« Home « Kết quả tìm kiếm

Danh mục tóm tắt luận án tiến sĩ


Tóm tắt Xem thử

- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG BÌNH ĐẲNG GIỚI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG BÌNH ĐẲNG GIỚI.
- Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Tuyết Ngày sinh Tên đề tài luận án: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới.
- Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62140501.
- Tóm tắt nội dung luận án:.
- Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án: Mục đích của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) ở một số trường đại học Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm tăng cường bình đẳng giới ở các trường đại học Việt Nam trong quản lý hoạt động NCKH.
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giải pháp quản lý có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường bình đẳng giới trong quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học Việt Nam.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: 1) Phương pháp phân tích tài liệu: Ngoài việc phân tích các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, luận án đã nghiên cứu và phân tích hồ sơ lưu trữ về tham gia NCKH của trên 500 cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2000 đến 2004.
- 2) Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được thực hiện ở 8 trường đại học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau trong khu vực Hà Nội.
- 3) Nghiên cứu trường hợp điển hình (case study): Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như những kinh nghiệm mà một số nhà khoa học nữ đã vượt qua để vươn lên trong con đường sự nghiệp khoa học của họ.
- 4) Phương pháp phỏng vấn sâu.
- 5) Phương pháp chuyên gia: Thu thập các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, NCKH, giới, làm chính sách.
- 6) Phương pháp xử lý số liệu: Ứng dụng phần mềm SPSS 13.0 (phân tích frequencies và logistic).
- 7) Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Đánh giá tính khả thi và cần thiết của các giải pháp đã đề xuất.
- Các kết quả chính của luận án: Luận án đã thu được những kết quả sau: Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý, về giới và về hoạt động NCKH, luận án đã xây dựng luận cứ khoa học để nghiên cứu về quản lý hoạt động NCKH theo định hướng bình đẳng giới.
- Bốn chức năng của quản lý cũng đã được lồng ghép và áp dụng vào lý thuyết quản lý hoạt động NCKH theo định hướng bình đẳng giới ở các trường đại học.
- Thông qua nghiên cứu, luận án đã đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học theo tiếp cận bình đẳng giới.
- Quá trình nghiên cứu đã giúp luận án xác định được những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện tăng cường tham gia NCKH của cán bộ nữ.
- Luận án đã sử dụng phân tích hàm hồi quy logistic để dự báo các yếu tố cá nhân ảnh hưởng có ý nghĩa đến hoạt động NCKH, kết quả phân tích cho thấy rằng yếu tố về giới, tuổi và đặc biệt là yếu tố về trình độ học vị là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến việc tham gia NCKH của cán bộ nữ.
- Những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn thông qua nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phép tác giả luận án đề xuất được những giải pháp quản lý đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Luận án đã xây dựng bốn nguyên tắc cần thực hiện khi đề xuất các giải pháp, theo đó ba nhóm giải pháp quản lý nhằm tăng cường bình đẳng giới trong quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học Việt Nam đã được đưa ra, đó là nhóm giải pháp tác động vào chính sách và cơ chế thực hiện.
- nhóm giải pháp tác động vào chiến lược của các trường đại học và nhóm giải pháp tác động vào việc tham gia và hỗ trợ tham gia NCKH, trong đó nhóm giải tác động vào chiến lược của các trường đại học được coi là nhóm giải pháp mang tính đột phá.
- Kết quả thu được của luận án giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách của ngành, các trường đại học có một hình dung toàn cảnh về bức tranh NCKH của cán bộ nữ và hướng giải quyết nhằm nâng cao vai trò vị thế của cán bộ nữ trong hoạt động này..
- Danh mục các công trình khoa học có liên quan đến luận án đã công bố.
- Nguyễn Thị Tuyết, 2003, “Vấn đề giới trong lãnh đạo và ra quyết định ở Việt Nam: hiện trạng và giải pháp”.
- Kỷ yếu Hội thảo Hội nghị cán bộ khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 8, tr.
- Nguyễn Thị Tuyết, 2003, "Bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam".
- Nguyễn Thị Tuyết, 2005, “Vai trò, vị trí của cán bộ giảng dạy nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học”.
- Nguyễn Thị Tuyết, 2006, “Phụ nữ và Khoa học: Những rào cản”, Tạp chí lao động và Xã hội, (288), tr.
- Nguyễn Thị Tuyết, 2006, “Nữ trí thức trong các trường đại học”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Tập XXII, số 2, tr.
- Nguyễn Thị Tuyết, 2007, “Nữ giảng viên đại học với hoạt động nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (4), quyển 17, tr.
- Nguyễn Thị Tuyết, 2007, "Xây dựng chiến lược tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam".
- Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Tập 23, Số 3.