« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ GIA ĐÌNH HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ GIA ĐÌNH HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT HÀ NỘI Nguyễn Thị Phương.
- Cơ sở lí luận của sự phối hợp giáo dục giữa GVCN và gia đình học sinh GVCN có vị trí, vai trò đặc biệt trong quá trình giáo dục bậc học phổ thông.
- Hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT phụ thuộc rất nhiều vào sự liên kết giáo dục với lực lượng xã hội, trong đó gia đình học sinh là yếu tố phải lưu tâm đầu tiên.
- Nhiệm vụ của GVCN lớp phối hợp của GVCN lớp với gia đình học sinh đã được quy định tại Điều lệ trường trung học (2007) “Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh…trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
- Tóm lại, nếu GVCN phối hợp chặt chẽ linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp, hình thức liên kết trên với gia đình học sinh sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng học sinh và gia đình ở từng địa phương thì việc giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao.
- Nội dung phối hợp của GVCN lớp với gia đình học sinh -GVCN có kế hoạch định kì thông báo cho gia đình HS biết kết quả hoặc học tập tu dưỡng, lao động.
- GVCN huy động tiềm năng trí tuệ và khả năng của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện HS, đặc biệt là giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, phòng chống các tệ nạn xã hội và hướng nghiệp.
- GVCN thay mặt nhà trường, vận động cha mẹ học sinh cùng chăm lo xây dựng cơ sở vật chất để giáo dục con em như: đóng góp công sức, tiền của sửa chữa, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, gây quỹ khuyến học - GVCN tư vấn, bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ về kiến thức tâm lí, phương pháp phương pháp giáo dục để cùng nhà trường giáo dục con em.
- Hình thức phối hợp của GVCN với cha mẹ học sinh Họp phụ huynh học sinh, Sổ liên kết giáo dục (sổ liên lạc), Qua chi hội cha mẹ học sinh và cán bộ học sinh, Đến thăm và trao đổi với gia đình học sinh, Mời cha mẹ học sinh đến trường trao đổi trực tiếp 2.
- Thực trạng sự phối hợp giáo dục giữa GVCN và gia đình học sinh THPT ở HN Nhóm nghiên cứu đã xây dựng Phiếu thăm dò ý kiến dành cho Giáo viên, Học sinh và Phụ huynh học sinh và đã tiến hành thăm dò ý kiến tại các lớp 10, 11 trường THPT Trần Phú, Việt Đức và Nhân Chính- Hà Nội.
- Thực trạng về mối quan hệ giữa học sinh với GVCN và gia đình: Khi gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hay học tập, có 74,7% HS thường tâm sự với bạn bè, ít khi nói chuyện với gia đình và rất ít hoặc không bao giờ trao đổi với GVCN (65,8.
- Điều đó chứng tỏ GVCN vẫn chưa thực sự gần gũi để hiểu học sinh.
- Về cách nhìn nhận của GV, Phụ huynh và HS trong việc đánh giá mức độ quan trọng về việc phải phối hợp GVCN – GĐHS: Theo điều tra có 92% GV đánh giá việc cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, Đa phần phụ huynh đều nhận thức rất rõ vai trò của mình trong việc phối hợp với nhà trường và GVCN vì sự tiến bộ của con em mình và rất kì vọng ở con em mình.
- Về việc GVCN mời phụ huynh đến gặp mặt thì có 28,7% học sinh cho rằng đó là cần thiết cho bản thân, gồm cả các em đã từng bị mời phụ huynh.
- a.Họp phụ huynh Có 93,6% phụ huynh tham dự tất cả các buổi..Trường hợp phụ huynh không đến do không quan tâm (khoảng 5%) Đa số.GVCN (80%) đều chọn cách chỉ thông báo chung về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, và chú trọng nhận xét một số học sinh có thành tích nổi bật, tốt hoặc là các biệt.
- Nếu phụ huynh muốn biết thêm thông tin thì có thể trực tiếp trao đổi lại.
- Tuy nhiên 28% phụ huynh vẫn cho rằng các chủ trương, biện pháp mà GVCN đưa ra cần có sự trao đổi bàn bạc với phụ huynh..
- Hình thức sổ liên lạc và giấy báoTần suất trao đổi thường là 1 lần/tháng (tỉ lệ 52,94.
- Những giáo viên sử dụng hình thức này hầu hết đầu phát huy vai trò của cán bộ lớp, các tổ trưởng trong việc ghi chép và nhận xét.
- Có 75% phụ huynh đánh giá là đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu thông tin.
- Hiện nay Sổ liên lạc được thay bằng trao đổi trực tiếp qua điện thoại và qua phiếu báo khi có việc cần, thường là khi học sinh vi phạm kỉ luật và bị điểm kém hay có những lệch lạc.
- c.Hình thức mời phụ huynh đến gặp tại trường Có 58% GVCN thường mời phụ huynh đến trường khi học sinh có vi phạm kỉ luật hoặc sa sút trong học tập.
- GVCN thường chủ yếu trao đổi trước với học sinh về nội dung cuộc gặp, hoặc học sinh được tham gia (87.
- d.Qua các chi hội cha mẹ học sinh.
- Các trường phổ thông đều có Hội cha mẹ học sinh nhưng chưa phải là nơi để GVCN và các bậc phụ huynh chia sẻ các kiến thức và phương pháp giáo dục con em mình.
- Một số kết luận và kiến nghị.
- Đối với những giáo viên chủ nhiệm: Cần gần gũi học sinh hơn nữa.
- Các bậc phụ huynh đều mong muốn GVCN đánh giá đúng thực lực của học sinh, đưa ra những thông tin kịp thời để có thể có cách rèn luyện hiệu quả nhất đối với từng cá nhân học sinh.
- Người GVCN nên phối kết hợp cùng nhà trường và gia đình học sinh tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi bổ ích, duy trì kỉ cương nề nếp và các phong trào học tập, phòng chống tệ nạn xã hội, thu hút học sinh vào môi trường lành mạnh.
- 3.2.Đối với gia đình học sinh: Cần phát huy tính chủ động hơn nữa trong việc phối hợp giáo dục với GVCN và dành nhiều thời gian gần gũi, tìm hiểu những thay đổi tâm lý của con em mình, nên lắng nghe ý kiến của chúng và thẳng thắn trao đổi để sựu giáo dục đạt hiệu quả hơn.
- Mỗi bậc phụ huynh, mỗi gia đình và mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm đều có thể và hãy là người bạn lớn của các em.