« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Khoa Học - Đại học Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.
- Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, giáo dục đại học cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học (Ban Chấp hành Trung ương, 2013).
- Trong đó, quản lí hoạt động tự học là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Đối với sinh viên (SV), việc tự học là nhân tố trực tiếp nâng cao hiệu quả học tập của SV.
- Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp quản lí hoạt động tự học cho SV đã trở thành một yêu cầu cấp bách (Trần Khánh Đức, 2004.
- Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu tập trung vào việc phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện của người học, chuyển dần từ hệ phương pháp “tập trung vào người dạy” sang hệ phương pháp “tập trung vào người học”, từ phương pháp dạy học sang phương pháp nghiên cứu.
- Tổ chức quản lí hoạt động tự học và rèn luyện kĩ năng tự học cho SV trở thành một nội dung đổi mới trong các trường đại học.
- ý thức được tầm quan trọng của việc tự học, nhưng chưa biến động cơ thành hoạt động tích cực và chưa có cách tự học hiệu quả..
- Bài báo đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của SV góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tự học của SV nói riêng và chất lượng hoạt động đào tạo của Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên nói chung..
- Đảm bảo tính khoa học: Quản lí hoạt động tự học của SV trong trường đại học phải có sự kết hợp giữa những điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan trong việc thực hiện kế hoạch.
- Việc đề xuất các biện pháp phải được dựa trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tự học của SV, các mô hình quản lí chất lượng về quản lí hoạt động tự học của SV trong Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên..
- Đảm bảo tính thực tiễn: Các biện pháp đề ra không chỉ đáp ứng về yêu cầu khoa học, nhu cầu của xã hội và cách thức thực hiện các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên..
- Biện pháp phải đảm bảo thực hiện được mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời để có những điều chỉnh hợp lí..
- Đảm bảo tính khả thi: Khi lập kế hoạch quản lí hoạt động tự học, nhà trường phải lưu ý phối hợp hợp lí giữa các công việc.
- Bên cạnh đó, còn phải căn cứ vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên trong trường..
- Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên hiện nay.
- Trên cơ sở nghiên cứu một số tài liệu liên quan về quản lí hoạt động tự học của SV trong trường đại học (Phạm Hồng Quang, 1998.
- Trần Khánh Đức, 2004) cùng với phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng về hoạt động tự học của SV Đại học Thái Nguyên (Phí Đình Khương, Lâm Thùy Dương, 2020), chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của SV như sau:.
- Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV nhằm đảm bảo kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV mang tính khoa học, tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng nhằm tạo môi trường tự học tốt nhất cho SV.
- Đồng thời, giúp cán bộ quản lí, giảng viên nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và sự cần thiết của việc lập và thực hiện theo kế hoạch trong công tác quản lí hoạt động tự học của SV tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
- từ đó, nỗ lực, tích cực tham gia vào việc xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV..
- Nội dung và cách thức thực hiện: Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV dài hạn của nhà trường.
- Kế hoạch này phải căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và đặc biệt là phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Nâng cao hiểu biết của mọi người về tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch hoá công tác quản lí hoạt động tự học của SV trong Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
- Để thực hiện biện pháp, Ban giám hiệu, cán bộ quản lí nhà trường cần:.
- Lập kế hoạch tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên nghiên cứu, học tập nâng cao nhận thức về kế hoạch hoá công tác quản lí hoạt động tự học của SV trong Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên dưới nhiều hình thức khác nhau: toàn trường, theo khoa, theo nhóm và cá nhân.
- Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông và tổ chức tuyên truyền về công tác quản lí hoạt động tự học của nhà trường..
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV để có biện pháp điều chỉnh, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động..
- Ban Giám hiệu và cán bộ quản lí phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV nhà trường.
- Phải nắm vững kế hoạch do nhà trường xây dựng cho từng tháng, từng năm học và nội dung kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV..
- Có hệ thống thông tin dữ liệu quản lí nhà trường đầy đủ để phục vụ việc lập kế hoạch và tổ chức truyền thông đầy đủ các văn bản, nguồn học liệu về kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV nhà trường tới các cán bộ quản lí, giảng viên.
- đồng thời, cán bộ quản lí, giảng viên phải có kĩ năng lập kế hoạch và thiết kế các hình thức quản lí hoạt động tự học theo quan điểm hình thành phẩm chất và năng lực cho SV..
- Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực (tài lực, vật lực) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV trong Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, bồi dưỡng kĩ năng tự học cho sinh viên.
- Mục tiêu: Nhằm làm phong phú các hình thức tổ chức hoạt động tự học cho SV Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, tạo sức hấp dẫn cho SV, tạo môi trường để SV thực sự được trải nghiệm về kiến thức, kĩ năng đã học.
- trải nghiệm và hình thành kĩ năng hành vi ứng xử trong quan hệ đạo đức và quan hệ xã hội.
- Các hoạt động này tạo cơ hội cho SV phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, huy động sự tham gia của SV vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động..
- Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ học tập cho SV.
- Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện tốt quá trình tự học của SV với các hoạt động cơ bản là hoạt động xã hội, học tập, văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, định hướng nghề nghiệp,… Các hoạt động này có thể tổ chức thành các hội thi, trải nghiệm thực tế, sinh hoạt câu lạc bộ,….
- Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng tự học cho SV với ý thức tự giác, tích.
- Để thực hiện được, cán bộ quản lí, giảng viên phải luôn làm mới các hình thức tổ chức hoạt động tự học bằng cách tổ chức hoạt động ở mỗi chủ đề,.
- không để tình trạng hoạt động năm này giống hệt hoạt động năm trước..
- Hướng dẫn giảng viên tiến hành khảo sát nhu cầu SV, gợi ý các chủ đề, chủ điểm để SV lựa chọn nội dung làm cơ sở để xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo SV tham gia..
- Cán bộ quản lí, giảng viên phải có kiến thức về quản lí hoạt động tự học của SV.
- Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động tự học của SV tránh trùng với các hoạt động khác của nhà trường, địa phương và phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế của địa phương, của nhà trường..
- Cán bộ quản lí cần chỉ đạo cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công trong nhà trường.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác kiểm tra, giám sát việc quản lí chất lượng hoạt động tự học của SV..
- Tổ chức việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực tự học của sinh viên.
- Phát triển chương trình đào tạo nhà trường phải mang tính chất là chương trình khung, được xây dựng theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”.
- Từ chương trình khung, nhà trường sẽ xác định nội dung, phương pháp, hình thức,… phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội và nhu cầu khác nhau của SV….
- Hình thành kĩ năng lập kế hoạch tự học cho SV.
- Kế hoạch tự học phải có sự kết hợp giữa những điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.
- Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện được mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời để có những biện pháp điều chỉnh hợp lí.
- Kết quả thu được từ mối liên hệ ngược sẽ là cơ sở cho hoạt động điều khiển, điều chỉnh kế hoạch, đồng thời giúp cho khâu tự đánh giá của SV trong quá trình tự học được chuẩn xác.
- Lập kế hoạch bao gồm dự kiến các mục tiêu cần đạt, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp quản lí hoạt động tự học của SV để thực hiện mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và lên kế hoạch đánh giá việc thực hiện chương trình trong một khoảng thời gian đó.
- Kế hoạch tự học phải đảm bảo tỉ lệ 1 giờ học trên lớp phải có ít nhất 1 giờ tự học ở nhà tương ứng..
- Giảng viên tổ chức hoạt động dạy học cần phát huy cao vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của SV và khai thác tối đa kinh nghiệm của SV đã có để các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao khi tham gia vào các hoạt động tự học..
- Để SV làm tốt cần phải hình thành ở các em những năng lực như: hoạt động, tổ chức hoạt động và biết giải quyết tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
- cùng sống, cùng làm việc với tập thể và hợp tác giữa cá nhân với các nhóm để đạt mục tiêu chung của hoạt động.
- tự học thông qua các hình thức hoạt động khác nhau..
- Tạo môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động tự học, đảm bảo an toàn cho SV..
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên tạo động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tự học - Mục tiêu: Việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ tạo điều kiện cho SV tăng cường trang bị, trau dồi tri thức, học hỏi được các phương pháp nghiên cứu, làm việc khoa học.
- tăng cường khả năng học tập suốt đời, hình thành ở SV những phẩm chất của nhà nghiên cứu..
- Nội dung, cách thức thực hiện: Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới.
- gồm có ba chức năng: khám phá mọi bí mật hay bản chất của sự vật hiện tượng, phát hiện ra tính quy luật của.
