« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ HIỆN TƯỢNG


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT VỀ HIỆN TƯỢNG LO ÂU - TRẦM CẢM Giảng viên hướng dẫn : TS.
- Một trong số đó là hiện tượng stress, hay còn gọi là hiện tượng lo âu, trầm cảm.
- Hiện tượng này rất dễ mắc phải, có thể do áp lực công việc, những biến cố bất thường trong cuộc sống, những sang chấn tâm lý, sự căng thẳng, sợ hãi kéo dài.
- Hơn nữa, một điều đáng lo ngại là hiện tượng này xảy ra ngày càng nhiều ở lứa tuổi vị thành niên (14 – 18 tuổi), lứa tuổi mà tâm lý của các em chưa ổn định và có nhiều khủng hoảng.
- Tuy nhiên, ở nước ta, hiện tượng trầm cảm mới chỉ được biết đến trong những năm gần đây nên vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức.
- Đa phần người dân, đặc biệt là trẻ vị thành niên, lứa tuổi hay gặp trầm cảm nhất, vẫn chưa có những hiểu biết cụ thể về hiện tượng này cũng như hậu quả và cách chữa trị nó.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là (1) đánh giá nhận thức của học sinh THPT về hiện tượng trầm cảm và (2) đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức.
- Qua nghiên cứu, chúng tôi thu được những kết quả sau: Tính phổ biến của bệnh trầm cảm trong nhóm học sinh : Khảo sát về tính phổ biến của bệnh trầm cảm, chúng tôi nhận thấy 75 em được hỏi đều biết đến, đã nghe về hiện tượng trầm cảm, chiếm tỉ lệ 100%.
- Trong số đó, số các em biết người đã từng mắc bệnh trầm cảm là 29 người, chiếm tỉ lệ 38,67% Nhận thức của học sinh về dấu hiệu bệnh trầm cảm So sánh với tiêu chuẩn DSM IV cho thấy các em học sinh đã nhận thức tương đối chính xác về các biểu hiện của bệnh trầm cảm khi số đông đã chọn các biểu hiện như lo âu, mất cảm xúc… nhưng các nhận thức này chưa thật đầy đủ, minh chứng là tỉ lệ chọn các biểu hiện như ngủ nhiều, ăn nhiều, chán ăn… thấp va một số biểu hiện không phải của bệnh trầm cảm như: hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi , chóng mặt, đua xe … cũng được lựa chọn tương đối nhiều.
- Nhận thức của học sinh về nguyên nhân bệnh trầm cảm.
- Yếu tố gia đình và nhà trường có tác động rất lớn đến tâm lý học sinh, đặc biệt chúng tôi nhận thấy rằng các em học sinh cho rằng yếu tố nhà trường: học tập căng thẳng, mâu thuẫn bạn bè là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến trầm cảm.
- Qua đây chúng ta rút ra một điều: áp lực của việc học tập hay nói một cách khác là chương trình giáo dục của ta chưa thật sự phù hợp đã tạo cho học sinh tâm lý căng thẳng, ức chế.
- Nhận thức của học sinh về hậu quả của trầm cảm Trên 50% số người chọn các hậu quả mà bệnh trầm cảm gây ra là: thể chất giảm sút (64.
- Như vậy các em đều ý thức được rằng hậu quả của bệnh trầm cảm là hết sức nặng nề, gây tổn thương cho thể chất cũng như tinh thần.
- Nhận thức của học sinh về các giải pháp trợ giúp người bị trầm cảm.
- Hầu như các em đều lựa chọn được phương pháp tối ưu đó là giới thiệu họ đến gặp các chuyên gia tâm lý, bác sỹ.
- Đó là sự nhận thức đúng đắn.Rất ít người chọn các giải pháp phi khoa học hay không làm gì cả.
- Nhưng qua điều tra chúng ta có thể nhận ra rằng số lựa chọn giải pháp thông báo với bố mẹ, thầy cô là chưa cao, có nghĩa rằng sự tin tưởng của các em vào sự hiểu biết của thầy cô và bố mẹ là không lớn.
- Nhận thức của học sinh về các giải pháp chống stress (do những học sinh được phỏng vấn đưa ra):.
- Tất cả các học sinh đều đưa ra các giải pháp chống stress của riêng mình, trong đó nhiều nhất là các hoạt động giải trí, đi du lịch.
- Giải pháp không yêu, tập trung vào việc học có 1,33%.
- Kết luận: Học sinh THPT tuy có nhận thức được về vấn đề trầm cảm nhưng mức độ hiểu biết còn chưa thật sự đầy đủ và đúng đắn, đa phần các em đã xác định được các biểu hiện đặc trưng và giải pháp giúp đỡ người bị trầm cảm, tuy nhiên vẫn nhiều em còn nhầm lẫn các triệu chứng mệt mỏi thông thường với triệu chứng của người bị trầm cảm.
- Mặt khác, các em đều cho rằng hậu quả của trầm cảm là rất to lớn và đã đưa ra các giải pháp chống trầm cảm rất hợp lý như chơi thể thao, giải trí, nghe nhạc, du lịch.
- Về phần giúp đỡ người bị trầm cảm, hầu hết các em đều đưa ra được giải pháp tối ưu nhất là tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia hay thầy cô, gia đình.
- Kiến nghị: Do phạm vi và số lượng của cuộc điều tra nhỏ nên chưa đại diện được cho toàn quốc nhưng cũng phần nào đánh giá được thực trạng hiểu biết của học sinh THPT về hiện tượng trầm cảm.
- Do đó chúng tôi có kiến nghị sau đây: Phổ biến kiến thức về rối loạn trầm cảm một cách rỗng rãi đến các trường THPT và THCS qua việc xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại các trường hay ở từng địa phương.
- Từ đó giúp các em có hiểu biết sâu sắc hơn về hiện tượng này, để các em có thể tự phát hiện mình hay bạn bè, người thân mắc trầm cảm và sẽ có phương thức ứng xử phù hợp.
- Cần có một chương trình nghiên cứu sớm, nghiêm túc để đánh giá chi tiết và chính xác hơn thực trạng nhận thức của học sinh về các rối loạn tâm lý, đặc biệt là trầm cảm.
- Kết quả chẩn đoán trầm cảm ở học sinh THPT Hà Nội.
- Trầm cảm ở học sinh thanh thiếu niên và một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan