« Home « Kết quả tìm kiếm

Tình hình nghiên cứu lịch sử văn học phương Tây tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay


Tóm tắt Xem thử

- Tình hình nghiên cứu lịch sử văn học phương Tây tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
- Tóm tắt: Ở Việt Nam, nghiên cứu về lịch sử văn học phương Tây, các nhà nghiên cứu đã tổng kết theo các giai đoạn chủ yếu sau: văn học cổ đại Hy Lạp, văn học thời Phục hưng, văn học phương Tây thế kỷ XVII, văn học phương Tây thế kỷ XVIII, văn học phương Tây thế kỷ XIX, văn học phương Tây từ thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI.
- Nhìn chung, so với trước Đổi mới, việc nghiên cứu lịch sử văn học phương Tây ở Việt Nam đã trở nên phong phú, đa dạng hơn rất nhiều, cùng với đó là những cách nhìn mới mẻ, khách quan hơn.
- Bài viết trình bày tình hình nghiên cứu lịch sử văn học phương Tây tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay..
- Từ khóa: Văn học phương Tây, Lịch sử văn học, Hy Lạp cổ đại, Phục hưng, Nghiên cứu văn học.
- Văn học phương Tây là một nền văn học lớn - văn học của những nước ở hai bên bờ Đại Tây Dương, có nền kinh tế phát triển, chủ yếu là Tây Âu và Bắc Mỹ - có.
- ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn học thế giới nói chung và các nền văn học ở khu vực nói riêng.
- Tại Việt Nam, từ sau năm 1986, văn học phương Tây được tìm hiểu, nghiên cứu nhiều và được xuất bản, in ấn hàng loạt.
- tôi tìm hiểu tình hình nghiên cứu văn học phương Tây ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay dựa trên nguồn tài liệu khảo cứu tại Thư viện Khoa học xã hội..
- Tình hình nghiên cứu lịch sử văn học phương Tây.
- Trước đây, do điều kiện lịch sử ở Việt Nam, văn học phương Tây thường được nhìn nhận một cách phiến diện, tiêu cực..
- văn học phương Tây cùng các trào lưu tiên tiến bị xem nhẹ, bị coi là những hiện tượng văn nghệ tư sản “suy đồi”, “phản động”.
- Các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn cởi mở, đa chiều về văn học phương Tây, từ đó, một loạt sách và bài viết, trong đó có các công trình giới thiệu về lịch sử văn học phương Tây, được xuất bản.
- Theo Phùng Văn Tửu (2017), từ sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986, sự ra đời của một loạt công trình nghiên cứu về lịch sử văn học phương Tây, như bộ ba tác phẩm Văn học phương Tây do Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam chủ biên (3 tập, Nxb.
- Giáo dục cho thấy giới nghiên cứu đã chú ý đến bộ phận văn học Anh - Mỹ là mảng hầu như vắng bóng trong đầu những năm 60 của thế kỷ XX.
- Ông cho rằng, lúc này việc tiếp nhận văn học nước ngoài “chuyển qua một giai đoạn mới hết sức phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề phải suy nghĩ” (Phùng Văn Tửu .
- Có thể thấy sau năm 1986, nghiên cứu về lịch sử văn học phương Tây có một số công trình như: Văn học phương Tây của nhiều tác giả (Nxb.
- Giáo dục, 2003), Giáo trình văn học phương Tây từ cổ đại Hy.
- Lạp đến thế kỷ XVIII: Dành cho học viên ngành Ngữ văn hệ đào tại tại chức và từ xa của trường Đại học Sư phạm (2007), Giáo trình văn học phương Tây của Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi (Nxb..
- Ngoài ra, còn có một số công trình khái quát về một số nền văn học lớn của phương Tây như: Tiếp cận văn học Pháp của Liễu Trương (Nxb.
- Văn học, 2007), Tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XVIII và Tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XIX của Lê Nguyên Cẩn (Nxb.
- Văn học Âu - Mỹ thế kỷ XX do Lê Huy Bắc chủ biên (Nxb.
- Đại học Sư phạm, 2011), Văn học thế giới thế kỷ XX của Đỗ Xuân Hà (Nxb.
- Ở các tác phẩm mang tính khái quát này, các tác giả đã có những phân tích, nhìn nhận về lịch sử văn học ở một mức độ nhất định thông qua việc tổng kết thành tựu của một vấn đề, một thể loại, một giai đoạn lịch sử trong văn học phương Tây, trong đó chủ yếu là các giai đoạn lớn sau:.
- Văn học cổ đại Hy Lạp.
- đã khái quát bối cảnh xã hội, lịch sử cùng những thành tựu của nền văn học cổ đại Hy Lạp trong một số công trình văn học sử như: Văn học phương Tây do Lương Duy Trung chủ biên (T.1, Nxb.
- Giáo dục, 1990), Văn học phương Tây của nhiều tác giả (Nxb.
- Các tác giả đều nhận định rằng, nền văn hóa và văn học cổ đại Hy Lạp chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của nền văn minh tinh thần phương Tây.
- “Nền văn hóa, văn học đó đã mở đường cho sử học, triết học, thần thoại, anh hùng ca, kịch, thơ, văn hùng biện và cả kiến trúc, điêu khắc, họa, nhạc.
- ở phương Tây” (Nhiều tác giả, 2003: 9).
- minh Cret-Myxen (Crete-Mycenae) phát triển rực rỡ vào khoảng từ năm 2500 đến 1700 TCN., là cơ sở phát triển của văn học nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
- Theo các tác giả trong cuốn Văn học phương Tây (2003), “chính trên cơ sở xã hội này sẽ nảy sinh và phát triển một nền văn học nghệ thuật vô cùng phong phú và rực rỡ”.
- Các nhà nghiên cứu chia lịch sử văn học Hy Lạp thành ba thời kỳ lớn: (i) thời kỳ tối cổ (bắt đầu từ khi có những bút tích văn học đầu tiên đến thế kỷ V TCN.
- (iii) thời kỳ chủ nghĩa Hêlen (từ thế kỷ III đến thế kỷ I TCN.
- Văn học Hy Lạp cổ đại nổi bật lên những tên tuổi của các nhà thơ sáng tác trường ca, mà tiêu biểu nhất là Homère.
- Bên cạnh đó, bi kịch Hy Lạp cũng “là một thành tựu quan trọng bậc nhất của nền văn học Hy Lạp.
- Văn học thời Phục hưng.
- Văn học Phục hưng được tính từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Trong các công trình văn học sử như Văn học phương Tây do Lương Duy Trung chủ biên (Nxb.
- Giáo dục, 1990) hay Văn học phương Tây của nhiều tác giả (Nxb..
- Tinh thần phục dựng lại truyền thống văn hóa cổ đại là một bước ngoặt diễn ra trong mọi lĩnh vực, làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội phương Tây.
- “văn học nghệ thuật Phục hưng đã nở hoa kết quả, một mùa hoa quả tốt đẹp hiếm có”.
- Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù có những hạn chế, nhưng chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng vẫn là một cống hiến lớn đối với lịch sử tư tưởng con người, và “chính trào lưu tư tưởng tiến bộ này đã đem lại sức sống mới cho văn học nghệ thuật Phục hưng khiến cho con người khi tiếp xúc với nó cảm thấy mình như được ‘tái sinh’, được ‘sống lại’” (Nhiều tác giả .
- Văn học phương Tây thế kỷ XVII Văn học Pháp thế kỷ XVII với vị trí, tính chất và những thành tựu của nó đã được coi là đại diện cho văn học phương Tây thế kỷ này.
- Bởi vậy mà trong công trình Văn học phương Tây (Nhiều tác giả, 2003), sau phần viết về văn học Phục hưng và trước phần viết về văn học phương Tây thế kỷ XVIII, không có phần viết về văn học phương Tây nói chung thế kỷ XVII mà thay vào đó là văn học Pháp.
- Các tác giả đã đánh giá cao vai trò của văn học và chủ nghĩa cổ điển Pháp trong tiến trình văn học phương Tây và thế giới..
- Các nhà nghiên cứu chỉ ra ba dòng văn học thời kỳ này, đó là văn học kiểu cách, văn học hiện thực dung tục và văn học cổ điển chủ nghĩa.
- Trong đó, dòng văn học chính thống của văn học Pháp thế kỷ XVII là dòng văn học cổ điển chủ nghĩa: “nói đến thành tựu lớn của văn học Pháp thế kỷ XVII, chủ yếu là nói đến dòng văn học cổ điển chủ nghĩa” (Nhiều tác giả .
- thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của văn học Pháp.
- Có thể thấy, văn học phương Tây thế kỷ XVII mà đại diện tiêu biểu là văn học Pháp đã có những thành tựu đáng kể, trong đó chủ nghĩa cổ điển đóng vai trò quan trọng..
- Văn học phương Tây thế kỷ XVIII Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là thế kỷ đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây, được mệnh danh là thế kỷ Ánh sáng, mà văn học trước kia chưa từng có một thời kỳ nào sôi động như trong thế kỷ này..
- Tuy tính chất mỗi nước khác nhau, nhưng nhìn chung phương Tây thế kỷ XVIII vẫn mang một nét nổi bật chung, đó là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt chống phong kiến.
- Ông cho rằng, văn học phương Tây thế kỷ XVIII được giới hạn giữa hai thời đại văn chương lớn: phía trước, trong thời kỳ đã qua, là chủ nghĩa cổ điển và phía sau, nơi thời đại sắp đến, là chủ nghĩa lãng mạn.
- Các tác giả trong công trình Văn học phương Tây (2003) thì cho rằng, văn học phương Tây thời kỳ này mang những nét cơ bản chung, nhưng do tình hình phát triển riêng ở từng nơi nên văn học mỗi nước lại có những màu sắc riêng biệt.
- Do đó, các tác giả tập trung phân tích tình hình xã hội và đặc điểm văn học của một số nước khác nhau (Anh, Pháp, Đức), qua đó tổng kết các thành tựu văn học các nước này: văn học Anh xuất hiện các tên tuổi như Richardson, H.
- văn học Pháp với các kịch gia A.R.
- văn học Đức với Gottsched, Lessing, Herder, Klinger, Sile….
- Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong văn học phương Tây thời đại này chính là tiểu thuyết.
- Theo Lê Nguyên Cẩn (2014a), việc sử dụng phổ biến ngôi thứ nhất trong trần thuật ở các tác phẩm văn học thời kỳ này nói chung và tiểu thuyết nói riêng không phải là một sự sử dụng tùy hứng hay ngẫu nhiên mà nó mang tính lịch.
- Nhìn chung, văn học phương Tây thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển rực rỡ, vượt bậc, trong đó văn học các nước đều có những thành tựu và dấu ấn riêng của mình..
- Văn học phương Tây thế kỷ XIX Các nhà nghiên cứu cho rằng thế kỷ XIX là một thời kỳ nhiều biến động của phương Tây.
- Văn học phương Tây thế kỷ XIX bao gồm nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu với nhiều tác giả nổi tiếng thế giới, trong đó hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán, hình thành hầu hết ở các nước phương Tây..
- Theo các nhà nghiên cứu, “văn học các nước đều có đặc điểm chung và những sắc thái riêng do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và sự kế thừa truyền thống văn nghệ dân tộc của mỗi nước quy định” (Nhiều tác giả do đó, trong một số công trình, các tác giả đã giới thiệu nền văn học của một số nước riêng lẻ, như: Pháp với các đại diện như Chateaubriand, Lamartine, A.
- văn học Đức với Henrich Heine, Friedrich Hebbel…;.
- văn học Anh với Walter Scott, George G..
- văn học Mỹ với Washington Irving, Fenimore Cooper, N.
- Văn học phương Tây từ thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI.
- Ngoài các công trình văn học sử đã nêu của Lương Duy Trung, Lê Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào.
- đã trình bày từng giai đoạn cụ thể của văn học phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến nay, còn có một số công trình khác bàn riêng về lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XX, ví dụ như Văn học thế giới thế kỷ XX của Đỗ Xuân Hà (Nxb.
- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006), Văn học Âu - Mỹ thế kỷ XX do Lê Huy Bắc chủ biên (Nxb.
- Phùng Văn Tửu trong cuốn Cách tân nghệ thuật văn học phương Tây (Nxb.
- Khoa học xã hội, 2017) cũng bàn nhiều về kịch phương Tây thế kỷ XIX, XX..
- Trong một số công trình nghiên cứu văn học sử phương Tây, các nhà nghiên cứu mới chỉ giới thiệu các tác gia, tác phẩm lớn trong giai đoạn này, như cuốn Văn học phương Tây: Thế kỷ XX do Phùng Văn Tửu chủ biên (T.3, Nxb.
- Giáo dục, 1992) hay trong cuốn Văn học phương Tây của nhiều tác giả (Nxb.
- Giáo dục, 2003), trong phần trình bày về văn học thế kỷ XX, các tác giả chỉ đề cập đến một số gương mặt nhà văn tiêu biểu đại diện cho văn học thế kỷ này, là Bernard Shaw, Franz Kafka, Bertolt Brecht, Ernest Hemingway, Albert Camus, Samuel Beckett, Eugène Ionesco và Louis Aragon..
- Qua đó cũng có thể hình dung được diện mạo của văn học phương Tây thế kỷ XX, bởi những đóng góp to lớn, mang tính đột phá của các nhà văn này.
- Tuy nhiên có thể thấy trong nhiều cuốn văn học sử, phần khái quát về văn học phương Tây giai đoạn này vẫn còn là một khoảng trống..
- Ngoài ra, thế kỷ XX ở phương Tây cũng là thế kỷ của các trào lưu văn học hiện đại, nên ngoài các cuốn văn học sử kể trên thì cũng có một số công trình tổng kết thành tựu về mặt lý luận của văn học phương Tây giai đoạn này, như cuốn Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại của Phương Lựu (Nxb.
- Giáo dục, 1999), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại của Đặng Anh Đào (Nxb.
- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001), Diện mạo phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX của Lê Nguyên Cẩn (Nxb.
- Các cuốn sách này đã cố gắng mô tả “gương mặt lý luận phê bình phương Tây trong thế kỷ này” (Phương Lựu tuy chưa đầy đủ.
- Phương Lựu (2001) cho rằng, nền lý luận phê bình phương Tây vốn đã có truyền thống phong phú đến thế kỷ này trở nên diễn biến phức tạp với 3 đặc điểm: một nền lý luận phê bình đổi mới triệt để.
- Từ sau năm 1986, việc nghiên cứu văn học phương Tây nói chung và nghiên cứu văn học sử phương Tây nói riêng tại Việt Nam đã mở ra một giai đoạn mới, cởi mở, phong phú, đa dạng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.
- Tiếp thu những thành tựu văn học phương Tây, văn học Việt Nam cũng từng bước phát triển, hội nhập vào văn học khu vực và thế giới.
- Bởi giống như nhiều nền văn học khác, Việt Nam “trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế hiện nay, do đầu tàu là phương Tây, nền văn minh, văn hóa của các dân tộc ngoài phương Tây không thể cứ là những toa tàu khép kín, không thẩm thấu, không giao lưu với phương Tây”.
- Lê Huy Bắc (chủ biên, 2011), Văn học Âu - Mỹ thế kỷ XX, Nxb.
- Phan Quý Bích (2005), “Lý thuyết phương Tây và chúng ta”, Nghiên cứu Văn học, số 8..
- Lê Nguyên Cẩn (2014a), Tiểu tuyết phương Tây thế kỷ XVIII, Nxb.
- Lê Nguyên Cẩn (2014b), Tiểu tuyết phương Tây thế kỷ XIX, Nxb.
- Lê Nguyên Cẩn (2018), Diện mạo phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb.
- Nguyễn Văn Dân (2013), Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật, Nxb..
- Đỗ Xuân Hà (2006), Văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb.
- Phương Lựu (1999), Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, Nxb.
- Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb.
- Nhiều tác giả (1992), Văn học phương Tây, Nxb.
- Nhiều tác giả (2003), Văn học phương Tây, Nxb.
- Lương Duy Trung (chủ biên, 1990), Văn học phương Tây, tập 1, Nxb.
- Liễu Trương (2007), Tiếp cận văn học Pháp, Nxb.
- Phùng Văn Tửu (chủ biên, 1992), Văn học phương Tây: Thế kỷ XX, tập 3, Nxb..
- Phùng Văn Tửu (2017), Cách tân nghệ thuật văn học phương Tây, Nxb

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt