« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT Giáo viên hướng dẫn.
- Ngô Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền, Trịnh Thị Hằng Lớp: K50 Sư phạm Vật lý · Trong quy trình đào tạo kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng.
- Bản chất của kiểm tra đánh giá là thu thập các thông tin định tính và định lượng, xử lí các thông tin đó và xác định xem mục tiêu của chương trình đào tạo, của môn học đó có đạt được hay không và nếu đạt được thì ở mức độ nào.
- Kiểm tra đánh giá sẽ định hướng cách dạy của người thầy và cách học của người học sao cho có hiệu quả nhất.
- Ngoài ra, các thông tin khai thác được từ kết quả kiểm tra đánh giá sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh phương pháp dạy và của thầy và phương pháp học của trò, đồng thời giúp các nhà quả lí có những thay đổi cần thiết cho việc tổ chức quá trình đào tạo (như điều chỉnh chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy - học).
- Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục được đảng và chính phủ coi là quốc sách hàng đầu, để phát triển một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì kiểm tra đáng giá cần được coi trọng đúng mức.
- Để đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá hiện nay, xem xét xem kiểm tra đánh giá đã phù hợp và đáp ứng đựơc yêu cầu hay chưa chúng em đã chọn đề tài “Thực trạng kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông”.
- Để làm được điều đó chúng em đã xuống trường THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Tây để điều tra bằng cách thu thập các bài kiểm tra môn vật lí lớp 12.
- Qua đó chúng em đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm tra đánh giá, để kiểm tra đánh giá thật sự là một phương tiễn hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Từ các bài kiểm tra thu thập được, chúng em tiến hành phân tích theo ba bước sau.
- Xác định nội dung của những bài sẽ kiểm tra · Xác định mục tiêu kiểm tra theo các bậc nhận thức · Đối chiếu nội dung và mục tiêu đã đặt ra với nội dung đề kiểm tra thu thập được xem các đề kiểm tra đó đã bao trùm hết các nội dung cần kiểm tra chưa, đã đáp ứng được bao nhiêu mục tiêu đặt ra, trong đó có bao nhiêu mục tiêu bậc một bao nhiêu mục tiêu bậc hai.
- Từ đó đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của đề kiểm tra, nếu chưa đáp ứng được thì chúng em đề xuất một đề kiểm tra thay thế.
- Qua quá trình điều tra, nghiên cứu chúng em nhận thấy rằng việc kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông chưa bao quát được hết các mục tiêu cần kiểm tra, bài kiểm tra chưa bao quát được các nội dung và mục tiêu nhận thức của nội dung đó.
- Để kiểm tra đánh giá được hết các nội dung và mục tiêu đề ra theo chúng em cần thực hiện.
- Xây dựng mục tiêu cho từng bài học theo các bậc nhận thức.
- Tiến hành quá trình dạy - học, kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đó.
- Để chuẩn bị một bài kiểm tra tốt theo chúng em nên tiến hành theo các bước sau: 1.
- Xây dựng mục đích đánh giá.
- Xây dựng nội dung cần đánh giá.
- Xây dựng bậc nhận thức của các nội dung đó.
- Tổ chức kiểm tra.
- Muốn thực hiện được quy trình nêu trên thì giáo viên phải cụ thể hoá được mục tiêu dạy học, đưa ra mục tiêu đó đến với học sinh, lựa chọn cách thức kiểm tra phù hợp mà theo chúng em là nên chọn hình thức trắc nghiệm khách quan.
- Để nâng cao chất lượng của kiểm tra đánh giá chúng em xin đưa ra một số kiến nghị sau.
- Đưa nội dung kiểm tra đánh giá vào những giờ sinh hoạt chuyên môn, từng bước giúp giáo viên nhận rõ tầm quan trọng của quá trình này.
- Khuyến khích giáo viên ra đề kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm.