« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế trò chơi trải nghiệm để dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6


Tóm tắt Xem thử

- THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRẢI NGHIỆM ĐỂ DẠY HỌC TRUYỀN THUYẾT CHO HỌC SINH LỚP 6.
- góp phần củng cố, mở rộng vốn tri thức cho học sinh;.
- tăng cường hứng thú của học sinh với môn học” (Phạm Thị Thu Hương, 2017, tr 343)..
- Trong các hình thức trải nghiệm, trò chơi không chỉ nhận được sự hưởng ứng của đại đa số học sinh mà còn là công cụ đắc lực khiến giờ học trở nên thú vị hơn.
- Tuy trò chơi có xuất phát điểm là loại hình hoạt động giải trí, thư giãn nhưng khi được tổ chức có kịch bản với những nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau thì nó còn mang đầy đủ chức năng giáo dục, giao tiếp, văn hóa.
- giúp học sinh được “học mà chơi, chơi mà học”.
- Mục đích của trò chơi là nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên, giảm tải căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập.
- Do đó, việc tổ chức trò chơi cũng là một hình thức học tập tích cực, là một hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Để truyền thuyết đến gần hơn với học sinh, để học sinh vừa biết cảm nhận, phân tích một thể loại văn học mà lại không xa rời lịch sử dân tộc, để cho “tường gốc tích nước nhà Việt Nam” thì việc dạy học đọc hiểu truyền thuyết càng trở nên quan trọng.
- nữa, dạy học những tác phẩm văn học dân gian có những đặc trưng riêng.
- Đến với truyền thuyết, học sinh không chỉ tìm hiểu về một câu chuyện, một sự kiện lịch sử mà trên hết, các em phải thấy và hiểu được sức sống mãnh liệt, giá trị của nền văn hóa dân gian trong đời sống cộng đồng, trong tiềm thức của người dân Việt.
- Do đó, việc dạy đọc hiểu văn bản truyền thuyết rất cần được lồng ghép với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung, hoạt động trò chơi nói riêng để tạo không gian và cơ hội cho các em được trải nghiệm thể loại văn học dân tộc, đi sâu vào khám phá văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục của nhân dân.
- Đó chính là một cách phá vỡ sự ngăn cách giữa học sinh và tác phẩm văn học, khiến các em được học và làm một cách chủ động, tích cực, sáng tạo..
- Trò chơi - một hình thức trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn.
- Trò chơi là hoạt động giải trí, thư giãn và cũng là “món ăn tinh thần” bổ ích, không thể thiếu trong cuộc sống..
- Nhắc đến trò chơi là nhắc tới một trạng thái tâm lí thích thú, tò mò, hào hứng,… Chính vì vậy, việc tổ chức trò chơi trong dạy học nói chung, trong dạy học Ngữ văn nói riêng được xem như là một phương tiện giáo dục hấp dẫn, vừa đáp ứng nhu cầu giảng dạy kiến thức của giáo viên lại vừa tác động toàn diện tới các mặt khác nhau của học sinh:.
- Đặc biệt, trò chơi còn giúp giảm sự nhàm chán, thụ động trong các giờ học văn truyền thống.
- Ngoài ra, đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là ham hiểu biết, ưa thích hoạt động, giàu trí tưởng tượng nên để bài học không đơn điệu, trở nên hấp dẫn, cuốn hút, gây trí tò mò và vẫn gợi mở được vấn đề để các em được tham gia trải nghiệm thì trò chơi là một hình thức hữu dụng..
- Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào bài học, cung cấp và tiếp nhận tri thức.
- Việc tổ chức dạy học có lồng ghép trò chơi cho phép các cá nhân trong lớp cùng tham gia, thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ và cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung bài học.
- Tham gia hoạt động trò chơi là một cách để học sinh kiểm tra lại kiến thức, trình độ hiểu biết của mình về các vấn đề, chủ đề của bài học, từ đó rút ra được kinh nghiệm, trau dồi tri thức và kĩ năng xã hội.
- Từ đó, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không còn hoàn toàn là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
- Nhìn chung, có thể đề cập tới một số chức năng cơ bản của trò chơi như sau (hình 1):.
- Một số chức năng cơ bản của trò chơi.
- Để trò chơi phát huy hiệu quả thì giáo viên cần nghiên cứu, tính toán kĩ lưỡng về mọi mặt: mục tiêu bài học, điều kiện lớp học, đặc điểm học sinh,… Xét riêng việc thiết kế và vận dụng trò chơi vào dạy học truyền thuyết, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế trò chơi trải nghiệm trong dạy học truyền thuyết như sau:.
- Xác định mục tiêu của trò chơi: Lựa chọn và thiết kế trò chơi phải đảm bảo các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, từ đó để hình thành phát triển phẩm chất năng lực người học.
- Đồng thời, việc tổ chức trò chơi cần được xác định như là công cụ trợ giúp cho nội dung bài giảng..
- Lựa chọn trò chơi: Giáo viên cần thiết kế trò chơi phù hợp với từng nội dung đơn vị kiến thức cụ thể.
- Bước 2: Tổ chức trò chơi.
- Thực hiện trò chơi theo kế hoạch..
- Tổng kết trò chơi.
- Bước 4: Thảo luận, rút ra bài học từ trò chơi.
- Do đó, giáo viên có thể ứng dụng linh hoạt và hiệu quả phương pháp trò chơi ở 3 quá trình này sao cho hợp lí và phù hợp.
- Đồng thời, tùy thuộc vào nội dung bài học cũng như mục tiêu mà giáo viên sử dụng các loại trò chơi đó vào hoạt động giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện lớp học, đối tượng học sinh..
- Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết và yêu cầu với việc dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6.
- Có thể nói, đó là các đặc trưng gắn liền với sự giao tiếp, sinh hoạt tập thể, gần gũi với đời sống xã hội, do đó mà các trò chơi như phát triển tưởng tượng và tư duy (các trò chơi có vai (phóng tác), phân vai (theo chủ đề), các trò chơi thi giải đố.
- các trò chơi dân gian có tính chất lễ hội, các trò chơi tập thể,… sẽ giúp HS tự nhận xét và rút ra kết luận về những đặc trưng của truyền thuyết..
- Với ý nghĩa ấy, nhiệm vụ của giáo viên trong dạy học truyền thuyết là vừa giúp học sinh hiểu được cái lõi lịch sử, ý thức sâu sắc về truyền thống dân tộc, biết tự hào những giá trị văn hóa lâu bền.
- đồng thời, lại cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu vầng hào quang bao xung quanh cốt lõi lịch sử, qua đó thẩm thấu được thế giới quan, nhân sinh quan, tâm hồn, ý chí và ước mơ của cha ông khi đối diện với một sự kiện, nhân vật.
- Để làm được điều đó, cần quan tâm tới các yếu tố thi pháp cơ bản như cốt truyện, nhân vật, sự kiện, các yếu tố hoang đường kì ảo,… mà phương thức dễ dàng, phổ biến hơn cả đó là tổ chức trò chơi trong dạy học..
- Có nhiều tiêu chí để phân loại trò chơi cũng như có nhiều cách để vận dụng trò chơi vào dạy học nói chung, dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6 nói riêng.
- Ở đây, chúng tôi giới thiệu một số trò chơi có thể gắn với các hoạt động dạy học trên lớp như khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng..
- Trò chơi “Ngược dòng lịch sử”.
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ theo số lượng thực tế, mỗi nhóm có thể gồm 3-5 học sinh;.
- Trò chơi kết thúc khi chỉ còn hai nhóm cuối cùng nêu được tên nhân vật.
- Đọc hiểu chi tiết Sự tích Hồ Gươm sẽ giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về vua Lê Thái Tổ, sự kiện chống giặc Minh, cái tên hồ Hoàn Kiếm, bài học lịch sử về lòng yêu Tổ quốc và yêu chuộng hòa bình....
- Với tính chất ấy, trò chơi Ngược dòng lịch sử có thể được sử dụng cho hoạt động khởi động.
- Đây là trò chơi mang tính tích hợp, vừa kiểm tra hiểu biết về lịch sử dân tộc của học sinh, lại vừa giúp kết nối đến tri thức bài học..
- Tổ chức trò chơi nhanh gọn, có tính thi đua giúp không khí lớp sôi nổi.
- yêu cầu học sinh trình bày thông tin thêm khiến nội dung trò chơi sâu sắc và thử thách hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh THCS..
- Trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 6”?.
- Trò chơi này được thiết kế dưới dạng các bảng câu hỏi gắn trực tiếp vào từng bài học cụ thể trong sách giáo khoa nhằm kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
- Mỗi nhóm cử ra một đại diện chơi, các học sinh còn lại là cố vấn giải cứu.
- Do điều kiện thời gian trên lớp có hạn, giáo viên nên lựa chọn trò chơi này cho phần luyện tập và cân nhắc về số lượng câu hỏi một cách hợp lí.
- Thiết kế trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 6?” trong bài dạy Sự tích Hồ Gươm, phần củng cố kiến thức..
- Trò chơi “Tôi là nhân vật”.
- Trò chơi Tôi là nhân vật giúp học sinh ghi nhớ được các thông tin cơ bản về nhân vật, biết phân tích nhân vật dựa vào đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói, bối cảnh xuất hiện.
- Ở trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị những miếng dán ghi sẵn tên các nhân vật xuất hiện trong bài học.
- Sau đó gọi học sinh lên bảng, gắn miếng dán vào một vị trí thích hợp mà các em đó không nhìn thấy, không biết mình là ai.
- Nhiệm vụ của học sinh dưới lớp là phải dùng lời nói hoặc hành động chỉ dẫn cho “nhân vật” nhớ lại các đặc điểm cơ bản và gọi tên tôi là nhân vật nào trong tác phẩm.
- Để trò chơi thú vị, chỉ dẫn nên “gợi” chứ không “tả” trực tiếp.
- Chẳng hạn, khi vận dụng trò chơi Tôi là nhân vật trong dạy học truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, giáo viên và học sinh thực hiện các bước làm cụ thể như sau:.
- Sau đó, gọi 4 học sinh lên bảng và gắn miếng dán cho từng em..
- Học sinh dưới lớp chọn một nhân vật bất kì trên bảng và dùng lời nói hoặc hành động mô tả, giúp nhân vật nhận ra mình (Ví dụ: Nhân vật có sức mạnh to lớn/ Nhân vật biết điều khiển núi non/ Nhân vật chuẩn bị đầy đủ lễ vật từ sớm/ Nhân vật có thể dời núi non dựng thành lũy...)..
- Học sinh đóng vai nói được “Tôi là.
- Giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh và chốt lại những ý quan trọng..
- Trò chơi “Cùng nhau vượt thác”.
- Cùng nhau vượt thác là trò chơi đồng đội giúp học sinh nắm bắt cốt truyện nhanh, chính xác, chi tiết.
- Trò chơi này gồm các bước sau:.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, có số lượng học sinh như nhau..
- Giáo viên chuẩn bị và phát cho học sinh các tập thẻ giống nhau đã đảo thứ tự.
- Mỗi học sinh nhận một thẻ trong tập của nhóm mình..
- Nhiệm vụ của học sinh là lần lượt tiếp sức gắn lên bảng/ tường các chi tiết, sự kiện sao cho đúng với cốt truyện..
- Trò chơi “Bingo”.
- Mỗi học sinh sẽ nhận một tấm thẻ lớn giống nhau được gọi là thẻ bảng Bingo.
- Nhiệm vụ của học sinh là tìm hiểu các từ/ cụm từ/ số trong bảng Bingo đó để thấy mối liên hệ trực tiếp đến các văn bản truyền thuyết.
- Khi học sinh có đủ một hàng chéo, hàng ngang hoặc hàng dọc các khái niệm được giải thích liên tiếp thì được coi là đã hoàn thành bảng Bingo và chiến thắng.
- Những lưu ý khi vận dụng trò chơi vào dạy học truyền thuyết ở lớp 6 theo đặc trưng thể loại.
- Để đảm bảo được nội dung dạy học cũng như phát triển phẩm chất, năng lực của người học thì việc sử dụng trò chơi vào dạy học văn bản truyền thuyết là khá phù hợp và hiệu quả.
- Tuy nhiên, giáo viên cần có sự điều tiết hợp lí về thời gian, nội dung chơi sao phù hợp với tiến trình dạy học và đặc điểm tâm lí học sinh.
- Trong thời lượng 45 phút mỗi tiết học trên lớp, giáo viên nên sử dụng trò chơi để khởi động, luyện tập, củng cố kiến thức, trong bước đọc văn bản, hình thành ấn tượng ban đầu, tổng kết về nhân vật, cốt truyện.
- Nếu học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm ngoài giờ lên lớp thì việc thiết kế tổ chức trò chơi sẽ được mở rộng, linh động hơn.
- Nhìn chung, muốn lồng ghép trò chơi vào dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6 nói riêng, cần chú ý một số vấn đề:.
- Thứ nhất, về mục đích tổ chức trò chơi: Trò chơi chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích của bài giảng..
- Trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng phần thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng, dí dỏm, tế nhị.
- Trò chơi cần được tổ chức linh hoạt, hợp lí và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc.
- Đồng thời, giáo viên cần phải chú trọng phân tích ý nghĩa sau khi thực hiện trò chơi: chơi là cần thiết nhưng không phải là điều chủ yếu của phương pháp.
- Việc rút ra bài học từ trò chơi mới là mục đích cuối cùng..
- Thứ hai, về thiết kế trò chơi: Trò chơi cần được thiết kế hợp lí, phù hợp với giáo án.
- cần tránh việc tổ chức trò chơi có những thao tác, lời nói chơi gây phản cảm, thiếu văn hóa trong lớp học..
- Thứ ba, về điều kiện tổ chức: Cần chú ý tới thời gian, không gian, điều kiện lớp học để trò chơi diễn ra đảm bảo được sự an toàn cũng như việc kiểm soát tiến trình hoạt động, không ảnh hưởng đến nội dung tiết học.
- Việc lựa chọn thiết kế trò chơi cũng phải phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của học sinh (tạo sự kích thích và hưng phấn để thu hút học sinh vào bài giảng, tránh thái độ, tâm lí e ngại hoặc thực hiện nửa vời của học sinh)..
- Lồng ghép trải nghiệm vào dạy học Ngữ văn tạo ra cơ hội để học sinh thấu hiểu và “dấn thân” sâu hơn vào văn bản.
- Tuy thế, tùy thuộc vào bài học cũng như đối tượng học sinh mà mức độ trải nghiệm sẽ có sự khác biệt.
- Với học sinh lớp 6, trải nghiệm bằng trò chơi là con đường tự nhiên, gần gũi.
- Với giáo viên, trải nghiệm bằng trò chơi mở ra không gian cho sự năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng phương pháp dạy học để chất lượng bài học tốt hơn..
- Tuy thế, trò chơi cũng có những hạn chế riêng của mình.
- Nếu không tiết chế và chú ý tới đặc điểm văn bản thì trò chơi chỉ đơn thuần là giải trí.
- thì trò chơi mới có ý nghĩa, giúp học sinh học tích cực, chủ động, hào hứng.
- Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh tiểu học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt