« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu kiến thức và thái độ của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ tại Cần Thơ năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trước can thiệp, gần 60%.
- NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI CẦN THƠ NĂM 2020.
- Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội.
- Việc nhận biết và phát hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can thiệp sớm là hết sức cần thiết và quan trọng, đặc biệt đối với giáo viên mầm non.
- Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ của giáo viên mầm non tại quận Ninh Kiều TP.
- Cần Thơ về rối loạn phổ tự kỷ.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả 104.
- giáo viên mầm non, công tác tại 43 trường ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Kết quả: 49,1% giáo viên trên 33 tuổi, 31% có kinh nghiệm giáo dục đặc biệt (GDĐB).
- Tỷ lệ giáo viên mầm non (GVMN) hiểu biết đúng kiến thức về trẻ tự kỷ ở mức trung bình đến tốt.
- tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức chung về RLPTK thấp nhất là 37% và cao nhất là 97%.
- có sự khác biệt về kiến thức nhận biết dấu hiệu báo động ở hai nhóm giáo viên có và không có kinh nghiệm giáo dục đặc biệt (p<0,001).
- Phần lớn các giáo viên có thái độ tích cực đối với trẻ, về thái độ cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ ở nhóm giáo viên <33 tuổi có thái độ đúng hơn (p<0,001).
- Kết luận: Kiến thức chung về RLPTK của giáo viên mầm non tương đối tốt và đồng đều ở các nhóm nhưng tỷ lệ về nhận biết dấu hiệu báo động chỉ đạt ở mức trung bình.
- Thái độ của giáo viên mầm non với trẻ tự kỷ phần lớn ở mức tích cực..
- Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỷ, giáo viên mầm non, kiến thức, thái độ..
- Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một rối loạn phát triển ảnh hưởng đến giao tiếp và hành vi..
- Với tỷ lệ ngày càng cao, Bộ Y tế đã xây dựng chính sách chương trình Quốc gia cho trẻ tự kỷ với mục đích quan trọng nhất là truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ để phát hiện và can thiệp sớm.
- Nhằm cung cấp kiến thức về các mốc phát triển bình thường, khái niệm, chẩn đoán, can thiệp và điều trị cũng như thay đổi thái độ của người chăm sóc.
- Giáo viên là trọng tâm của nhiều nghiên cứu gần đây liên quan đến kiến thức và thái độ đối với RLPTK vì là nhóm có khả năng làm việc và tiếp xúc nhiều nhất với trẻ..
- Phát hiện sớm trẻ tự kỷ có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện can thiệp sớm và hỗ trợ đạt hiệu quả,.
- Mặc dù giáo viên mầm non tiếp xúc với trẻ ở giai đoạn rất sớm, có thể nhận biết và cung cấp sớm các thông tin quan trọng nhưng ít được quan tâm ở nhiều nơi.
- Để hiểu rõ thực trạng về kiến thức, thái độ, chúng tôi thực hiện: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tư kỷ tại Cần Thơ năm 2020” với mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức và thái độ của giáo viên mầm non tại quận Ninh Kiều TP.
- Cần Thơ về rối loạn phổ tự kỷ..
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo viên mầm non (GVMN) đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ..
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: GVMN tham gia buổi tập huấn “Phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT cho trẻ 18-36 tháng tuổi tại thành phố Cần Thơ” ngày tại trường tiểu học Ngô Quyền..
- Tiêu chuẩn loại trừ: Giáo viên từ chối tham gia khảo sát hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích..
- Cỡ mẫu: Có tất cả 102 giáo viên mầm non tham gia vào nghiên cứu..
- Mỗi trường chọn ngẫu nhiên 2-3 giáo viên mầm non để tham gia buổi tập huấn và nghiên cứu..
- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá tỷ lệ kiến thức đúng, thái độ đúng của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ.
- Mối liên quan giữa nhóm tuổi, cấp học, giáo viên được đào tạo về chăm sóc đặc biệt, giáo viên có kinh nghiệm chăm sóc trẻ cần được giáo dục đặc biệt giáo viên mầm non với tỷ lệ kiến thức, thái độ đúng..
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập bằng bộ câu hỏi in sẵn gồm 28 câu hỏi: 7 câu về thông tin chung, 15 câu hỏi về kiến thức (từ B1 đến B15), 6 câu về thái độ (từ C1 đến C6)..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1.
- Thông tin chung của giáo viên mầm non.
- Thực trạng về kiến thức Bảng 3.2.
- Kiến thức chung về rối loạn phổ tự kỷ.
- thức Nội dung kiến thức Trả lời đúng.
- Trẻ 36 tháng không biết đặt câu hỏi là một trong những dấu hiệu của tự kỷ 68 66,7.
- Tự kỷ là một dạng rối loạn về kỹ năng xã hội, ảnh hưởng đến sự tương.
- Tự kỷ là một dạng rối loạn về giao tiếp, ảnh hưởng đến khả năng giao.
- Tự kỷ là một dạng rối loạn về sở thích hành vi, làm cho sở thích hành vi.
- Có thể chẩn đoán tự kỷ bằng cách nói chuyện với cha mẹ về các mốc.
- 67 65,7 Biện pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ là can thiệp về ngôn ngữ 80 78,4 Biện pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ là tập luyện vận động 70 68,6 Giáo viên mầm non có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ.
- nghi mắc tự kỷ.
- Có thể điều trị khỏi cho trẻ tự kỷ bằng thuốc tây y.* 94 92,2 Có thể điều trị khỏi cho trẻ tự kỷ bằng châm cứu, bấm huyệt.* 91 89,2 Có thể điều trị khỏi cho trẻ tự kỷ bằng cách uống thuốc đông y để giải.
- Nhận xét: Phần lớn kiến thức của GVMN về RLPTK là đúng..
- Kiến thức về rối loạn phổ tự kỷ theo các nhóm.
- Kiến thức Dấu hiệu báo.
- Thực trạng về thái độ.
- Thái độ chung về rối loạn phổ tự kỷ.
- STT Nội dung thái độ n.
- C1 Tôi cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ 89 87,3.
- C2 Tôi cho rằng trẻ tự kỷ không thể cải thiện được 98 96,1.
- C3 Tôi cho rằng can thiệp cho trẻ tự kỷ hầu như không mang lại lợi ích gì cho trẻ 100 98 C4 Tôi cho rằng trẻ tự kỷ luôn gây rắc rối cho những trẻ chơi cùng 67 65,7 C5 Tôi cảm thấy trẻ tự kỷ thường có hành vi gây hại đến người xung quanh 82 80,4 C6 Tôi nghĩ rằng trẻ mắc tự kỷ cần được học tại các trường/lớp chuyên biệt 102 100.
- Thái độ về rối loạn phổ tự kỷ.
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..
- Trong nghiên cứu, giáo viên trong nhóm tuổi.
- Về trình độ học vấn và chuyên môn, đa số giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 78,4%, trung cấp 21,6%, nhưng lại có đến gần 70% các giáo viên chưa có kinh nghiệm giáo dục đặc biệt đối với trẻ tự kỷ, điều này tương đồng với tác giả Yingna Liu tại Trung Quốc [9] có khoảng 84% chưa có kinh nghiệm đào tạo và GDĐB.
- Tỷ lệ giáo viên được đào tạo GDĐB chiếm 39,2%, tương tự với nghiên cứu Syriopoulou- Delli C.K ở Hy Lạp với 36,4% giáo viên được đào tạo GDĐB.
- Do đó chúng ta cần tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn, khuyến khích và tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện tiếp xúc với nhiều trẻ tự kỷ để nâng cao kinh nghiệm, đồng thời giúp GVMN có kiến thức, thái độ phù hợp..
- Thực trạng về kiến thức của GVMN..
- Tỷ lệ GVMN hiểu biết đúng kiến thức về trẻ tự kỷ tại Cần Thơ ở mức trung bình đến tốt, tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức thấp nhất là 37% và cao nhất là 97% có sự tương đồng với tác giả Abdulhade I.
- Trong đó, nhóm kiến thức dấu hiệu báo động đỏ, các đối tượng nghiên cứu lựa chọn nhiều nhất (66,7.
- “Trẻ 36 tháng không biết đặt câu hỏi là một trong những dấu hiệu của tự kỷ” có sự tương đồng với tác giả Wee Bin Lian (63%%)[8].
- Với kiến thức về khái niệm: “Tự kỷ là một dạng rối loạn về giao tiếp, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp/tương tác xã hội của trẻ” chiếm 92,2% tương đồng với tác giả Bùi Thị Thu Hà 91,8%[2], tác giả Bùi Thị Hoàng Ân (90,7%)[1].
- Đối với kiến thức về chẩn đoán: GVMN có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ nghi mắc tự kỷ là 97,1% có sự tương đồng với tác giả Bùi Thị Thu Hà (95%) và khác biệt với tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (14,7.
- Nhóm kiến thức về can thiệp: Biện pháp trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ là can thiệp về ngôn ngữ hoặc tập luyện vận động đều >.
- Nhóm kiến thức sai lầm về điều trị: “Có thể điều trị khỏi cho trẻ tự kỷ bằng thuốc Tây y” với tỷ lệ không đồng ý là 92,2% có sự khác biệt với tác giả Bùi Thị Thu Hà (42,2.
- Nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa trong kiến thức của các nhóm GVMN về RLPTK khi so sánh trên các phương diện độ tuổi, trình độ, loại trường, kinh nghiệm chăm sóc và đã được đào tạo trong chăm sóc trẻ RLPTK (p>0,05) và có sự tương đồng với tác giả Bùi Thị Hoài Ân [1].
- Nhưng trong đó, sự khác biệt trong kiến thức về dấu hiệu báo động đỏ của hai nhóm có và không có kinh nghiệm chăm sóc trẻ cần giáo dục đặc biệt là có giá trị thống kê (p<0,001).
- Qua kết quả này có thể thấy, kiến thức của GVMN tại Cần Thơ tương đối đồng đều.
- ở các nhóm và đạt điểm khá cao nhưng đồng thời kinh nghiệm chăm sóc trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp GVMN có kiến thức đúng về RLPTK.
- Những điều này có thể được lý giải: Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ cho nên các giáo viên phần lớn đã được tiếp cận với kiến thức về RLPTK, đồng thời được tham gia các buổi tập huấn cho GVMN nhằm cung cấp thêm thông tin về RLPTK ở trẻ.
- Mặc dù vậy, nhằm nâng cao tỉ lệ chẩn đoán và điều trị sớm trẻ mắc RLPTK việc đảm bảo và nâng cao kiến thức của mỗi giáo viên là vô cùng quan trọng.
- Giải pháp có thể áp dụng như gia tăng số lượng giáo viên tham gia trong buổi tập huấn..
- Thực trạng về thái độ của GVMN..
- Nhìn chung, đối với nhóm các câu hỏi về thái độ của GVMN đối với trẻ có RLPTK, phần lớn các giáo viên có thái độ tích cực đối với trẻ.
- Có khoảng 98% các giáo viên không đồng ý với phát biểu: “Tôi cho rằng can thiệp cho trẻ tự kỷ hầu như không mang lại lợi ích gì cho trẻ”, có sự tương đương với tác giả Vũ Văn Thuấn [5].
- Thậm chí, 100% các giáo viên tham gia đồng ý với phát biểu: “Tôi nghĩ rằng trẻ mắc tự kỷ cần được học tại các trường/lớp chuyên biệt”..
- Qua đó cho thấy, các giáo viên mầm non tham gia nghiên cứu của chúng tôi có ý thức trong vấn đề hỗ trợ trẻ tự kỷ, có suy nghĩ về tìm kiếm môi trường giáo dục phù hợp giúp trẻ tiến bộ hơn.
- Ngoài ra, có khoảng 65,7% GVMN đồng ý với ý kiến: “Tôi cho rằng trẻ tự kỷ luôn gây rắc rối cho những trẻ chơi cùng”.
- Barned khi có tới 100% các giáo viên đồng ý rằng: “Trẻ bình thường sẽ tiếp nhận được nhiều lợi ích khi tương tác với trẻ có RLPTK”.
- người tham gia cho rằng: “Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong việc chơi và giao tiếp với những trẻ còn lại”..
- sự khác biệt về thái độ cho rằng trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa (p<0,001), ở nhóm <33 tuổi có thái độ đúng hơn so với nhóm >33 tuổi.
- Có thể do nhóm giáo viên trẻ hơn dễ dàng tiếp cận với xu hướng thay đổi nhận thức hiện đại hơn.
- Đều này cũng tương đồng với tác giả Đào Thị Sâm [3] nghiên cứu trên đối tượng phụ huynh.
- Mặc dù là nhóm nào, thái độ đúng của giáo viên mầm non rất quan trọng đối với tương lai sau này của trẻ tự kỷ..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả GVMN tham gia khảo sát đã từng nghe đến bệnh tự kỷ và hơn 90% có kiến thức đúng về khái niệm của RLPTK.
- Kiến thức của GVMN tại Cần Thơ tương đối đồng đều ở các nhóm và đạt điểm khá cao trong đó hơn 90% không có kiến thức sai lầm về điều trị nhưng kiến thức đúng về dấu hiệu cờ đỏ chỉ ở mức trung bình.
- Kinh nghiệm chăm sóc trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp GVMN có kiến thức đúng về RLPTK.
- Bùi Thị Hoài Ân (2019), “Nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên một số trường chuyên biệt tại thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh..
- Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2019), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ, cán bộ y tế và giáo viên mầm non về rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng”..
- Đào Thị Sâm (2013), “Khảo sát thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ”..
- Trần Thiện Thắng (2020), “Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện Rối loạn Phổ tự kỷ tại khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ bằng thang điểm M-Chat”, Tạp chí Đại học Y Dược Cần Thơ..
- Vũ Văn Thuấn (2013), Thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội về tự kỷ, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt