và rõ ràng là hai khu chế xuất ở Cao Hùng đã biến một khu vực Cao Hùng rộng lớn trở thành một đích đến của di cư cho lao động ở phía nam Đài Loan, và tương tự như vậy khu vực Đài Trung cũng đã trở thành một đích đến cho lao động xung quanh vùng giữa phía tây Đài Loan.
- Thời kỳ thứ hai của giai đoạn thay thế nhập khẩu, từ năm 1973 tới 1980 được đánh dấu như giai đoạn II’ trong Hình 1, nhằm tăng cung nội địa về các trang thiết bị chế tạo, chủ yếu là những ngành sử dụng nhiều vốn.
- Chính sách này đẩy mạnh thêm công nghiệp hoá, và do đó kích thích di cư lao động hơn nữa ra khỏi khu vực nông nghiệp nông thôn.
- (3) Giai đoạn định hướng công nghệ (sau năm 1980) Bắt đầu từ những năm 1980 ngay sau cuộc khủng khoảng dầu mỏ lần thứ 2, chiến lược công nghiệp hoá là phải nâng cấp cơ cấu công nghiệp từ những ngành sử dụng nhiều 4 lao động thông thường sang những ngành sử dụng nhiều vốn và công nghệ.
- Một trường hợp nổi tiếng và thành công tiêu biểu cho giai đoạn này là sự thành lập Khu công nghệ cao Tân Trúc năm 1980.
- Khu công nghiệp này được thiết kế để thu hút những công ty công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
- Sự thành công của khu công nghệ cao Tân Trúc đã làm cho khu Tân Trúc trở thành khu đô thị nổi bật nhất trong suốt hai thập kỷ vừa qua.
- Như sẽ được đề cập sau đây, cả thành phố và hạt Tân Trúc đều trải qua sự nhập cư dân số thuần trong những thập kỷ vừa qua.
- Đồng thời, các công ty của Đài Loan đã tích luỹ đủ năng lực để tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
- Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) này đã bắt đầu từ giữa thập niên 1980, và tăng lên đột ngột từ cuối những năm 1980, đặc biệt là sau khi FDI vào Trung Quốc đại lục đã chính thức được cho phép.
- Sự thu hẹp lại của những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và luồng FDI đảo chiều đã làm giảm nhu cầu lao động trong các khu vực chế tạo, gây nên sự thất nghiệp trong những hạt thành thị nơi có những nhà máy đặt tại đây.
- Nền kinh tế sau đó đã đi vào giai đoạn di cư quay trở về các khu vực nông thôn và nông nghiệp.
- Di cư và đô thị hoá Về mặt lý thuyết, đô thị hoá xảy ra ở những nơi mà người ta tụ tập lại.
- Như đã giải thích trước đó, công nghiệp hoá ảnh hưởng tới sự phát triển của một khu vực nông thôn qua nhiều cách.
- Một trong những thay đổi điển hình là luồng lao động chảy vào khu vực chế tạo.
- Vì vậy, chúng tôi sẽ quan sát sự sụt giảm lao động trong khu vực nông nghiệp theo thời gian.
- Do đó, các hạt chuyên môn hoá trong ngành nông nghiệp sẽ trải qua sự xuất cư của lực lượng lao động trẻ, và đối mặt với vấn đề suy giảm dân số trong đội quân trẻ, và cuối cùng gặp phải vấn đề sự già hóa và tỷ lệ phụ thuộc cao.
- Ngược lại, những điểm đến của di cư cũng được mô phỏng để phát triển thành một vùng đô thị mới, chủ yếu là các khu chế tạo, đặc trưng bởi mức lương và những cơ hội việc làm cao hơn.
- Trong trường hợp Đài Loan, tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm đột ngột từ mức 30,4% trong đầu những năm 1970 tới mức 11,85% trong đầu những năm 1990 và 6,87% trong những năm gần đây, kèm theo với một xu 5 hướng tăng lên trong ngành công nghiệp và khu vực dịch vụ.
- Đối với ngành công nghiệp, tỷ trọng lao động của ngành này đã tăng từ mức 34,9% vào đầu những năm 1970 tới mức đỉnh là 41,6% vào giữa thập niên 1980 rồi sụt giảm sau đó.
- Tương tự như vậy, tỷ trọng lao động của khu vực dịch vụ đã thay đổi từ mức 34,7% tới 48,58% và cuối cùng lên tới 57,21% trong những năm gần đây.
- Ngoài sự giảm lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp, dường như cũng đã có sự co hẹp lại trong sản lượng nông nghiệp, thay đổi trong gia đình, và cơ cấu xã hội, v.v.
- Cũng được chỉ ra trong Hình 1, quy mô dân số nông nghiệp đã tăng lên trong giai đoạn đầu, và bắt đầu giảm vào đầu những năm 1970, ngay giữa của giai đoạn công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu.
- Cùng với sự sụt giảm nông nghiệp là quá trình công nghiệp hoá, dẫn đến sự gia tăng lực lượng lao động công nghiệp.
- Kết quả là, lao động di cư từ các vùng nông thôn hay nông nghiệp sang những hạt nơi có nhà máy chế biến được đặt, chủ yếu ở phần phía tây của đảo bao gồm ba khu vực trung tâm của Cao Hùng, Đài Trung, và Tân Trúc 3.
- Vì vậy, quá trình đô thị hoá diễn ra sớm hơn ở ba khu vực này so với các khu vực khác.
- Như được chỉ ra bởi Selya (2004), có ba đặc điểm đặc trưng của quá trình đô thị hoá Đài Loan trong giai đoạn 1945-1995.
- Thứ nhất là đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của dân số.
- Thứ hai là sự tăng trưởng của các khu vực đô thị không đồng đều trên toàn hệ thống phân cấp đô thị theo thời gian.
- Thứ ba là, sự phân bố theo không gian của những khu đô thị không đồng đều dọc theo Đài Loan do những giới hạn về địa hình4 và khuôn khổ quản lý hành chính về đô thị lịch sử.
- Nhập cư so với xuất cư Đài Loan có 23 hạt và thành phố, như trình bày trong Hình 2.
- Mỗi hạt được phú cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai khác nhau, chúng lần lượt quyết định lợi 3 Ghi nhớ rằng thành phố Cao Hùng là khu công nghiệp chế biến xuất khẩu sớm nhất từ năm 1965, sau đó là hạt Cao Hùng, Đài Trung năm 1969, và hạt Tân Trúc năm 1980.
- 4 Sự giới hạn địa hình làm cho phía Đông và Đông Bắc Đài Loan của các hạt Hoa Liên, Đài Đông và Nghi Lan có lợi thế so sánh trong ngành nông nghiệp.
- Kết quả là, do quá trình công nghiệp hoá diễn ra và cuối cùng làm giảm khu vực nông nghiệp, những hạt nông nghiệp này đã chứng kiến sự di cư lao động của họ tới những thành phố và/hoặc hạt nơi mà những nhà máy chế tạo đặt trụ sở.
- 6 thế so sánh của mỗi hạt trong việc trở thành một vùng nông nghiệp hay vùng chế tạo, và gián tiếp quyết định mô hình di cư của hạt đó trong quá trình công nghiệp hoá.
- Như được phản ánh trong cột NSIP (số dân tăng cơ học thuần), NSIP>0 ngụ ý rằng hạt tương ứng đã trải qua nhập cư dân số thuần trong 12 năm vừa qua