- sự vật hiện tượng, xây dựng nên các lí thuyết mới nhằm cải tạo thực trạng.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động tạo ra môi trường giúp SV thể hiện sự tự học ở mức độ cao của bản thân.
- Muốn nghiên cứu khoa học, SV phải có các kĩ năng: xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, kĩ năng đọc sách, kĩ năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, kĩ năng viết công trình nghiên cứu.
- Để thực hiện được việc đó, cán bộ quản lí, giảng viên cần thực hiện các nhiệm vụ:.
- Xây dựng quy trình hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học cho SV gồm các bước sau: (1) Chọn đề tài nghiên cứu.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng nghiên cứu khoa học theo tuần, theo học kì, năm học với mục đích, nội dung, yêu cầu cụ thể và phải thực hiện tốt các kế hoạch đặt ra..
- Nâng cao ý thức, thái độ cho của SV đối với hoạt động nghiên cứu khoa học..
- Nhà trường phát động và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong SV..
- SV phải được rèn luyện năng lực làm việc độc lập với sách, phải có năng lực quan sát các hiện tượng giáo dục, dạy học..
- tác động trực tiếp đến SV nhằm hình thành ý thức tự học, tự quản trong và ngoài giờ lên lớp..
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện bài giảng trên lớp theo đúng kế hoạch đề ra, hướng dẫn SV tự học tự nghiên cứu, định hướng cho SV giải quyết vấn đề..
- Tổ chức cho SV hoạt động theo nhóm: hình thức này được áp dụng cho các hoạt động thảo luận, liên hệ thực tiễn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn..
- Giảng viên đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho SV trong quá trình học tập trên lớp.
- “trọng tài” trong quá trình thảo luận của SV, giải đáp các thắc mắc của SV..
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động tự học cho SV..
- Tổ chức các hoạt động cho SV tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình, qua đó SV sẽ có biện pháp để.
- điều chỉnh khả năng tự học của mình..
- Xây dựng mô hình SV tự quản ngoài giờ lên lớp, có sự tham gia định hướng tư vấn của các đơn vị chức năng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường..
- Nhà trường cần có phương tiện và môi trường phục vụ việc tổ chức và quản lí hoạt động tự học trên lớp và ngoài giờ lên lớp được phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động tự học của SV, đảm bảo an toàn cho SV..
- Tạo điều kiện cho SV chủ động lựa chọn và xây dựng quy mô hoạt động phù hợp: để phát huy được tính tích cực của SV..
- Quản lí và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên.
- Cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính có vai trò quan trọng, góp phần vào sự thành công của hoạt động tự học.
- Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp quản lí và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có.
- Thành lập tổ tư vấn mua sắm trang thiết bị, thực hiện đúng quy trình đấu thầu theo quy định, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp..
- Hiệu trưởng lập kế hoạch ngay từ đầu năm cho việc chi kinh phí phục vụ hoạt động tự học của SV để báo cáo trước hội đồng trường, trước hội nghị công nhân viên chức đầu năm học..
- Huy động các tổ chức xã hội tham gia vào việc phát huy nguồn lực để phục vụ hoạt động tự học cho SV trong trường..
- Các biện pháp nói trên được xác lập từ cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động tự học của SV tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, thể hiện rõ mục đích nâng cao tính tích cực, tự học của SV.
- Sự vận dụng và phối hợp đồng bộ các biện pháp tác động bên trong người học, các biện pháp tác động bên ngoài người học giúp thúc đẩy không chỉ hoạt động tự học của cá nhân SV mà cả quá trình quản lí hoạt động tự học của nhà trường, trong thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
- Để thực hiện tốt các biện pháp trên, cán bộ quản lí, giảng viên Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên cần: thay đổi phương pháp quản lí, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học.
- Cần cung cấp giáo trình đầy đủ và biên soạn các tài liệu hướng dẫn tự học cho SV.
- Bên cạnh đó, nhà trường cần phải nhanh chóng trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại cho SV như: mở rộng thư viện, có đủ tài liệu giáo trình, hiện đại hóa các phương tiện kĩ thuật dạy học… để SV tiến hành hoạt động tự học một cách có hiệu quả..
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Hình thành kĩ năng tự học cho sinh viên nội trú khoa Ngoại ngư.
- Những năng lực người học cần rèn luyện để thích ứng với nền kinh tế tri thức hiện nay..
- Phí Đình Khương, Lâm Thùy Dương (2020)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt