« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THSC: Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp


Tóm tắt Xem thử

- Trong đề tài khoa học này tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến về việc Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp..
- Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống.
- Ứng với mỗi quan niệm là cách phân loại kĩ năng sống khác nhau..
- Thế nào là kĩ năng sống, các cách phân loại kĩ năng sống..
- Kĩ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả..
- Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục:.
- Học để biết( Learning to know): Kĩ năng tư duy, như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả..
- Học để làm người( Learning to be): Các kĩ năng cá nhân, như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin..
- Học để sống và tương tác với người khác( learning to live together): Các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông..
- Học để làm( Learning to do): Kĩ năng thao tác công việc và các nhiệm vụ..
- Theo quan niệm này, kĩ năng sống được phân loại thành: các kĩ năng cơ bản.
- các kĩ năng chung.
- các kĩ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã hội.
- Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống..
- Với quan niệm này, kĩ năng sống được phân loại thành 3 nhóm:.
- Nhóm kĩ năng giao tiếp.
- nhóm kĩ năng phát triển nhận thức.
- nhóm kĩ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân..
- Kĩ năng sống là các kĩ năng mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày..
- Theo quan niệm này kĩ năng sống được chia thành 3 nhóm: Nhóm các kĩ năng nhận thức.
- nhóm các kĩ năng xã hội.
- nhóm các kĩ năng cảm xúc..
- Các kĩ năng cần chú ý giáo dục cho học sinh THCS hiện nay là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép cá thể giải quyết có hiệu quả NHU CẦU và THÁCH THỨC trong cuộc sống hàng ngày khác với các kĩ năng chuyên môn..
- Vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học?.
- Kĩ năng sống như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh.
- Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc.
- Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người.
- Các cá nhân thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội.
- Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại..
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế..
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học có những lợi ích sau:.
- Kĩ năng sống cũng giúp thanh thiếu niên xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và trong tương lai..
- Kĩ năng sống của mỗi cá nhân tạo không khí thân thiện, hạnh phúc trong gia đình.
- Giáo dục kĩ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định hướng cho thanh niên rèn luyện để trở thành những công dân tương lai giàu lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến tài năng cho đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội..
- cần trang bị cho mình những kĩ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội..
- Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết..
- Để sống hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục kĩ năng sống cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.
- Việc giáo dục kĩ năng sống nhằm giáo dục sống khỏe mạnh là hết sức quan trọng giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống..
- Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém.
- Nguyên nhân của những hiện tượng trên chính là do giới trẻ thiếu hụt kĩ năng sống..
- Trong trường, qua nhận xét của các thầy cô giáo bộ môn, các thầy cô giáo chủ nhiệm và qua thực tế kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh cho thấy rằng những năm gần đây cần phải chú ý nhiều hơn tới việc dạy cách ứng xử và các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc cho học sinh.
- Tuy nhiên việc dạy kĩ năng sống cho học sinh mới chỉ dừng ở việc lồng ghép với các môn học chính khóa và lồng ghép vào một vài hoạt động ngoại khóa của nhà trường do vậy công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa mang lại hiệu quả rõ rệt..
- Việc dạy kĩ năng sống chưa mang lại hiệu quả rõ rệt là do:.
- Thực tế, việc giáo dục kĩ năng sống không phải là vấn đề mới với nhà trường.
- Tuy nhiên, kĩ năng sống chưa được xem là môn học chính thức mà được dạy lồng ghép vào các giờ học chính khoá nên chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Việc lồng ghép kĩ năng sống vào bài học chưa mang lại nhiều hiệu quả vì thiếu sinh động, chưa thể thu hút và tác động nhiều đến các em học sinh.
- Chưa kể là thời lượng mỗi tiết học không đủ để giáo viên vừa truyền tải kiến thức vừa lồng ghép giáo dục kĩ năng mà không bị “cháy giáo án”.
- Thế nên việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở hình thức giảng giải kết hợp hỏi - đáp, chưa thể tác động nhiều đến học sinh..
- Vì vậy mục tiêu của việc dạy kĩ năng sống chính là sự thay đổi hành vi tích cực cho phép cá nhân giải quyết hiệu quả nhu cầu thách thức trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chưa đạt được..
- Do vậy trong đề tài này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp..
- Giải pháp 1: Xác định yêu cầu một bài giáo dục kĩ năng sống Một bài giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần đảm bảo những yêu cầu gì?.
- Phải tăng cường tổ chức các hoạt có tính chất tương tác (thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi…) (vì chỉ có thông qua các hoạt động tương tác HS mới có dịp thể hiện các ý tưởng cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề của mình…)..
- vì chỉ khi các em tự làm việc đó mới hình thành được kĩ năng..
- Khám phá, tìm hiểu kiến thức, kĩ năng.
- Giải pháp 2: Phân loại và lựa chọn các kĩ năng sống..
- Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, kĩ năng sống được chia làm 3 nhóm:.
- Nhóm 1: Kĩ năng nhận thức: bao gồm các kĩ năng cụ thể như: tư duy phê nhán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị….
- Nhóm 3: Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác: bao gồm kĩ năng giao tiếp, tính quyết đoán, kĩ năng thương thuyết, lăng nghe, hợp tác, thong cảm, nhận thức sự thiện cảm của người khác….
- Lựa chọn kĩ năng giáo dục: Trên cơ sở phân loại trên tôi mạnh dạn liệt kê và lựa chọn 10 kĩ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS.
- Đó là các kĩ năng:.
- Kĩ năng tự phục vụ bản thân..
- Kĩ năng xác lập mục tiêu..
- Kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả..
- Kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc..
- Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân..
- Kĩ năng giao tiếp và ứng xử..
- Kĩ năng hợp tác và chia sẻ..
- Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông..
- Kĩ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống..
- Kĩ năng đánh giá người khác..
- Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức và các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS..
- Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp và nghiêm túc triển khai kế hoạch trong năm.
- 08/2017 Kĩ năng tự phục vụ bản thân Chơi trò chơi.
- 09/2017 Kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả.
- 10/2017 Kĩ năng xác lập mục tiêu.
- 11/2017 Kĩ năng giao tiếp và ứng xử.
- 12/2017 Kĩ năng đánh giá người khác.
- 01/2018 Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông Thi hùng biện 02/2018 Kĩ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc.
- 03/2018 Kĩ năng hợp tác và chia sẻ Làm thi tập san.
- 04/2018 Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân.
- Xem phim tư liệu 05/2018 Kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.
- Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả theo các chủ đề..
- Động não không phải là một phương pháp hoàn chỉnh mà chỉ là sự khởi đầu, giúp người học biết về những điều là cơ sở cho việc hình thành thái độ và kĩ năng có liên quan đến KNS cần học..
- Qua trò chơi, người học được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi..
- Hướng dẫn người học phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm..
- Đây chính là bước học cách giải quyết vấn đề, học kĩ năng sống để giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra..
- Đóng vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cho học viên.
- HS được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp..
- Vấn đề là những nhiệm vụ hay câu hỏi đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở..
- Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kĩ năng.
- Sau một năm triển khai việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tôi nhận thấy kết quả chuyển biến rõ rệt.
- Đa số các em sau một năm học tập và được giáo dục kĩ năng sống đều trở nên tự tin hơn, biết chia sẻ vui buồn với các bạn và thầy cô, biết kiềm chế cảm xúc của mình, biết ứng phó với những tình huống bất thường xảy ra, biết nhận xét đánh giá mình và đánh giá bạn.
- Có thể nói rèn kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên khi đứng lớp, nhiệm vụ này có thể so sánh ngang bằng với nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho các em.
- Với tâm huyết của một nhà giáo có khá nhiều năm đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn giới thiệu một vài kinh nghiệm của mình về công tác giáo dục đạo đức học sinh nói chung, giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh nói riêng để đồng nghiệp cùng tham khảo..
- Tiếp tục nghiên cứu về chương trình dạy kĩ năng sống nhằm lựa chọn được những kĩ năng, giá trị phù hợp nhất với học sinh..
- Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh..
- Các bậc phụ huynh cũng cần có hiểu biết về kĩ năng sống, cách giáo dục kĩ năng sống, cần kết hợp chặt chẽ hơn nữa với nhà trường trong giáo dục con cái..
- Bùi Ngọc Diệp – Bùi Phương Nga – Bùi Thanh Xuân, Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học ( Dành cho giáo viên trung học).
- Đinh Thị Kim Thoa – TS Đặng Hoàng Minh, Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống ( Cho học sinh trung học cơ sở)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt