« Home « Kết quả tìm kiếm

Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế.
- Hệ thống hóa những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính.
- Nghiên cứu thực trạng về trách nhiệm bồi thường trong dịch vụ bưu chính.
- Phân tích các phương thức và đề xuất về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính.
- Bưu chính.
- Bồi thường thiệt hại Content..
- Sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ bưu chính nói riêng trong những năm trở lại đây đã giúp cho người sử dụng ngày càng được thụ hưởng nhiều dịch vụ bưu chính có chất lượng cao hơn với chi phí cạnh tranh.
- Tuy nhiên, chính sự phát triển nhanh chóng này cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ cũng như đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh và thay đổi chính sách để đáp ứng được thực tế phát triển..
- Trong số đó, nhiều khiếu nại có liên quan đến giải quyết bồi thường từ khách hàng đối với dịch vụ bưu chính và chuyển phát, đặc biệt là dịch vụ chuyển phát nhanh.
- 1 Nguồn: báo cáo thống kê Vụ Bưu chính – Bộ Thông tin và Truyền thông.
- lý do chủ yếu cho tình trạng trên là do khách hàng không đồng tình với mức bồi thường của doanh nghiệp và cho rằng mức bồi thường là không thoả đáng..
- Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002 và Nghị định 157/2004/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh BCVT quy định Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ theo quy định.
- Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát được tự quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường nhưng không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định..
- Trên cơ sở thực tiễn và pháp lý trên, việc nghiên cứu quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường cho dịch vụ bưu chính là thực sự cần thiết cho hoạt động quản lý cũng như hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập hiện nay..
- Tình hình nghiên cứu.
- Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ra đời đã đặt nền tảng mang tính nguyên tắc về giới hạn trách nhiệm bồi thường.
- Trong đó, Pháp lệnh BCVT đã xác định đối tượng và các trường hợp được bồi thường, các trường hợp doanh nghiệp được miễn bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
- Tuy nhiên, đối với vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường thì hiện chưa có nghiên cứu và quy định cụ thể..
- Liên quan đến vấn đề và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính, thực tế có thể đã có một số nghiên cứu của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam về nội dung này.
- Bản thân chính các doanh nghiệp bưu chính hiện nay, cụ thể là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông cũng đã có nghiên cứu trước khi công bố mức bồi thường cho khách hàng.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhìn chung vẫn chưa được nghiên cứu dưới góc nhìn từ khách hàng, người sử dụng dịch vụ..
- Cho đến này, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ vẫn đang thực hiện các quy định về bồi thường như theo thông lệ chung, và theo các thoả thuận tương đối “áp đặt”.
- từ phía doanh nghiệp trong các Hợp đồng và quy định nội bộ về bồi thường thiệt hại..
- Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, cùng với thực tiễn công tác tại cơ quan quản lý chuyên ngành về bưu chính (Vụ Bưu chính), tôi cho rằng cần thiết phải có một nghiên cứu chuyên sâu về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường..
- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
- Bồi thường khi xảy ra thiệt hại là điều không mong muốn của cả nhà cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng dịch vụ.
- Thông thường, khi đề cập đến khía cạnh về bồi thường thiệt hại, một số vấn đề pháp lý cần đặt ra xem xét bao gồm:.
- Các trường hợp nhà cung cấp dịch vụ phải bồi thường.
- Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ được miễn trách nhiệm bồi thường;.
- Mức độ/ngưỡng thiệt hại được bồi thường;.
- Giá trị được bồi thường;.
- Mức giới hạn trách trách nhiệm bồi thường..
- Có thể thấy nghiên cứu về vấn đề bồi thường cũng là một vấn đề và phạm vi khá rộng.
- Bản thân các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng nhận thức được rằng một mức bồi thường hợp lý không chỉ thúc đẩy sự phát triển dịch vụ, tăng sức cạnh tranh mà bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng dịch vụ.
- Chính vì vậy nội dung được nghiên cứu trong Luận văn này không nằm ngoài mục đích xây dựng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường hài hoà lợi ích và mục tiêu quản lý của cả ba đối tượng: người sử dụng dịch vụ - cơ quan quản lý nhà nước – doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
- Đối với người sử dụng dịch vụ: nghiên cứu này hướng tới việc đề xuất mức giới hạn bồi thường hợp lý đảm, bảo quyền lợi tối thiểu của người sử dụng, nhằm tạo sự tin tưởng của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính;.
- Đối với doanh nghiệp cung cấp: nghiên cứu này hướng tới việc đưa ra một mức giới hạn trong phạm vi phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp.
- Đồng thời mức giới hạn bồi thường này sẽ là động lực để doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: nghiên cứu này hướng tới việc đưa ra một ngưỡng giới hạn bồi thường cụ thể, thông qua đó cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể thuận lợi trong việc kiểm tra giám sát cũng như phục vụ cho việc thẩm định cấp phép cho doanh nghiệp tham gia thị trường..
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn.
- Như đã phân tích trên, mục tiêu của Luận văn là hướng tới việc nghiên cứu và đề xuất mức giới hạn trách nhiệm bồi thường hài hoà được lợi ích của ba bên.
- Do vậy, phạm vi nghiên cứu của Luận văn này chỉ tập trung vào nghiên cứu các phương thức xác định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường và đề xuất mức giới hạn đạt được mục tiêu nêu trên.
- Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu giới hạn trách nhiệm bồi thường cho tất cả các dịch vụ bưu chính bởi dịch vụ bưu là dịch vụ rất dạng.
- Bản thân khái niệm dịch vụ bưu chính theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002 cũng quy định dịch vụ bưu chính là dịch vụ được cung cấp trên mạng bưu chính công cộng.
- Như vậy, có thể hiểu dịch vụ bưu chính gồm cả dịch vụ bưu chính truyền thống như thư tín, bưu phẩm, bưu kiện và các dịch vụ gia tăng cũng như dịch vụ tài chính bưu chính như chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn này chỉ giới hạn đối với các dịch vụ thu gom vận chuyển và phát bưu phẩm bưu kiện và dịch vụ chuyển phát nhanh, không bao gồm các dịch vụ tài chính bưu chính (tiết kiệm bưu điện, bào hiểm bưu điện) hay các dịch vụ bưu chính lai ghép (datapost)..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để đạt được các mục tiêu nêu trên, luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phổ biến sau:.
- Thứ nhất: phương pháp lồng ghép lý thuyết các môn học để phân tích, đánh giá mô hình đang được áp dụng để đưa ra hình thức áp dụng phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp này giúp cho việc tiếp thu, chọn lọc cũng như kế thừa các quy định trước đây phù hợp với yêu cầu nghiên cứu.
- Phương pháp này có vai trò hết sức quan trọng bởi nội dung nghiên cứu tiếp cận với các kinh nghiệm quốc tế và của các lĩnh vực khác..
- Kết cấu của Luận văn.
- Luận văn được kết cấu làm 04 (năm) chương.
- Bên cạnh những chương mang tính truyền thống như lý luận chung, phân tích thực trạng và đề xuất, do đặc thù của Luận văn tiếp cận vấn đề mới nên đòi hỏi cần có sự nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế cũng như kinh nghiệm từ các lĩnh vực tương tự khác.
- Chương I: Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính.
- Chương II: Thực trạng về trách nhiệm bồi thường trong dịch vụ bưu chính.
- Chương III: Phân tích các phương thức và đề xuất về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính.
- Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002.
- Nghị định 157 quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về bưu chính.
- Trang điện tử của Liên minh Bưu chính thể giới UPU: http://www.upu.int/.
- Trang điện từ của Bưu chính Nga: http://www.russianpost.ru/