« Home « Kết quả tìm kiếm

chính sách đối ngoại Nga


Tóm tắt Xem thử

- Biên dịch: Vũ Thanh Bình| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp ©Dự án Nghiencuuquocte.net.
- 1 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NGA: KẾ THỪA TRONG THAY ĐỔI Nguồn: Andrew C.
- Biên dịch: Vũ Thanh Bình | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Sự quay trở lại cương vị tổng thống của Vladimir Putin sắp diễn ra trong năm 2012 đang làm trỗi dậy nhiều câu hỏi về tương lai chính sách an ninh và đối ngoại của Liên bang Nga cũng như mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ.
- Putin sẽ tìm cách tiếp nối và thực hiện các mục tiêu chương trình hiện đại hóa của Tổng thống hiện nay - Dmitri Medvedev- tới mức độ nào? Phải chăng Putin sẽ cải cách hệ thống chính trị theo chiều hướng đa nguyên và phi tập trung hóa quyền lực? Phải chăng quá trình “tái điều chỉnh” mối quan hệ Hoa Kỳ - Nga sẽ kéo dài? Ngay cả khi những vấn đề này nổi lên thì sự quay lại vị trí tổng thống của Putin cũng sẽ không làm thay đổi lớn đường lối đối ngoại của Matxcơva.
- Một số người cho rằng Putin không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát chính sách đối ngoại Nga, và điều đó có thể là sự thật.
- Nhưng ngay cả khi điều đó là sự thật, thì vẫn còn có những nguyên nhân sâu sắc hơn thuộc về mặt cấu trúc đang thu hút các cuộc tranh luận trong giới tinh hoa Nga về chính sách đối ngoại và vị trí của Nga trên trường quốc tế - và điều này chiếm vai trò quan trọng hơn trong việc giải thích vì sao sự quay trở lại của Putin sẽ không mang lại một sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Nga.
- Những người theo chủ nghĩa Tự do, Cân bằng và chủ nghĩa Dân tộc Tầm mức đa dạng trong các cuộc tranh luận về bản sắc dân tộc và những thành quả cốt lõi từ chính sách đối ngoại của Nga có cội nguồn từ năm thành tố của lịch .
- 1 Thứ nhất, vẫn tồn tại một niềm tin lâu bền rằng nước Nga là một siêu cường và phải được đối xử như vậy.
- Thứ hai, nền chính trị quốc tế, về bản chất, là một cuộc cạnh tranh sinh tồn (theo tư tưởng của Darwin và Hobbes) mà trong đó chính trị lấy các nhà nước theo chủ nghĩa hiện thực và hiện thực mới làm trung tâm mang tính chủ đạo.
- Thứ ba, nước Nga từ thời Peter Đại đế 300 năm trước cho đến Putin và Medvedev ngày nay vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức nhằm “bắt kịp” những thành tựu kinh tế, kỹ thuật và quân sự của các đối thủ cạnh tranh.
- Thứ tư, các chiến lược liên quan tới việc “bắt kịp” như thế nào lại căn cứ vào, tiếp tục xác định, và là những khía cạnh được tranh luận của bản sắc dân tộc Nga vốn nối kết trật tự kinh tế - chính trị trong nước với định hướng và ưu tiên của chính sách đối ngoại.
- Và thứ năm, cuộc tranh luận chủ yếu của ngày hôm nay và từ ít nhất là 200 năm qua xoay quanh vấn đề chủ nghĩa tự do phương Tây là mô hình thích hợp với nước Nga tới đâu, và theo đó nước Nga nên là một đồng mình gần gũi với phương Tây hay một số đối tác trong đó tới mức nào, nhằm giúp Nga đạt được các mục tiêu của mình.
- Một phân tích về các quan điểm, cương lĩnh dành cho chính sách đối ngoại của các đảng phái chính trị, tổ chức, các viện nghiên cứu tư vấn chính sách (think-tank) hàng đầu và từ những chuyên gia nổi bật đã đưa đến ba quan điểm chính yếu về những xu hướng toàn cầu quan trọng nhất và cách chính sách đối ngoại của Liên bang Nga nên được hình thành như thế nào.
- Những người theo trường phái tự do thân phương Tây ủng hộ cải cách nhiều hơn nữa hệ thống chính trị của Nga, xem các nền dân chủ thị trường phương Tây như là một hình mẫu và muốn xích lại gần hơn với châu Âu và Mỹ.
- Những người ủng hộ quan hệ cân bằng với các cường quốc thì thúc đẩy một chính sách đối ngoại đa chiều không quá bị trói buộc vào sự phát triển chính trị và kinh tế của Nga.
- Những người theo chủ nghĩa dân tộc có khuynh hướng qui cho nước Nga một nhiệm vụ đặc biệt trong quan hệ quốc tế, kêu gọi một sự kết hợp thống nhất, nếu không phải là thống trị, các nước nước láng giềng đã từng một thời nằm trong Liên bang Xô-viết.
- Vài trường phái tư tưởng có thể mang các đặc trưng của những quan điểm khác và một vài nhóm nhỏ trong các trường phái tư tưởng khác nhau lại có thể đóng vai trò nền tảng cho việc xây dựng liên minh tư tưởng - chính trị về các vấn đề chính sách đối ngoại cụ 1 Xem Anders Aslund & Andrew C.
- Các nguồn gốc tư tưởng và nền tảng lý thuyết của những quan điểm chính trị này đã tồn tại ít nhất là 200 năm qua ở Nga trong cuộc tranh luận về bản sắc và vai trò của nước Nga trên thế giới và sự tương tác của nó với phương Tây.
- Những người theo chủ nghĩa ái Slavơ (Slavophile) là tiền thân lịch sử của những người theo chủ nghĩa dân tộc – họ nhấn mạnh đặc trưng của nền văn minh Nga dựa trên các truyền thống cộng đồng Chính thống giáo Slavơ, trái ngược với nền văn minh phương Tây xa lạ - trong khi những người ủng hộ Tây phương hóa thì lập luận rằng nước Nga nên bắt chước và học hỏi từ phương Tây.
- Bảng 1: Các nhóm nội địa chủ chốt là những ai? Các nhóm chủ yếu Các tiểu nhóm quan trọng Đại diện chính trị Các cơ quan có ảnh hưởng Những người theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây Các phong trào và đảng phái không có chân trong quốc hội, gồm: Yabloko.
- một bộ phận trong Viện hàn lâm Khoa học (IMEMO, ISKRAN) Nhóm cân bằng quyền lực Những người tự do thân phương Tây cũ Đa phần các cơ quan hành pháp của chính phủ.
- Đảng nước Nga thống nhất, Đảng Công lý nước Nga.
- Các câu lạc bộ của Đảng Nước Nga thống nhất, Hội đồng chính sách quốc phòng và đối ngoại.
- một phần của MGIMO và Viện hàn lâm Khoa học Nhóm chủ nghĩa dân tộc Những người theo chủ nghĩa đế quốc mới.
- những người ủng hộ sự thống trị khu vực.
- những người theo chủ nghĩa dân tộc-sắc tộc Các đảng có chân trong quốc hội: CPRF và LDPR Nhiều trí thức độc lập.
- Viện nghiên cứu các quốc gia thuộc CIS Những người theo chủ nghĩa Tự do.
- Các truyền thống tư tưởng của những người ủng hộ Tây phương hóa là cội rễ của những người theo chủ nghĩa tự do của nước Nga hiện đại, kết hợp các khía cạnh của lý thuyết thể chế tự do với tư duy hiện thực.
- Một vài người theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây đầu những năm 1990 đã mô tả mục tiêu của họ .
- 4 không chỉ là một sự hội nhập với phương Tây mà còn là sự đồng hóa theo phương Tây.
- Đây là mục tiêu chính của chính sách đối ngoại trong năm đầu tiên (1992) của chính quyền Boris Yelsin, thời kỳ Yegor Gaidar làm quyền Thủ tướng.
- Ý tưởng của nhóm này cho rằng nước Nga nên để các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình phù hợp với các mục tiêu của phương Tây vì nhiều người hi vọng và trông đợi rằng nước Nga sẽ nhanh chóng trở thành một quốc gia phương Tây hoàn chỉnh.
- Trở thành một phần của phương Tây làm lu mờ đi rất nhiều hình ảnh truyền thống về một nước Nga cường quốc, và chủ quyền cũng như vai trò quốc gia bị suy giảm vì mục tiêu trở thành một nền dân chủ thị trường.
- Không lâu trước khi cánh tự do thân phương Tây nhất này bị mất đi sức hút trong nền chính trị Nga, việc nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nga, một vai trò lớn hơn cho nhà nước và mục tiêu về sự tái trỗi dậy của một cường quốc độc lập dần dần chiếm ưu thế trong các chính sách của nước Nga cũng như các cuộc tranh luận chính trị.
- Ngày nay, quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do đã bị cho là thứ yếu và quan điểm này chỉ gắn liền với các chính trị gia đối lập, những người không có ảnh hưởng đáng kể như Garry Kasparov, Boris Nemtsov hay Vladimir Ryzhkov.
- Khi quan điểm tự do của họ được nêu lên, chúng nhanh chóng bị gạt ra lề và thường bị xếp vào dạng đối lập “phi hệ thống” và có ít ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại.
- 2 Những người theo chủ nghĩa Cân bằng quyền lực.
- Để phục vụ mục đích của phân tích này, những người theo chủ nghĩa cân bằng quyền lực có thể hiểu là những người coi động lực của hệ thống quốc tế tập trung vào các nhà nước, chú tâm vào lợi ích quốc gia của Nga trong bối cảnh cân bằng quyền lực.
- Nói theo khuôn khổ lý thuyết quan hệ quốc tế thì có thể xem nhóm này là “những người theo chủ nghĩa hiện thực”, nhưng bởi lòng tin của họ vào vị thế của nước Nga như là một cường quốc là yếu tố cốt lõi cho bản sắc nhóm này nên chúng tôi nghĩ gọi họ là “những người theo chủ nghĩa cân bằng quyền lực” sẽ thích hợp hơn.
- Sự khác biệt chủ yếu giữa những người theo chủ nghĩa tự do và những người ủng hộ cân bằng quyền lực nằm ở chỗ những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng để nước Nga đạt được vai trò xứng đáng của nó như là một cường quốc 2 Xem Marlene Laruelle, ‘‘Inside and Around the Kremlin’s Black Box: The New Nationalist Think Tanks in Russia.
- 5 thì không nhất thiết làm giảm vị thế của phương Tây – cả hai có thể cùng tồn tại bình đẳng.
- Với những người theo thuyết cân bằng quyền lực, điều đó có nghĩa là phương Tây đang vượt quá vai trò của mình và nên nhường lại một ít vai trò cho Nga.
- Những người theo thuyết cân bằng quyền lực có nhiều đại diện chính trị và có ảnh hưởng đáng kể trong chính phủ.
- Có thể gọi những người theo chủ nghĩa cân bằng quyền lực ở Nga là những người theo chủ nghĩa hiện thực phòng thủ, họ ủng hộ duy trì một phạm vi ảnh hưởng tại các nước từng thuộc Liên Xô trước đây và cố gắng kiềm chế thế áp đảo toàn cầu của Hoa Kỳ.
- Một trong những phương pháp tiếp cận thay thế của những người theo thuyết cân bằng cường quốc là “đường lối chính sách đối ngoại độc lập” đã được nhà quan sát và phân tích chính trị Vyacheslav Nikonov nêu lên năm 2002.
- Lập luận này cho rằng trong lúc các nguyên tắc của Đồng thuận Washington gần như không phổ quát như đã từng được hy vọng, thì vẫn còn có nhiều giá trị phổ quát khác mà Nga có chung với phương Tây.
- 3 Những giá trị này nên được kết hợp trong một khuôn khổ đồng thuận toàn cầu mới – có thể phản ánh chính xác hơn sự cân bằng quyền lực mới mà trong đó nước Nga có thể theo đuổi đường lối riêng của mình nhưng sự tự nhận thức về một quốc gia độc lập của nước Nga sẽ không quá khác biệt với các đối thủ phương Tây.
- Nikonov cơ bản là một học giả và khung phân tích theo hướng chủ nghĩa hiện thực truyền thống của ông trở thành trung tâm của trào lưu tư tưởng chính thống về quan hệ quốc tế của nước Nga.
- 4 Sergey Karaganov, người đứng đầu rất có ảnh hưởng tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng, là một đại diện khác của nhóm này, cho dù nhân vật này có khuynh hướng khuyến khích nước Nga định hướng hướng về châu Âu hơn.
- Những người theo chủ nghĩa cân bằng quyền lực không chối bỏ kinh nghiệm của phương Tây và ủng hộ việc học hỏi từ phương Tây.
- Niềm tin của họ về sự hiện đại hóa nước Nga ở khía cạnh nào đó dựa vào truyền thống lịch sử được hình thành bởi Peter Đại đế.
- 6 tiếp nước ngoài và cạnh tranh thành công với phương Tây.
- Sự “phân cực” trên đấu trường quốc tế được coi là đương nhiên, chứ không phải là một góc nhìn phân tích có thể có.
- Họ cố gắng chơi trò chơi quyền lực nước lớn không chỉ trên sân khấu khu vực như phần lớn các nhà dân tộc chủ nghĩa vẫn làm, mà còn trên sân khấu toàn cầu (ví dụ như tại các diễn đàn G-8, G-20 và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc).
- Tuy nhiên, không như chính sách của Trung Quốc hiện nay, chính sách của Nga vốn dựa chủ yếu vào quan điểm của những người theo chủ nghĩa cân bằng quyền lực dường như đang tiếp cận nền kinh tế toàn cầu một cách thận trọng.
- Những người theo chủ nghĩa dân tộc.
- Nhóm được xác định một cách đại thể là “những nhà dân tộc chủ nghĩa Nga” có thể đặc biệt đối nghịch với các lợi ích của Mỹ và phương Tây.
- Nó gồm ít nhất là ba nhóm nhỏ, cụ thể là những người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc mới, những người ủng hộ phạm vi ảnh hưởng của Nga (sự thống trị khu vực của Nga đối với không gian hậu Xô-viết), và những người theo chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc.
- Nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc đang thách thức các đường biên giới chính trị của nước Nga hiện nay nhưng lại đưa ra các kết luận khác nhau về bản đồ kế tiếp cũng như những lựa chọn chính sách đối ngoại đáng mong muốn.
- Cốt lõi của những người theo chủ nghĩa đế quốc mới là khôi phục một quốc gia trong đường biên giới Liên Xô trước đây.
- Đảng chính trị có tầm ảnh hưởng nhất ủng hộ chủ nghĩa đế quốc mới trong suốt những năm 1990 là Đảng Cộng sản Liên bang Nga.
- Điểm cốt lõi của những người ủng hộ sự thống trị khu vực, nhóm nhỏ thứ hai, là xây dựng nhà nước trong đường biên giới của nước Nga ngày nay, cùng lúc khuất phục các quốc gia kế thừa khác và tạo nên một vùng đệm các quốc gia phụ thuộc và được bảo hộ xung quanh Nga.
- Cuối cùng, điểm chính yếu trong chương trình của những người theo chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc là thống nhất nước Nga với các cộng đồng người Nga sinh sống tại nước ngoài ở gần nước Nga và xây dựng một nhà nước Nga trong những vùng định cư của các sắc tộc Nga và Đông Slavơ khác.
- Những người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc mới và chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc ủng hộ việc vẽ lại đường biên giới chính trị nhưng theo các ranh giới khác nhau.
- 5 Cuộc thảo luận liên quan đến quan điểm của chủ nghĩa dân tộc Nga dựa một phần vào những tư liệu có trong Igor Zevelev, Russia and Its New Diasporas (Washington, D.C.: United States Institute of Peace Press, 2001.
- Các bài viết mang tính nền tảng đối với lĩnh vực nghiên cứu quốc tế.
- Các bài viết có nhiều ảnh ảnh hưởng trong lĩnh vực này.
- Các bài viết được đông đảo độc giả quan tâm.
- Sau khi dự án hoạt động ổn định, số lượng các bài dịch có chất lượng tăng lên, Nghiencuuquocte.net có thể tính tới việc hợp tác với các đối tác để biên soạn các tuyển tập bài dịch theo từng chủ đề nhất định và phát hành dưới dạng sách in hoặc ebook.
- Quy trình biên dịch và xuất bản Ban biên tập chịu trách nhiệm tuyển lựa (và xin phép các nhà xuất bản nếu cần) các bài viết để giao cho các cộng tác viên dịch.
- Các cộng tác viên cũng có thể chủ động đề xuất lên Ban Biên tập các bài viết mà mình muốn dịch.
- Sau khi có sự đồng ý của Ban Biên tập, cộng tác viên sẽ tiến hành biên dịch.
- Các cộng tác viên hoặc các cá nhân khác nếu đã dịch sẵn một bài viết/ chương sách nào đó cũng có thể gửi đến Ban Biên tập (kèm bản gốc tiếng Anh) để xem xét.
- Nếu đề tài phù hợp và chất lượng đạt yêu cầu, bài viết có thể được hiệu đính và xuất bản.
- Sau khi nhận được bản dịch, Ban Biên tập sẽ kiểm tra bước đầu chất lượng bài dịch.
- Nếu chất lượng không đạt (ví dụ sai quá nhiều, khó có thể hiệu đính, biên tập được một cách hiệu quả) thì bài dịch sẽ bị từ chối và trả lại người dịch.
- Trong trường hợp chất lượng thỏa đáng, bài dịch sẽ được chuyển tới các cộng tác viên phù hợp để kiểm định và hiệu đính.
- Nếu đạt yêu cầu, bài dịch sẽ được xuất bản trên website dự án.
- Xuất bản các bài dịch đã được công bố Ban biên tập hoan nghênh các cộng tác viên đóng góp các bài dịch đã được hiệu đính và xuất bản ở các nơi khác.
- Trong trường hợp đó, các cộng tác viên đảm bảo việc công bố các bài dịch đó trên Nghiencuuquocte.net đã được cho phép bởi các bên liên quan.
- Trong trường hợp vì lý do đặc biệt mà cộng tác viên muốn bỏ một phần nào đó của bài viết gốc thì phải thông báo và được sự đồng ý của Ban Biên tập.
- Bài dịch phải được đánh máy bằng font chữ Unicode, cỡ 12 pt, cách dòng 1,5, file MSWord không gửi bản pdf.
- Bài dịch phải sử dụng Bìa bài dịch theo mẫu thống nhất.
- Download template bìa bài dịch tại đây: Template Bia bai dich • Tên file: Tên người dịch + Tên bài viết gốc bằng tiếng Anh.
- Bài dịch sau khi hoàn thành gửi về địa chỉ: [email protected].
- Cộng tác với Nghiencuuquocte.net.
- 19 Do đây là một dự án phi lợi nhuận mới ở giai đoạn đầu và chưa có tài trợ nên chúng tôi kêu gọi sự tham gia tình nguyện của các cộng tác viên ở cả hai công đoạn biên dịch và hiệu đính.
- Nếu bạn quan tâm và muốn trở thành cộng tác viên của dự án, vui lòng điền vào mẫu đơn đăng ký tại: http://nghiencuuquocte.net/dang-ky-cong-tac/ Các cộng tác viên đăng ký, tùy vào quyết định của Ban Biên tập, có thể sẽ được đưa vào danh sách cộng tác viên luôn hoặc sẽ được gửi một đoạn trích từ một bài báo/chương sách (khoảng 1-2 trang) để dịch thử.
- Nếu đạt yêu cầu, chúng tôi sẽ đưa các bạn vào danh sách cộng tác viên và sẽ gửi bài cho các bạn biên dịch/ hiệu đính khi có bài phù hợp với chuyên môn của bạn hoặc theo đăng ký chủ động của bạn.
- Lưu ý: Việc bạn được gửi bài để dịch cũng như việc bạn nộp bài đã dịch không đảm bảo chắc chắn bài dịch của bạn sẽ được hiệu đính, biên tập và xuất bản.
- Lợi ích của việc trở thành cộng tác viên của Nghiencuuquocte.net.
- Được cấp giấy chứng nhận cộng tác viên (có thể đưa vào hồ sơ xin học bổng, xin việc làm) nếu đóng góp từ 2 bài dịch trở lên.
- Được nhận thù lao trong trường hợp dự án xin được tài trợ hoạt động hoặc bài dịch được sử dụng trong các ấn phẩm phát hành có thu phí.
- Bản quyền bài dịch Bản quyền đối với bản dịch được xuất bản cùng được chia sẻ bởi người dịch, người hiệu đính (nếu phải hiệu đính) và trang Nghiencuuquocte.net .
- Người hiệu đính: 35%, trang Nghiencuuquocte.net: 25%.
- Đăng tải, phát hành lại bài dịch từ nghiencuuquocte.net.
- Việc đăng tải lại trên cách trang mạng các bài dịch đã công bố trên website dự án phải ghi rõ nguồn và dẫn link tới bài viết gốc trên nghiencuuquocte.net .
- Trong trường hợp in ấn hoặc sử dụng các bài viết cho mục đích thương mại, các bên liên quan phải nhận được sự cho phép bằng văn bản của Ban Biên tập nghiencuuquocte.net.
- Dù nỗ lực tối đa trong nguồn lực cho phép để đảm bảo chất lượng của các bài dịch, nghiencuuquocte.net không chịu trách nhiệm về độ tin cậy, chính xác của các bài dịch cũng như những hậu quả có thể phát sinh từ việc trích dẫn, sử dụng lại nội dung của các bài dịch đó dưới bất kỳ hình thức nào.
- Miễn trừ trách nhiệm Trong khi trân trọng sự đóng góp của các cộng tác viên, Nghiencuuquocte.net và Ban Biên tập không thể chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với các tổn thất, thiệt hại về vật chất, tinh thần, thời gian, sức khỏe… có thể xảy ra đối với các cộng tác viên trong quá trình tiến hành cộng tác với dự án

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt