« Home « Kết quả tìm kiếm

Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh và căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Nghiên cứu quy định về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh trong pháp luật Việt Nam hiện nay, đồng thời, liên hệ với thực tế một số vụ việc để tìm hiểu về việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh..
- Pháp luật Việt Nam.
- Luật kinh tế.
- Luật cạnh tranh..
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- Cạnh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Hoạt động cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trên mọi lĩnh vực.
- Vì vậy, việc xây dựng hành lang pháp lý tạo khuôn khổ cho hoạt động cạnh tranh là điều tất yếu..
- Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều quan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật nhằm chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng..
- Ngày Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật số 27/2004/QH11 về cạnh tranh (sau đây gọi tắt là Luật cạnh tranh) với 6 chương, 123 điều được xem là văn bản luật không nhỏ và có vai trò quan trọng trong định hướng hành vi cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.
- Luật cạnh tranh quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh… đã khỏa lấp được phần nào thiếu hụt của pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hiện tại..
- Một trong những vấn đề quan trọng và chiếm phần lớn nội dung Luật cạnh tranh là những quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật nhưng không biết mình đang vi phạm hoặc khi phát sinh vụ việc hạn chế cạnh tranh, việc giải quyết vẫn còn nhiều vướng mắc.
- Để kiểm soát được hành vi hạn chế cạnh tranh cũng như giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh tranh thì cần xác định được thế nào là hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Nhưng hiện nay, những căn cứ để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành và còn nhiều vấn đề cần được quan tâm.
- Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài "Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam".
- để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình..
- Tình hình nghiên cứu.
- Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh là một văn bản pháp luật khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật, nhưng thời gian gần đây, nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà khoa học.
- Đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này.
- Có thể liệt kê một số đề tài như: Dự án hoàn thiện môi trường kinh doanh VIE/97/016, Các vấn đề pháp lý và thể chế chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
- PGS.TS Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2001.
- PGS.TS Nguyễn Như Phát, Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí dân chủ và pháp luật.
- TS Bùi Ngọc Cường, Một số vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, ThS Nguyễn Ngọc Sơn, Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh.
- Ngoài ra, còn có nhiều bài báo nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như Luật học, Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật… Luật cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của một số dự án hỗ trợ thương mại đa biên Multrap III, Hội thảo "Pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh - kinh nghiệm EU và bài học cho Việt Nam.
- Nhìn chung, những công trình, bài viết đó thường đề cập đến việc đưa Luật cạnh tranh vào thực tiễn cuộc sống và thực tế cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
- Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam là chưa có.
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
- Luận văn đưa ra những kiến nghị với mong muốn sẽ đem lại những kết quả thiết thực trong việc hoàn thiện các quy định Luật cạnh tranh nhằm đảm bảo quyền tự do cạnh tranh nhưng không ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước.
- tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.
- Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị..
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các luận cứ khoa học và xuất phát từ thực tiễn, trên cơ sở đối chiếu, so sánh với quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh của một số nước trên thế giới để chỉ ra được căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam.
- Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả không đặt vấn đề nghiên cứu tất cả các vấn đề về Luật cạnh tranh cũng như hành vi hạn chế cạnh tranh, mà chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề:.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh và căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh;.
- Nghiên cứu quy định về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu.
- nghiên cứu cụ thể: phân tích các cơ sở lý luận.
- Từ đó, luận văn rút ra cơ sở lý luận để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh trong pháp luật Việt Nam..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh..
- Chương 2: Pháp luật về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng..
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cac quy định về căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh..
- Andrea F.Gagliardi Lạm dụng vị trí thống lĩnh và vấn đề tự do hoá, Kinh nghiệm châu Âu", Báo cáo tại hội thảo: Pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh - kinh nghiệm EU, bài học cho Việt Nam, ngày 22/9, Hà Nội..
- Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9 quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh, Hà Nội..
- Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- EU - Việt Nam MUTRAPIII (2009), Sổ tay Hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc.
- Hành vi hạn chế cạnh tranh, một số vụ việc điển hình của châu Âu (2009), Dự án hỗ trợ thương mại đa biên..
- Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên Một số vấn đề cơ bản của Luật cạnh tranh", Dân chủ và pháp luật, 6(147)..
- Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên Những vấn đề lý luận cơ bản của Luật cạnh tranh", Nhà nước và pháp luật, (9)..
- Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh châu Âu, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Luật cạnh tranh Canada - Một số hướng dẫn thi hành, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội..
- "Vụ K+ nhìn từ Luật cạnh tranh", Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online..
- Lê Nết Khái niệm kiểm soát kết nối thị trường đóng góp ý kiến cho nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cạnh tranh", Khoa học pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh, (3)..
- Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (2004), Luật cạnh tranh, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Sơn Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh năm Nghiên cứu lập pháp, 11(63)..
- Nguyễn Ngọc Sơn Xét xử về hành vi hạn chế cạnh tranh đầu tiên tại Việt Nam - không phải chuyện của một doanh nghiệp", http://dddn.com.vn, ngày 7/10..
- Stéphanie Yon Những nổ lực chống lại Cartel: Kinh nghiệm của Châu Âu", Báo cáo tại hội thảo: Pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh - kinh nghiệm EU, bài học cho Việt Nam, ngày 22/9, Hà Nội..
- Võ Duy Thái Xu hướng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh", Cổng thông tin điện tử Cục quản lý cạnh tranh..
- Trung tâm thông tin Khoa học Công Nghệ quốc gia, Tổng quan về xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu năm Hà Nội..
- Trường Đại học Luật - Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..
- Trường Đại học Ngoại thương (2009), Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.