« Home « Kết quả tìm kiếm

NỘI DUNG NGỮ VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA THPT QUA CÁC CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC TỪ 1945 ĐẾN NAY


Tóm tắt Xem thử

- NỘI DUNG NGỮ VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA THPT QUA CÁC CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC TỪ 1945 ĐẾN NAY.
- Trần Anh Tuấn Xuất phát từ nhận thức nội dung dạy học là yếu tố quyết định chất lượng quá trình dạy học, được quy định và thể hiện trong Kế hoạch môn học, Chương trình môn học và Sách giáo khoa.
- Mặt khác, xuất phát từ thực tế, nội dung dạy học nói chung và nội dung dạy học Ngữ văn nói riêng trong các nhà trường Trung học phổ thông ở Việt Nam đã, đang và sẽ có những vận động thay đổi.
- Do đó, cần có một bức tranh toàn cảnh dựa trên quan điểm lịch sử- phát triển khi nghiên cứu, cũng như khi thực thi nội dung dạy học Ngữ văn.
- Sự thay đổi nội dung Ngữ văn trong chương trình, sgk qua các cuộc cải cách Giáo dục(từ 1945 đến nay).
- Đây là nội dung quan trọng nhất của đề tài, các kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo một hệ thống:.
- Vài nét về việc dạy học Ngữ văn trước cách cách giáo dục lần I ( trong đó có nội dung môn Ngữ văn trong giáo dục thời Phong kiến, Pháp thuộc, chương trình Hoàng Xuân H•n những năm đầu sau cách mạng tháng Tám- 1945.
- Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông trong các cuộc cải cách giáo dục lần I (1950), lần II ( 1956), lần III ( 1979) và các lân sửa đổi, điều chỉnh.
- Chương trình Ngữ văn từ sau Nghị định 90/CP (1993) và Luật Giáo dục 1998.
- Xây dựng chương trình môn Ngữ văn từ sau Cách mạng tháng Tám là một qúa trình lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ.
- Trải qua các thời kì khác nhau của lịch sử môn Ngữ văn luôn vận động biến đổi không ngừng để hoàn thiện nội dung chương trình tác động đến sự phát triển về mọi mặt của đất nước.
- Mặc dù, mỗi chương trình ở mỗi giai đoạn còn có những hạn chế nhất định, nhưng đó là điều khó tránh khỏi.
- Chương trình trong cải cách giáo dục từ 1979 trở đi đã xây dựng một lý thuyết lựa chọn nội dung theo “ đơn tuyến” và “ mô hình hoá” nhằm để đảm bảo tính cơ bản của chương trình “ đơn tuyến” và “ mô hình hoá” để khắc phục được tính chắp vá của các chương trình trước đó (Hoàng Xuân Hãn va những nội dung cốt lõi của văn học cũng như chức năng giáo dục của bộ môn được đảm bảo.
- Tuy nhiên do thời gian quá eo hẹp, tính hệ thống và chức năng giáo dục toàn diện, đặc biệt là phương pháp bộ môn vẫn còn hạn chế.
- Chương trình Ngữ văn hiện hành ( 2006) Sau hơn 10 năm thực hiện, quá trình điều chỉnh Sách giáo khoa Ngữ văn được diễn ra trong thời gian dài.
- Đến 2006, bộ sách giáo khoa mới đã được xuất bản và đưa vào áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
- Nội dung chương trình có nhiều điểm mới: bên cạnh việc mô tả nội dung của bộ sách giáo khoa mới, chúng tôi cũng đã đưa ra những nhận xét mang tính chủ quan của mình về chương trình đó, trong đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó (Chi tiết xin xem thêm nội dung báo cáo) III.
- Đánh giá về sự thay đổi nội dung Ngữ văn trong chương trình sách giáo khoa Trung học phổ thông qua các cuộc cải cách giáo dục.
- Đây là một nội dung khó và trong báo cáo có nhiều đóng góp: 3.1.
- Về mối quan hệ mục tiêu môn học, khối lượng kiến thức và thời lượng chương trình.
- Mỗi khi xã hội có những biến động, lại đặt ra những yêu cầu cụ thể cho những cải cách, điều chỉnh giáo dục phù hợp.
- Sự thay đổi đó trước hết được phản ánh trong mục đích giáo dục và đến lượt nó, mục đích giáo dục định hướng cho sự thay đổi Nội dung dạy học.
- Mối quan hệ giưa mục tiêu, nội dung và thời lượng chương trình đã đặt ra và từng bước được giaỉ quyết trong quá trình xây dựng Chương trình Ngữ văn.
- Từ chỗ nội dung chương trình còn nặng lý thuyết, xa rời thực tế, đến nay chương trình mới được đưa ra tuy chưa phải lý tưởng song đã tương đối hợp lý với hoàn cảnh hiện có.
- Về mối quan hệ giữa nội dung, phương pháp dạy học và điều kiện dạy học.
- Một vấn đề đặt ra là: Chương trình môn Ngữ văn trong các cuộc cải cách trước đó phần lớn chỉ quan tâm đến nội dung, và mối quan hệ giữa môn học với yêu cầu đặt ra của hoàn cảnh lịch sử, mà chưa quan tâm đúng mức đến phương pháp dạy học.
- Chương trình Ngữ văn mới đã quan tâm đồng bộ từ đổi mới mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy học và quá trình kiểm tra đánh giá.
- Chương trình trong những cuộc cải cách trước phần lớn chỉ tập trung vào bám sát, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ của dân tộc trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau, mà chưa quan tâm thoả đáng đến yếu tố con người bao gồm cả người dạy và người học.
- Vì vậy, trong chương trình môn học lần này đặc biệt nhấn mạnh chủ trương “Lấy người học làm trung tâm”.
- Đó là một bước tiến mới khẳng định sự phát triển trong nhận thức mối quan hệ giữa nội dung và điều kiện thực hiện nội dung dạy học.
- Vì tính lịch sử của nó, nội dung chương trình môn học nói chung và nội dung chương trình môn Ngữ văn nói riêng luôn phải vận động thích ứng với sự thay đổi không ngừng của xã hội.
- Tuy nhiên những cố gắng thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa ở nước ta không phải lúc nào cũng được đánh giá đúng mức và phù hợp.
- Chúng tôi nhận thức được răng việc đánh giá vấn đề sách giáo khoa cần có một độ lùi thời gian nhất định thì những đánh giá nhận xét khen chê về nó mới có tính khách quan và trung thực.
- Những phát hiện nhược điểm của chương trình sách giáo khoa Ngữ văn trong nhận xét trên đây là rất cần thiết và quý báu.
- Từ những phát hiện đó đặt ra cho chúng ta, những sinh viên sư phạm sẽ trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn hiện hành trong tương lai cần có cái nhìn khách quan khi nhìn nhận, tiếp xúc với chương trình Ngữ văn mới để kịp thời điều chỉnh và tìm được một hướng đi đúng đắn.