« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giáo viên mầm non tư thục tại Quận Đống Đa


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Đề xuất một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giáo viên mầm non tư thục tại Quận Đống Đa” Tác giả luận văn: Lê Quỳnh Trang Khóa: 2016B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Trần Thị Bích Ngọc Từ khóa: Động lực làm việc, giáo viên mầm non, mầm non tư thục quận Đống Đa Keyword: Motivation, preschool teacher, preschool at Dong Da district I.
- Lý do chọn đề tài Tạo động lực làm việc là một nội dung quan trọng trong quản trị nhân lực, tạo động lực giúp người lao động hăng hái, tích cực làm việc từ đó nâng cao năng suất lao động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và người lao động.
- Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho người lao động, mỗi công trình đều có những ý kiến đóng góp ý nghĩa đối với hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế đi lên, các gia đình cũng có điều kiện hơn trong việc chăm sóc trẻ cũng như nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non với tương lai con trẻ.
- Vấn đề quá tải của khối mầm non công lập tại các địa bàn là tiền đề tất yếu để các nhóm lớp cũng như các trường mầm non tư thục phát triển nóng trong thời gian chục năm trở lại đây.
- Do số lượng nhóm lớp và trường tư thục mở ra liên tục trong khi nguồn giáo viên có chất lượng không nhiều (thực tế là hiện nay đa phần giáo viên mầm non tư thục có trình độ không cao chủ yếu là trình độ trung cấp mầm non, nhiều trường hợp đã học xong ngành khác sau đó chọn học văn bằng hai mầm non như một phương án tránh thất nghiệp.
- hệ thống lương thưởng thấp trong khi thời gian làm việc dài (trung bình từ 10 tiếng đến 12 tiếng một ngày), công việc vất vả, giáo viên phải chịu áp lực từ nhiều phía như chính sách của bộ, ban, ngành, hệ thống quản lý trực tiếp, phụ huynh và các áp lực từ chính các học sinh mà giáo viên đang đứng lớp.
- do đó giáo viên mầm non nói chung và mầm non tư thục nói riêng sau một thời gian làm việc tỷ lệ bỏ nghề hoặc chuyển nghề tương đối cao.
- Từ các thực tiễn nêu trên và do tính chất công việc hiện nay tác giả đang trực tiếp tham gia vào việc quản lý và điều hành một nhóm lớp mầm non tư thục tại quận 1 Đống Đa nên có nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực đặc biệt là hoạt động tạo động lực làm việc cho giáo viên, để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao động lực làm việc của giáo viên.
- Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Đề xuất một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giáo viên mầm non tư thục tại Quận Đống Đa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nhận diện rõ các thành phần, khía cạnh động lực và tạo động lực làm việc.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên mầm non tại Quận Đống Đa.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: nghiên cứu trong phạm vi tại các nhóm lớp mầm non tư thục trên địa bàn Quận Đống Đa có quy mô nhỏ (khoảng 50 trẻ).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn và giải pháp xem xét đến năm 2020.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo tổng hợp của phòng giáo dục và các cơ sở mầm non quận Đống Đa.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng tạo động lực cho giáo viên mầm non và đánh giá mức độ hài lòng với nhu cầu và các chính sách tạo động lực của các chủ nhóm lớp, lãnh đạo ban ngành.
- Chương 1: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản liên quan đến tạo động lực cho người lao động.
- Một số học thuyết và mô hình tạo động lực cũng được trình bày trong chương này như học thuyết nhu cầu của Maslow, học thuyết kỳ 2 vọng Vroom, học thuyết ba nhu cầu McClelland...cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
- Những nội dung được trình bày ở chương 1 chính là phần cơ sở lý luận để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tại các chương tiếp theo.
- Chương 2: Luận văn đã phân tích hiện trạng nâng cao động lực làm việc cho giáo viên mầm non tư thục tại quận Đống Đa.
- Thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ dữ liệu khảo sát 12 nhóm lớp mầm non đại diện cho khối mầm non tư thục tại địa bàn quận, luận văn đã khái quát được các hiện trạng chung, phổ biến trong việc tạo động lực cho giáo viên.
- Chương 3: Luân văn phân tích chiến lược phát triển giáo dục mầm non của Nhà nước nói chung và quận Đống Đa nói riêng.
- Nội dung này cùng với những phân tích thực trạng tại chương 2 là cơ sở định hướng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho giáo viên mầm non tư thục trên địa bàn quận.
- Các giải pháp đưa ra đã bao gồm 2 nhóm giải pháp: giải pháp quản lý từ phía Nhà nước và giải pháp quản lý từ chính các các cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa.
- Kết luận Trong quá trình thực tế quản lý một cơ sở mầm non tư thục tại Quận Đống Đa, luận văn đã đánh giá trung thực các vấn đề của công tác tạo động lực tìm ra các điểm đạt được và những tồn tại để đề xuất các giải pháp để nâng cao động lực là việc cho giáo viên mầm non tư thục trong thời gian tới.
- Với khả năng còn hạn chế nên luận văn Đề xuất một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giáo viên mầm non tư thục tại Quận Đống Đa là một vấn đề khó khăn, phức tạp, chắc chắn kết quả nghiên cứu còn nhiều thiếu sót

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt