« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo


Tóm tắt Xem thử

- GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO.
- Thế nhưng, trong cuộc sống có ít trường hợp trẻ không may mắn bị khuyết tật.
- Trẻ khuyết tật là những trẻ khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, các chức năng biểu hiện dưới nhiều dạng, làm giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc học tập gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình phát triển.
- Ở trẻ mầm non có các dạng khuyết tật thường gặp như:.
- Trẻ khiếm thị là trẻ em khuyết tật về thị giác gặp khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt để tri giác các sự vật hiện tượng..
- Ngoài ra còn một số dạng khuyết tật khác như trẻ bị động kinh, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ..
- Hiện nay Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của người khuyết tật:“Giáo dục trẻ khuyết tật có chất lượng, thân thiện và bình đẳng luôn được chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm.
- Trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền được giáo dục, học tập.
- Theo Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non cũng đã thể hiện về việc giáo dục trẻ khuyết tật tại Module MN 44:.
- Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong giáo dục mầm non.
- công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm và tạo điều kiện để trẻ khuyết tật có thể hòa nhập vào cộng đồng..
- “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”.
- Giáo dục mầm non là nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.
- Vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội..
- Qua nhiều năm chủ nhiệm tôi gặp không ít trường hợp trẻ khuyết tật tôi cảm thấy vừa thương trẻ vừa đồng cảm với hoàn cảnh gia đình .
- Có cháu thì khuyết tật về trí tuệ, cháu thì khuyết tật về chậm phát triển ngôn ngữ các cháu gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động học tập cũng như vệ sinh cá nhân.
- Thế nên tôi tìm nhiều biện pháp khắc phục mọi khó khăn của cá nhân, tích cực bồi dưỡng chuyên môn về nội dung, phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật sao cho tất cả mọi trẻ em đều được phát triển một cách tốt nhất..
- Năm học lớp tôi chủ nhiệm có một trẻ khuyết tật về thị giác, cháu gặp khó khăn về quan sát sự vật hiện tượng xung quanh, khả năng tập trung của cháu không được lâu, trẻ ít giao tiếp với bạn bè, tiếp thu kiến thức kém.
- Tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ khuyết tật vô cùng khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu trẻ và có năng lực chuyên môn tốt.
- Tôi trăn trở tìm tòi một số giải pháp hay để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cung cấp kiến thức, kỹ năng phù hợp với đặc thù khuyết tật của trẻ nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế, yếu kém mà trẻ không có được như đứa trẻ bình thường..
- Xuất phát từ lý do trên tôi tham gia thi viết sáng kiến với đề tài: “Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo”, mong biện pháp giải pháp của mình được chia sẻ, được lan tỏa đến đồng nghiệp, góp phần nhỏ vào công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chia sẻ và tạo niềm tin cho gia đình khi gửi con cho giáo viên..
- Qua đề tài nghiên cứu giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non..
- Đề tài thành công sẽ giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với các bạn khác trong cùng độ tuổi..
- Tìm ra các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật phù hợp và đạt hiệu quả..
- Các phương pháp, biện pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học - Nghiên cứu đặc điểm phát triển trí tuệ, đặc điểm tâm sinh lí trẻ khuyết tật..
- Khảo sát, tìm hiểu trẻ khuyết tật về vấn đề hòa nhập trong trường mẫu giáo, từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục trẻ khuyết tật..
- Nghiên cứu: Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập tại Trường Mẫu giáo Hoa Sen Khách thể: Trẻ Trần Đặng Thiên Đức, học sinh lớp chồi 1 trường Mẫu giáo Hoa Sen năm học 2020-2021..
- Giới hạn nội dung nghiên cứu là tìm ra giải pháp “Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo” trong trường Mẫu giáo Hoa Sen..
- Theo điều 7 của công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật cho trẻ em đã công nhận rằng “Trẻ em khuyết tật phải được hưởng thụ đầy đủ tất cả các quyền con người trên cơ sở bình đẳng các trẻ em khác”..
- Giáo dục trẻ khuyết tật theo hướng hòa nhập là phương thức tốt nhất để xóa bỏ thái độ phân biệt, tạo ra cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội cho tất cả mọi người”..
- Vậy Giáo dục hòa nhập là gì? Và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật như thế nào?.
- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật được học tập cùng với trẻ không khuyết tật trong trường tại địa phương trẻ sinh sống.
- Giáo dục hòa nhập mang tính nhân văn cao nhất, làm cho mọi trẻ đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình, đồng thời giúp cho người giáo dục có cơ hội hợp tác với nhau vì một sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật..
- Hàng năm nhà trường tiếp nhận trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập tại trường, thấy được tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập, tôi mạnh dạn tìm hiểu, tìm tòi nghiên cứu đề tài “Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường Mẫu giáo”.
- Với mong muốn có phương pháp giáo dục cũng như thay đổi hình thức đổi mới giáo dục trong trường mầm non và có cái nhìn mới hơn về trẻ khuyết tật đến với đồng nghiệp.
- Chương trình giảng dạy: Chương trình Giáo dục mầm non..
- Có 1 trẻ khuyết tật thị giác là cháu Trần Đặng Thiên Đức.
- Cháu Trần Đặng Thiên Đức: sinh ngày có Giấy xác nhận khuyết tật..
- Sau khi nhận lớp, tôi được ban giám hiệu cũng như chuyên môn thông báo có 1 trẻ khuyết tật thị giác và qua theo dõi một thời gian trẻ có một số biểu hiện khác thường hơn những trẻ bình thường.
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục, các cấp ủy đảng xã Cư Klông, Ban giám hiệu đã có chế độ chính sách cho học sinh khuyết tật cũng như giáo viên dạy hòa nhập trẻ..
- Các đồng nghiệp luôn nhiệt tình giúp đỡ trong tìm hiểu các biểu hiện và các phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ trong lớp được gần gũi, không phân biệt đối xử..
- Trẻ khuyết tật lớp tôi đang sống chung với ông bà, bố mẹ ly hôn, bố đi làm ăn xa nên việc giáo dục tại gia đình chưa được quan tâm nhiều..
- Đây là lần đàu tiên tôi tham gia dạy giáo dục hòa nhập nên quá trình lên kế hoạch cũng như hiểu biết về trẻ khuyết tật còn hạn chế..
- Trẻ năm đầu đến lớp chưa quen môi trường giáo dục mầm non, trẻ tham gia các hoạt động còn bỡ ngỡ, ít chú ý..
- Dựa trên những thông tin trên phiếu đánh giá nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật tôi tổng hợp đánh giá chung mức độ về các mặt phát triển của trẻ như sau:.
- Bảng khảo sát đánh giá nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật.
- TT Nội dung đánh giá Mức độ đạt được của trẻ khuyết tật Tốt Khá Trung bình Yếu.
- Qua bảng khảo sát, các nội dung đánh giá còn ở mức thấp nên tôi cố gắng tìm ra các giải pháp giúp trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập cùng các bạn và tham gia các hoạt động cùng cô để lĩnh hội các kiến thức kỹ năng của xã hội.
- Tùy thuộc mức độ, đặc điểm khuyết tật của trẻ và năng lực của bản thân, tôi đã tìm hiểu và đưa ra các giải pháp phù hợp với sự phát triển của cháu Đức..
- Qua quá trình nghiên cứu tôi tìm tòi, đọc tài liệu để đưa ra những giải pháp phù hợp và đạt hiệu quả giáo dục cho cháu Thiên Đức hòa nhập với môi trường giáo dục..
- Các giải pháp thành công giúp cho trẻ hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực vào cuộc sống gia đình và xã hội sau đó sẽ nhận được sự tin tưởng của phụ huynh về việc giáo dục hòa nhập tại trường mầm non..
- Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Là một giáo viên phụ trách lớp có trẻ khuyết tật, tôi tìm hiểu về hoàn cảnh cũng như đặc điểm khuyết tật của trẻ.
- Thực hiện kế hoạch số 45-KH/TrMGHS về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của trường ngày 22 tháng 10 năm 2021, và kế hoạch số 65-KH/CMTrMGHS về kế hoạch chuyên môn năm học tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch năm học giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật..
- Đối với cháu Thiên Đức khuyết tật nhìn (Thị giác), khả năng quan sát mọi vật xung quanh của cháu gặp khó khăn vì thế tôi lên kế hoạch phù hợp để trẻ được lĩnh hội kiến thức tốt nhất, thỏa mãn phát triển năng lực và các nhu cầu khác..
- Thực hiện kế hoạch chung của nhà trường theo từng chủ đề khác nhau tôi xây dựng kế hoạch cá nhân dành cho trẻ khuyết tật ở mức độ vừa sức với trẻ lựa chọn nội dung phù hợp với đặc thù khuyết tật của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển dần dần các mặt phát triển..
- Ví dụ: Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật chủ đề Trường Mầm non.
- Trẻ khuyết tật biết vẽ theo mẫu và theo sở thích, biết giữ gìn sản phẩm đẹp..
- Trên đây là kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chủ đề Trường Mầm non, và đối với những chủ đề khác tôi cũng thực hiện xây dựng kế hoạch tương tự, tôi lựa chọn mục tiêu, nội dung và tổ chức khác nhau sao cho phù hợp với trẻ khuyết tật.
- Thông qua kế hoạch tháng ( từng chủ đề), tôi lên kế hoạch tuần sắp xếp nội dung bài học dành cho trẻ khuyết tật sao cho phù hợp với trẻ bình thường trong lớp..
- Ví dụ: Kế hoạch hoạt động giáo dục trong tuần cho trẻ khuyết tật chủ đề Động vật CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH.
- Giải pháp này được thành công tùy thuộc vào điều kiện thực tế của trẻ và năng lực của giáo viên lên kế hoạch phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật và bối cảnh trường mẫu giáo Hoa Sen..
- Giải pháp 2: Tạo môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện cho trẻ khuyết tật..
- Thứ nhất: Tạo môi trường vật chất giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Chính vì lợi thế đó tôi luôn không ngừng học tập và xây dựng môi trường giáo dục cho nhà trường và đặc biệt là tạo môi trường giáo dục an toàn mới lạ cho trẻ khuyết tật..
- Với cháu Đức là khuyết tật về Thị giác nên tôi luôn quan tâm việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học..
- Thứ hai: Tạo môi trường xã hội thân thiện, yêu thương và gắn bó giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với trường mầm non..
- Và đối với trẻ khuyết tật cũng vậy cần được quan tâm hơn hết, trẻ cũng có những nhu cầu cơ bản như đứa trẻ bình thường, cần có bạn và sự yêu thương lớn hơn so với những trẻ khác..
- Xây dựng được một môi trường yêu thương, gắn bó dành cho trẻ khuyết tật đó là sự tương tác về tâm lý, tình cảm giữa trẻ - trẻ, trẻ- giáo viên, giáo viên- giáo viên và nhiều mối quan hệ trong trường mầm non..
- Thể hiện trách nhiệm của một cô giáo mầm non, tôi luôn nhận thức được rằng với trẻ mầm non nhu cầu yêu thương rất cao vì vậy với trẻ khuyết tật trong mọi hoạt động tôi luôn tạo cảm giác an toàn, thoải mái, vui vẻ, thường xuyên trò chuyện, âu yếm vỗ về, yêu thương gắn bó, gần gũi.
- Với bạn bè trong lớp tôi luôn giáo dục tất cả cháu biết chơi hòa đồng và giúp đỡ bạn trong học tập cũng như các hoạt động.
- Việc xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc để trẻ đến trường luôn cảm thấy được che chở, yêu thương đặc biệt quan trọng với trẻ khuyết tật.
- Tôi trao đổi về tình hình các hoạt động của cháu trên lớp, tuyên truyền đến ông bà cách giáo dục cháu ở nhà phù hợp đặc điểm khuyết tật của cháu..
- Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập sử dụng phần mềm công nghệ thông tin.
- Tôi thường xuyên truy cập mạng để tìm hiểu và thiết kế một số hình ảnh hay những trò chơi trong bài giảng powerpoit tạo hứng thú cho cháu tham gia hoạt động và phù hợp với đặc thù khuyết tật của cháu..
- Trước đây vì khuyết tật thị giác nên cháu Đức chỉ tri giác các hành động bằng bằng thanh, thực hiện các hoạt động chủ yếu là nghe, làm theo.
- Trong tiết dạy thơ Quạt cho bà ngủ: vì mục đích bài dạy là hoạt động chung của lớp nên tôi sẽ tìm kiếm hình ảnh to, đẹp mắt, sinh động cho trẻ khuyết tật quan sát, cháu được ngồi ở vị.
- cuốn hút trẻ vào các hoạt động sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ khuyết tật mang lại hiệu quả thiết thực, vì trên mạng các hình ảnh dễ tìm kiếm, dễ thay đổi theo mục đích bài dạy nên với trẻ khuyết tật thị giác như cháu Đức đã có được kiến thức kỹ năng nhất định.
- Trong quá trình thực hiện tôi luôn quan tâm đến khả năng lĩnh hội của trẻ khuyết tật để qua đó có những biện pháp hỗ trợ tích cực nhằm khai thác triệt để việc áp dụng các giải pháp vào thực tiễn phù hợp cho năng lực phát triển của trẻ..
- Việc thực hiện các hoạt động trong ngày được tổ chức giáo dục hòa nhập chung với cả lớp để đảm bảo cho quá trình giáo dục cho tất cả các trẻ.
- Mỗi ngày tôi dành 10- 15 phút để hướng dẫn riêng cho trẻ, tùy vào bài học tôi lựa chọn câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, gần gũi, nói to, chậm, rõ ràng, các động tác dứt khoát kèm hình ảnh đẹp, lạ cho trẻ khuyết tật.
- Căn cứ vào sự tiến bộ của trẻ được đánh giá về nhu cầu, khả năng của trẻ trong các hoạt động tôi thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức cho phù hợp với trẻ khuyết tật.
- Trong cùng một hoạt động như nhau, nhưng điều chỉnh ở mức độ thực hiện các hoạt động cho phù hợp với cả hai đối tượng, qua đó củng cố, mở rộng kiến thức và đa dạng hóa các nhiệm vụ nhận thức của trẻ khuyết tật cho phù hợp với khả năng của trẻ.
- Với trẻ khuyết tật tôi giảm bớt độ thông tin trừu tượng, chỉ yêu cầu trẻ nắm được nội dung chính của hoạt động..
- Các giải pháp có sự liên hệ chặt chẽ, có mối quan hệ qua lại với nhau cùng chung mục đích giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non.
- Trẻ khuyết tật có thực sự hòa nhập được với môi trường giáo dục hay không đó là sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp với nhau.
- Chính vì thế, giải pháp 1 là “ Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật” hỗ trợ cho việc tạo môi trường giáo dục lành mạnh, mới lạ, phong phú và ngược lại khi giải pháp 2 là “Tạo môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện cho trẻ khuyết tật” được thực hiện thành công tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu kế hoạch bài dạy ở giải pháp 1 đạt mục tiêu.
- Khi đã lên kế hoạch cá nhân, đã tạo môi trường ở hai giải pháp trên thì việc lựa chọn ở giải pháp 3 là “ Tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập sử dụng phần mềm công nghệ thông tin” được thuận lợi hơn..
- Các giải pháp này sẽ đan xen lẫn nhau và được thực hiện xuyên suốt trong quá trình tổ chức giáo dục giúp cho trẻ khuyết tật phát triển đày đủ về 5 mặt và hòa nhập được với cộng đồng xã hội đặc biệt là trường mầm non..
- Việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi có sự phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp nhằm phát huy tính tích cực, thế mạnh của cháu giúp cháu được phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa.
- Việc thực hiện các giải pháp đạt kết quả tốt, trẻ khuyết tật đã thích ứng được môi trường giáo dục trường mầm non, trẻ đã tự tin, mạnh dạn hơn, thích thú được đến lớp hơn.
- Các giải pháp được giải quyết dựa trên những nhu cầu, khả năng của trẻ phát hiện được những mặt mạnh, mặt yếu của trẻ cũng như những nhu cầu cần hỗ trợ để giáo dục hòa nhập phù hợp có được kết quả tốt.
- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện bổ sung các đồ dùng đồ chơi dành cho trẻ khuyết tật nhiều hơn, đa dạng, đẹp mắt hơn..
- Đối với phòng giáo dục: Mở lớp chuyên đề về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật với các đặc thù khác nhau của trẻ khuyết tật.
- Có tài liệu hỗ trợ giáo viên trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật..
- Dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật- Trung tâm tật học- viện chiến lược và chương trình giáo dục.
- Luật Người khuyết tật 2010, Luật trẻ em 2016, Luật giáo dục 2005..
- Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật – vụ giáo viên mầm non- Hà nội 2003.
- Tài liệu tập huấn hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường học.
- Tài liệu can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật - trường CĐSP Trung ương Nha Trang.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt