« Home « Kết quả tìm kiếm

KẾT HỢP TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN 10, TẬP 2.


Tóm tắt Xem thử

- KẾT HỢP TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN 10, TẬP 2..
- Lớp : K49 Sư phạm văn Một trong những yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã và đang thực hiện là cần tiến hành đồng bộ giữa mục tiêu,nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá.
- Đối với môn ngữ văn nói riêng và các môn trong chương trình phổ thông nói chung, trước đây người ta mới chỉ chú trọng đến hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm tự luận (TNTL).
- Hình thức kiểm tra bằng TNTL tuy đánh giá được khả năng lập luận, sáng tạo của học sinh nhưng không bao quát hết nội dung chương trình, phụ thuộc và chủ quan của người chấm.Do đặc trưng của môn Ngữ Văn.
- Đây là một môn học cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức lớn về khoa học xã hội, đồng thời phát triển năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ văn chương, khả năng lập luận, sáng tạo….Nếu chỉ sử dụng TNTL hoặc TNKQ thì sẽ không kiểm tra được học sinh một cách toàn diện.
- Do vậy, yêu cầu bức thiết hiện nay là phải kết hợp TNTL và TNKQ trong kiểm tra đánh giá Môn Ngữ Văn 10, tập 2.
- Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Kết hợp TNTL và TNKQ trong kiểm tra – đánh giá Ngữ văn 10, tập 2 làm đề tài nghiên cứu của mình.
- Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng của việc kết hợp TNTL và TNKQ trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 10, tập 2 ở trường phổ thông.
- Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng của việc kết hợp TNTL và TNKQ trong các hình thức kiểm tra đánh giá.
- Đối tượng khảo sát: Học sinh và giáo viên lớp 10 ở 3 trường.
- THPT Việt Đức, Hà Nội · THPT Yên Hòa, Hà Nội · THPT Từ Sơn Bắc giang Khái niệm kiểm tra - đánh giá Trong quá trình dạy học, kiểm tra – đánh giá là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này.
- Đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học, là mô tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ,tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả năng vận dụng củ kiến thức vào đời sống.
- Việc kiểm tra – đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học..
- Quy trình của việc kiểm tra đánh giá Thông thường trong quá trình đánh giá tri thức khoa học thì quy trình này gồm 5 bước.
- Xác định rõ mục đích, mục tiêu đánh giá.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí về nội dung đánh giá và các tiêu chuẩn cần phải đạt được tương ứng với mục tiêu dạy học đã được cụ thể hóa đến chi tiết.
- Thiết kế công cụ đánh giá và kế hoạch sử dụng chúng · Thu thập số liệu đánh giá · Xử lý số liệu · Báo cáo kết quả để rút ra kết luận về việc đánh giá và đưa ra những đề xuất về sự điều chỉnh quá trình dạy học.
- Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước.
- TNTL có hai loại: Tự luận tự do và tự luận theo cấu trúc.
- Trắc nghiệm tự luận có ưu điểm là đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn ngữ của chính mình.
- Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Câu trắc nghiệm đúng sai · Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- Trắc nghiệm ghép đôi.
- Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết Thực trạng của việc kết hợp gữa TNTL với TNKQ trong các hình thức kiểm tra đánh giá môn ngữ văn 10.
- Tổng quan: Qua việc điều tra hình thức kiểm tra đánh giá ở 2 trường THPT Việt Đức, THPT Yên Hoà chúng tôi nhận thấy: a.
- Hình thức kiểm tra miệng - 100% sử dụng trắc nghiệm tự luận.
- Hình thức kiểm tra 15 phút - Có sự kết hợp hài hoà giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan Một số đề xuất 1.
- Mục tiêu học tập Bài 1: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu Bài 2: Thư dụ Vương Thông - Nguyễn trãi Bài 3: Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi Bài 4: Nguyễn Trãi Bài 5: Nỗi thương mình trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) Bài 6: Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) Bài 7: Thái sư Trần Thủ Độ - Ngô Sĩ Liên Bài 8: Chuyện chức phán sử đến Tản Viên - Nguyễn Dữ Bài 9: Hồi Trống Cổ Thành – La Quán Trung Bài 10: Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ - Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
- Sự tương ứng của mục tiêu học tập với các hình thức kiểm tra đánh giá - Kiểm tra miệng: Sử dụng các mục tiêu bậc 1 và một số mục tiêu bậc 2 - Kiểm tra 15 phút: Sử dụng một số mục tiêu bậc 1 và bậc 2.
- Kiểm tra 1 tiết: Sử dụng một số mục tiêu bậc1, mục tiêu bậc 2 và bậc 3.
- Kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá trong một bài kiểm tra Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết bao gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan Phần 1: Trắc nghiệm ( 12 câu mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm, tổng cộng: 3 điểm) Phần 2:Tự luận (7 điểm)