« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về kỹ năng sống và về giáo dục kỹ năng sống


Tóm tắt Xem thử

- Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về kỹ năng sống và về giáo dục kỹ năng sống Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Thị Phương Loan K50 SP Ngữ Văn.
- Trần Anh Tuấn Trong cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đai, Kỹ năng sống (KNS) và giáo dục Kỹ năng sống (GDKNS)rất quan trọng và cần thiết để mỗi cá nhân có thể chủ động lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thiện mình, tồn tại và phát triển, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống hiện đại, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
- Đối với sinh viên sư phạm (SVSP), vừa với tư cách là người học trên ghế giảng đường Đại học, vừa là những nhà giáo tương lai tham gia trực tiếp vào việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ thì điều đó càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
- Đề tài “Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về Kỹ năng sống và về giáo dục Kỹ năng sống” là một phần trong đề tài “Nghiên cứu tích hợp Kỹ năng sống vào nội dung công tác thực hành - thực tập sư phạm ở Khoa sư phạm-ĐHQG Hà Nội nhằm chuẩn bị cho sinh viên thích ứng với thực tế giáo dục phổ thông hiện nay” của Ts.Trần Anh Tuấn.
- Trong báo cáo này, chúng tôi muốn khảo sát và phát hiện thực trạng nhận thức của Sinh viên Sư phạm (chủ yếu là K50) về KNS và Giáo dục KNS.
- Kỹ năng sống và giáo dục năng sống 1.1 Kỹ năng “là khả năng thành công trong công việc dự định tiến hành, trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, là khả năng, kinh nghiệm trong việc thực hiện 1 hành động trí tuệ hay nghệ thuật.
- Kỹ năng sống, tại hội thảo “Chất lượng giáo dục và Kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ, tổ chức tại Hà nội 10/2003 đã định nghĩa: “là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Kỹ năng sống là một khái niệm rộng, vừa là các giá trị sống vừa là cách thức đạt đến những giá trị đó của các cá nhân.
- Giáo dục KNS là những tác động có mục đích, có kế hoạch, chủ động hình thành cho người học (hs phổ thông/ sinh viên sư phạm) những giá trị và các KNS.
- Thực trạng nhận thức của Sinh viên Khoa Sư phạm về KNS và về Giáo dục KNS Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu Sv K50 Sp Ngữ văn SP Vật Lý, có 81 phiếu hợp lệ.
- Nội dung gồm 15 câu hỏi xoay quanh 2 nội dung chính, đó là KNS và hoạt động giáo dục KNS với h/s PT và SvSp.
- Một số kỹ năng chưa được đề cao như: Sử dụng vi tính, internet, các vấn đề toàn cầu… Có đến 42,5 % SV tự cho là chưa nắm vững.
- -Với tư cách là nhà giáo tương lai, kỹ năng bảo vệ môi trường, KN phòng chống ma túy_tệ nạn xã hội, KN bảo vệ SKSS vị thành niên, KN giao tiếp_ứng xử, KN an toàn giao thông và các hiểu biết luật pháp.
- Đây là những kỹ năng rất cần thiết của cả hs phổ thông lẫn SVSP.
- Song chỉ có khoảng 11% đến 19 % SV lựa chọn là “quan trọng, cần thiết nhất” Điều đó cho thấy SVSP chưa thực sự có sự đánh giá sâu sắc mức độ quan trọng của các kỹ năng sóng liên quan trực tiếp đến mình.
- các nguyên nhân khách quan, ở các bậc học PT, việc giáo dục KNS cho h/s đã được triển khai, song chưa thành một hệ thống mang tên “Giáo dục Kỹ năng sống” theo đúng nghĩa của nó.
- ở môi trường Đại học, Do đặc trưng của hình thức hệ đào tạo cử nhân Sư phạm của ĐHQGHN chỉ với 1 năm ở khoa Sư phạm, do có sự chia cắt về địa điểm, chương trình đào tạo, do vậy, vấn đề giáo dục KNS chưa trở thành một hệ thống chặt chẽ.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác: hình thức học tập nghèo nàn, chỉ chú ý đến kiến thức mà chưa chú ý đến kỹ năng, chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể về giáo dục KNS… 3.
- Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KNS và giáo dục KNS cho SvSP.
- Đa dạng hóa các hình thức giáo dục KNS cho SV, nhất là trong thực hành- TTSP.
- Đổi mới và đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục KNS phù hợp nhu cầu người học ở các đối tượng khác nhau.
- Phát triển các tài liệu giáo dục KNS cho SV.
- Đối với cá nhân Sinh viên Sư phạm: Luôn có tinh thần học hỏi, lĩnh hội kinh nghiệm sống, cập nhật các thông tin đời sống, trải nghiệm mình trong thực tế cuộc sống để trau dồi KNS