« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU KÌ VỌNG CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU KÌ VỌNG CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GVHD: ThS.Trần Văn Tính SV :Đặng Diệu Hương, K 50 SP Sinh 1.
- Đặt vấn đề Trên thực tế công tác chủ nhiệm vẫn luôn là một vấn đề khó và nan giải.
- Các thầy cô giáo không những phải làm tốt nhiệm vụ dạy học, truyền đạt cho học sinh kiến thức, mà còn giữ vai trò tổ chức, quản lí cả một lớp học.
- Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này nhằm giúp những người GVCN lớp có thể hiểu hết và hiểu đúng những mong muốn từ phía học sinh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
- GVCN là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lý học sinh một lớp trong trường học.
- Xây dựng và phát triển tập thể học sinh.
- Giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức cho học sinh v.v.
- GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục · GVCN lớp là người quản lý, giáo dục học sinh, định hướng cho sự phát triển nhân cách học sinh · GVCN là người tổ chức tập thể h/sinh lớp thành lực lượng tự giáo dục.
- Một số kết quả nghiên cứu Những khó khăn của học sinh trong giao tiếp đối với GVCN lớp: Theo kết quả điều tra nghiên cứu các khó khăn được xếp theo thứ tự như sau ( Mức độ từ cao xuống thấp.
- GVCN lớp và học sinh không có nhiều thời gian để giao tiếp với nhau.
- Giáo viên và học sinh không hiểu nhau, không lắng nghe nhau.
- Giáo viên và học sinh không có ấn tượng tốt về nhau · GVCN luôn suy nghĩ, ưu tư khi giao tiếp với học sinh.
- GVCN còn chưa thực sự gần gũi với học sinh, chưa chia sẻ với các em.
- Mong muốn của học sinh về cách ứng xử của GVCN Theo kết quả điều tra nghiên cứu, mong muốn của học sinh về cách ứng xử của GVCN được xếp theo thứ tự như sau ( Mức độ từ cao xuống thấp.
- Đa số học sinh mong muốn GVCN lớp của mình công bằng trong cách đối xử, không phân biệt học sinh.
- GVCN luôn biết lắng nghe học sinh, không nên chỉ nhìn từ một phía mà đánh giá học sinh.
- GVCN phải luôn là người động viên khuyến khích học sinh, không thể hiện sự chán nản thất vọng khi học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ.
- Đánh giá mức độ cần thiết về các phẩm chất của GVCN Mức độ các phẩm chất được xếp từ cao xuống thấp · GVCN là phải có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình · GVCN có tình thương yêu đối với học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm cần có niềm tin vào sự thành công tương lai của học sinh (có thể hiện tại học sinh chưa giỏi.
- Giáo viên chủ nhiệm cần có sự kiên trì, nhẫn nại, đặc biệt là đối với học sinh chưa ngoan · Giáo viên chủ nhiệm cần có bản lĩnh, tự tin trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Giáo viên chủ nhiệm có tình yêu nghề dạy học · Giáo viên chủ nhiệm biết cách ứng xử hài hòa không chỉ trong nhà trường mà còn cả ngoài xã hội · Giáo viên chủ nhiệm cần có cách nhìn các vấn đề một cách khoa học (không phải là mê tín) khi giáo dục học sinh 4.
- Kết luận và đề xuất Từ kết quả nghiên cứu những kì vọng của học sinh đối vơi GVCN lớp.
- Tôi xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất giúp GVCN lớp giải quyết những khó khăn trong công tác chủ nhiệm để có thể hoàn thành tốt công việc của mình như sau: Về những khó khăn còn tồn tại · GVCN nên cố gắng dành nhiều thời gian xuống lớp, trao đổi, nói chuyện với học sinh để hiểu các em hơn.
- Quan tâm và gần gũi với từng học sinh của mình, chia sẻ với các em những khó khăn trong học tập cũng như trong những chuyện tình cảm · GVCN phải biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, không được nóng tính, quát mắng học sinh.
- GVCN nên lắng nghe học sinh.
- GVCN phải luôn củng cố lòng yêu nghề, yêu mến học sinh của mình.
- GVCN phải tôn trọng học sinh, không được áp đặt các em Trong giao tiếp với học sinh · GVCN công bằng trong đối xử, không thiên vị bất cứ học sinh nào · GVCN gần gũi hơn với học sinh, chia sẻ với các em về mặt tình cảm · GVCN nghiêm khắc trong công việc với học sinh và ứng xử theo đúng nguyên tắc · GVCN dứt khoát trong xử lí những vi phạm của học sinh · GVCN luôn động viên khuyến khích học sinh học tập Trong rèn luyện phẩm chất người giáo viên · Có tinh thần trách nhiệm cao · Có lòng yêu nghề, yêu trẻ · Có lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ · Khả năng ứng xử hài hòa trong và ngoài xã hội · Sự kiên trì, nhẫn nại trong giáo dục học sinh