« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ sở khoa học xác định chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh vùng Tây Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CÂY HỒ TIÊU GIAI ĐOẠN KINH DOANH VÙNG TÂY NGUYÊN.
- Phạm Văn Ban, Nguyễn Vũ Việt Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
- Tóm tắt: Cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chính của các tỉnh Tây Nguyên, chiếm tỷ lệ khoảng 51,6% diện tích hồ tiêu của cả nước, đã và đang trở thành cây “mũi nhọn chiến lược”, cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu của nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa.
- Nhu cầu nước của cây hồ tiêu kinh doanh khác biệt so với các loại cây trồng khác, giai đoạn phân hóa mầm hoa (xiết nước) có thời gian 30-45 ngày, thường không tưới, hoặc tưới với lượng rất nhỏ.
- giai đoạn ra hoa tạo quả thì cẩn phải tưới, nhưng tưới nhiều quá lại là nguy cơ tạo điều kiện cho bệnh chết nhanh, chết chậm của cây phát triển, điều đó cho thấy việc nghiên cứu tìm ra các giới hạn độ ẩm đất/mức tưới hợp lý trong mỗi giai đoạn sinh trưởng để cây phát triển bình thường, cho năng suất cao là cần thiết, bài báo cung cấp các cơ sở khoa học xác định chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu kinh doanh vùng Tây Nguyên góp phần phát triển bền vững cây hồ tiêu ở nước ta..
- Từ khóa: Cơ sở khoa học, tưới nước, hồ tiêu, Tây Nguyên, giới hạn độ ẩm đất..
- Hồ tiêu Việt Nam có diện tích khoảng 73.500ha, năng suất bình quân 2,16 tấn khô/ha, đứng thứ ba trên thế giới về diện tích, thuộc vào nhóm các nước có năng suất cao nhất.
- Hồ tiêu được trồng từ tỉnh Nghệ An vào các tỉnh phía Nam, vùngTTây Nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,6% diện tích..
- Cây hồ tiêu trồng chủ yếu trên đất dốc, là một loại dây leo có hoa, thân dài, nhẵn không.
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây tính từ khi trồng đến hết năm thứ 3, giai đoạn kinh doanh (bắt đầu cho thu hoạch) từ năm thứ tư trở đi.
- Cây hồ tiêu kinh doanh có 2 giai đoạn sinh lý khác biệt: giai đoạn phân hóa mầm hoa (người dân thường gọi là giai đoạn siết nước) và giai đoạn ra hoa, tạo quả, thu hoạch.
- giai đoạn phân hóa mầm hoa từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 5, giai đoạn này có sự phân hóa mầm hoa để phát triển thành hoa, chuyển quá trình sinh trưởng dinh.
- Cây hồ tiêu có nhu cầu nước không giống các loại cây trồng khác, đó là giai đoạn phân hóa mầm hoa không cần tưới từ 30-45 ngày, hoặc tưới 1 lượng rất nhỏ khi khô hạn kéo dài, ngược lại bất kỳ trong thời đoạn nào, nếu độ ẩm trong đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh chết nhanh phát triển, do vậy việc cấp nước tưới cho cây rất chú ý các đặc trưng trên..
- CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CÂY HỒ TIÊU Các nghiên cứu xác định chế độ tưới nước cho cây trồng phải dựa trên mối quan hệ giữa đất - nước - cây trồng - không khí, mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có một nhu cầu nước khác nhau..
- Căn cứ vào nhu cầu nước của hồ tiêu trong từng giai đoạn sinh trưởng nhằm hướng tới năng suất cao.
- Cây hồ tiêu kinh doanh có đặc điểm thực vật đặc thù riêng, mỗi vụ cây phát triển trải qua các giai đoạn từ ngay sau thu hoạch vụ trước là : phân hóa mầm hoa- nở hoa đậu quả- phát triển quả xanh- quả chín và thu hoạch.
- Trong mỗi giai đoạn phát triển cây có nhu cầu nước khác nhau, cho nên yêu cầu tưới nước khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cây, cụ thể:.
- a.Giai đoạn phân hóa mầm hoa:.
- Sau khi thu hoạch, trên các nách lá nhú ra các mầm hoa, các mầm hoa hình thành và lớn lên như cái cựa gà.
- Để cây ra hoa đồng loạt thì phải đợi cho mầm hoa phân hóa hoàn toàn tức là phải hình thành gié.
- Nếu chưa hình thành gié mà kích thích nó sẽ ra chỉ có lá, hoặc trường hợp ra hoa không đồng loạt, ra ít hoa, ở Tây Nguyên đa phần nguyên nhân là do cây chưa phân hóa mầm hoa mà đã phun kích thích hoặc bón phân để làm bông.
- cây, từ tạo mầm hoa hình thành hoàn toàn đến khi có cựa gà đều lưu ý việc hãm nước, chỉ tưới 1 lượng nhỏ cho cây đủ sống, kết hợp phun các thuốc gốc đồng hoặc booc đô để hãm lại khi cây hồ tiêu chỉ mới nhú cựa gà, nhú mầm..
- Khi hồ tiêu nhú cựa gà thì gần như mọi chuyện đã an bài rồi, ra hoa hay ra lá đã được xác định.
- Hình 1: Hình ảnh mầm hoa và cựa gà hồ tiêu Như vậy qua thực tế sản xuất hồ tiêu, giai đoạn phân hóa mầm hoa (người dân gọi là siết nước) có vai trò quyết định đến số lượng hoa của cây, cũng là tiền đề của năng suất quả sau này..
- Việc nghiên cứu xác định nhu cầu nước cho cây hồ tiêu trong giai đoạn này tập trung vào xác định ngưỡng độ ẩm tối đa và tối thiểu của đất, thời điểm bắt đầu và kết thúc giai đoạn hãm nước để đạt được số lượng hoa tối đa cho mỗi cây, các nghiên cứu này dựa trên cơ sở triển khai công thức thí nghiệm với các xử lý độ ẩm trong đất với ngưỡng thấp nhất (β min ) tới cao nhất (β max.
- Giai đoạn bung hoa, đậu quả:.
- Khi mầm hoa nhú cựa gà là đã hoàn thành phân hóa mầm hoa, bắt đầu giai đoạn nở hoa..
- Hình 2: Hình ảnh hoa hồ tiêu.
- Vào thời điểm tiêu ra hoa nếu gặp điều kiện ít mưa, độ ẩm thấp cần chủ động tưới để tăng độ ẩm cao bằng cách phun nước nhẹ vào không khí để tạo độ ẩm..
- Như vậy, giai đoạn này nhu cầu nước lớn, độ ẩm đất cao trong suốt giai đoạn, cần duy trì để ẩm thích hợp giúp hoa ra đồng loạt, nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học chế độ tưới giai đoạn này với ngưỡng thấp nhất (β min ) tới cao nhất (β max.
- Giai đoạn phát triển quả.
- Là giai đoạn hình thành quả và phát triển của vỏ, hạt hồ tiêu.
- Để cây phát triển đến quả phát triển đến hoàn chỉnh phải tưới nước đều đặn cho cây và trái phát triển tốt, nếu thiếu nước sẽ gây hiện tượng rụng quả, rụng lá, giảm năng suất, chất lượng hồ tiêu.
- Giai đoạn này việc tưới nước không chỉ cấp đủ nhu cầu nước mà còn giúp cho môi trường đất hòa tan các chất dinh dưỡng nuôi cây..
- Hình 3: Cây hồ tiêu giai đoạn ra hoa và quả.
- Trong giai đoạn này chế độ tưới có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô.
- trong mùa mưa chỉ tưới khi không mưa từ 5-7 ngày, vào mùa khô tưới thường xuyên để duy trì đủ ẩm cho cây..
- Việc nghiên cứu xác định độ ẩm thích hợp để dưỡng cây là hợp lý vừa năng suất cao vừa hạn chế phòng ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm.
- cây hồ tiêu..
- Giai đoạn quả chín và thu hoạch:.
- Cây hồ tiêu bắt đầu giảm nhu cầu về nước và dinh dưỡng.
- Cuối giai đoạn này, người trồng tiêu ngừng tưới khoảng 15- 20 ngày..
- chế độ tưới cho cây hồ tiêu trong suốt vụ có sự khác biệt giữa các giai đoạn, giai đoạn phân hóa mầm hoa yêu cầu hãm cây bằng duy trì độ ẩm ở mức cây không chết, sang đến giai đoạn nở hoa, thụ phấn yêu cầu độ ẩm đất cao để tạo thuận lợi cho hoa thu phấn đạt hiệu quả nhất, giai đoạn phát triển quả duy trì độ ẩm thích hợp cây dễ sử dụng, giai đoạn thu hoạch ngừng tưới.
- Những phân tích đánh giá trên sẽ giúp công tác nghiên cứu thí nghiệm xác định chế độ tưới hợp lý cây hồ tiêu có đủ cơ sở để thực hiện..
- Xác định độ ẩm hợp lý (độ ẩm giới hạn dưới cho phép và giới hạn độ ẩm trên) để tính mức tưới nước, không chỉ căn cứ vào tính chất thổ nhưỡng của đất và giai đoạn sinh trưởng cây trồng mà còn xem xét lồng ghép giải pháp phòng ngừa hạn chế lây lan bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu..
- Hệ thống rễ cây hồ tiêu.
- Như vậy, hệ thống rễ nằm nông, hấp thụ nước và dinh dưỡng, cho nên trong nghiên cứu chế độ tưới hợp lý sẽ lựa chọn tầng đất làm ẩm nằm trong tầng hoạt động chứa phần lớn bộ rễ từ 5-40cm, trong tầng đất này cây sẽ hút được hầu hết chất dinh dưỡng trong nước, nước sẽ.
- Hình 4: Hình ảnh rễ cây hồ tiêu b.
- Cây tiêu được trồng ở Tây Nguyên trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ phát triển trên đá bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám trên đá granit, đất phù sa, đất sét pha cát, miễn là đạt các yêu cầu cơ bản như: đất dễ thoát nước, có độ dốc, không bị úng ngập dù chỉ úng ngập tạm thời trong vòng 24 giờ.
- Bệnh chết nhanh, chết chậm.
- Hai bệnh chết nhanh, chết chậm hàng năm gây thiệt hai không nhỏ đối với người trồng tiêu, đặc điểm của 2 bệnh này liên quan trực tiếp đến ứ đọng nước mưa và độ ẩm đất cao..
- Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora spp gây ra.
- Mùa mưa khi ẩm độ trong vườn cao, nhất là những vườn tiêu trên nền đất vườn thấp, tình trạng ngập úng cục bộ trong vườn tiêu rất thích hợp để nấm bệnh lây lan và phát triển.
- Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện vệ sinh đồng ruộng kém, vườn không được thoát nước tốt, bón phân không cân đối..
- Ngoài ra, mức độ phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào thời tiết, giống hồ tiêu cũng như đất đai, phân bón.
- Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật tại Gia Nghĩa-ĐắkNông như sau:.
- Hình 5: Ảnh hưởng của lượng mưa đến tỷ lệ bệnh chết nhanh trong năm (Nguồn: Viện Bảo vệ thực vật).
- Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chết nhanh gia tăng trong mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm..
- Bệnh chết chậm hay còn gọi bệnh tiêu vàng lá, bệnh tuyến trùng… Bệnh chết chậm do sự kết hợp gây hại của tuyến trùng và nấm trong đất.
- Kết quả thống kê trên cũng cho thấy bệnh chết chậm phát triển mạnh trong mùa khô, từ tháng 11 năm trước, đến tháng 4 năm sau..
- Bệnh chết nhanh, chết chậm bấy lâu nay được.
- Tỷ lệ bệnh(%).
- Bệnh phát triển từ bộ phận rễ của cây nên các biện pháp chữa trị khó can thiệp trực tiếp được và tốn kém, vì thế cho nên áp dụng các biện pháp phòng trừ ngay từ đầu sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả cho căn bệnh gây ra..
- Theo Cục Bảo vệ thực vật, tính chất quyết định trong việc phòng bệnh, hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm là biện pháp canh tác phù hợp.
- Như v 6 :cây hồ tiêu ngoài yêu cầu chặt chẽ về tưới nước cũng cần quan tâm đến yêu cầu thoát nước cho cây..
- Cây hồ tiêu kinh doanh có nhu cầu nước khác biệt so với những cây trồng khác, độ ẩm đồng ruộng thích hợp giai đoạn phân hóa mầm hoa thấp hơn giai đoạn ra hoa tạo quả.
- Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần xiết nước (khoảng 30-45 ngày), hoặc gặp khô hạn kéo dài thì.
- phải cần tưới bổ sung cho cây một lượng vừa phải để cây phát triển, đủ phân hóa mầm hoa.
- giai đoạn ra hoa tạo quả cần tưới nước sao cho độ ẩm đất luôn nhỏ hơn độ ẩm bão hòa trong đất để ngăn ngừa bệnh cho cây.
- Vấn đề đặt ra xác định các giá trị (ngưỡng) phù hợp để cây phát triển bình thường cho năng suất.
- Tỷ lệ bệnh.
- Đất trồng cây hồ tiêu phải dễ thấm nước, tiêu thoát nhanh, ư cũng là cơ sở để xác định.
- chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu..
- Như vậy, khi nghiên cứu xác định chế độ tưới hợp lý cho cây hồ tiêu cần quan tâm đến các vâ ́ n đê ̀ đa ̃ phân ti ́ ch ở trên..
- Nghiên cứu ứng dựng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc..
- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam..
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và cơ chế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho một số cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao.
- Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu Đắc Lắc, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên..
- [4] Quy trình kỹ thuật-Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam, 2015, Cây hồ tiêu – quy trình kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch..
- [5] Lê Xuân Quang, 2010, Nghiên cứu chế độ tưới hợp lý cho cây ăn quả (cây thanh long) vùng khô hạn Nam Trung Bộ, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam..
- [6] 6-Bùi Công Kiên, 2016, Nghiên cứu thiết kế hệ thống thoát nước bề mặt và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước góp phần hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt