« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG.
- Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, quản lí chất lượng dạy học là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình quản lí phát triển nhà trường phổ thông.
- Xác định chất lượng dạy học là minh chứng rõ nét về vai trò, năng lực, trách nhiệm và hiệu quả của hiệu trưởng các nhà trường.
- Do vậy, nghiên cứu và tiếp cận mô hình quản lí phù hợp là chìa khóa cho các nhà quản lí thực hiện các chức năng quản lí hoạt động dạy học của nhà trường..
- Tổ chức dạy học giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực không phải là mới, tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho HS phát huy được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập ở mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn còn những vấn đề cần bàn đến.
- Quản lí hoạt động dạy học (HĐDH) theo tiếp cận năng lực người học là phù hợp và cần được quan tâm trong đổi mới dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các trường phổ thông hiện nay..
- Hoạt động dạy học.
- Các thành tố này tương tác với nhau thực hiện nhiệm vụ tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong một bối cảnh nhất định.
- Nếu có sự tác động về quản lí hiệu quả vào từng thành tố và mối quan hệ chung sẽ là cơ sở và là điều kiện để tăng thêm hiệu quả của HĐDH, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của HĐDH được phản ánh trong quá trình dạy học, với vai trò điều khiển của thầy và hoạt động của trò, thực chất là sự thể hiện toàn bộ hoạt động có chủ định, có kế hoạch của thầy và trò, giúp trò nắm vững kiến thức về tự nhiên - xã hội một cách có hệ thống, qua đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, hành động..
- Như vậy, HĐDH là quá trình giáo viên (GV) tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng và HS bằng hoạt động của bản thân với năng lực tư duy và hành động để chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, hiểu biết, kĩ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được, trên cơ sở đó có khả năng giải quyết những yêu cầu thực tế đặt ra trong cuộc sống..
- Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Năng lực người học: Theo Mrowicki (1986) và Chomsky (1965), năng lực người học có thể hiểu là kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được trong quá trình dạy học và được sử dụng vào các điều kiện thực tiễn trong cuộc sống..
- Hoạt động dạy theo định hướng phát triển năng lực HS là hoạt động truyền thụ của GV giúp HS lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo mục tiêu giáo dục đã được xác định.
- GV tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của HS để tạo cho HS có trình độ năng lực và kĩ năng tự tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức.
- Như vậy, hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có sự thống nhất biện chứng giữa người dạy và người học..
- Hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực HS là hoạt động tự học.
- trong đó, HS với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức để tự nghiên cứu, tự lĩnh hội được tri thức kết tinh trong nội dung học tập để biến thành kinh nghiệm của bản thân và phát triển kĩ năng thích ứng với môi trường (môi trường bên trong, môi trường bên ngoài nhà trường) thông qua hoạt động dạy.
- Quá trình nhận thức của HS trong quá trình dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV với những điều kiện sư phạm nhất định..
- Như vậy, HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS, tức định hướng kết quả đầu ra (kết quả đánh giá năng lực của HS thông qua rèn luyện và học tập) nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, chú trọng năng lực vận dụng tri thức nhằm hình thành, chuẩn bị cho HS năng lực giải quyết những tình huống trong thực tiễn.
- Các yếu tố, điều kiện của HĐDH theo định hướng phát triển năng lực đều tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của HĐDH.
- Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả đánh giá năng lực của HS..
- Yêu cầu của hoạt động dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.
- GV phải luôn hướng HS, dựa vào nhu cầu của HS trong suốt quá trình dạy học.
- Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, phân hóa, phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho HS.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Đảm bảo tính thống nhất cao, phù hợp với đối tượng HS, tạo điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực của từng đối tượng.
- Trước yêu cầu đổi mới như vậy, đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục phải có những tiếp cận mới trong quản lí để đảm bảo tính thích ứng, phù hợp của HĐDH với yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay..
- Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông Hiệu quả quản lí chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học của hiệu trưởng là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định thương hiệu của nhà trường phổ thông..
- Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Quản lí HĐDH theo định hướng năng lực HS đề cập đến quản lí các yếu tố cơ bản sau:.
- Quản lí GV giữ vai trò chủ đạo trong quá trình quản lí HĐDH.
- Thông qua quản lí việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp và thông qua chính nhân cách của GV, quản lí việc GV chỉ đạo và trực tiếp tác động lên quá trình cải biến năng lực của HS.
- Quản lí vai trò chủ đạo của GV thể hiện ở việc quản lí tổ chức điều khiển hoạt động học tập, bao gồm: quản lí việc đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức, học tập của HS.
- quản lí việc xây dựng kế hoạch hoạt động của GV cùng với dự kiến kế hoạch hoạt động của HS..
- Quản lí HS giữ vai trò trung tâm, là đối tượng của quá trình quản lí HĐDH.
- Quản lí hoạt động do HS thực hiện bao gồm quản lí hai chức năng thống nhất là quản lí chức năng lĩnh hội và quản lí chức năng tự điều khiển.
- Trong đó, quản lí tự điều khiển có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của HS nhằm mục tiêu đáp ứng những yêu cầu của xã hội..
- Quản lí môi trường dạy học ở đây không chỉ là quản lí các đòi hỏi của xã hội đặt ra cho nhà trường, trong đó có quá trình quản lí HĐDH.
- cũng không chỉ quản lí các điều kiện vật chất, tinh thần.
- các yếu tố bên trong, bên ngoài GV và HS ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học mà quản lí môi trường dạy học được hiểu là quản lí môi trường hoạt.
- động, là quản lí yếu tố kết nối giữa GV - HS.
- Các yếu tố này luôn ở trong trạng thái “động”, tương tác tích cực với nhau, trở nên có ý nghĩa hơn đối với HS lẫn GV và hoạt động của họ (cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học…)..
- Như vậy, quản lí HĐDH theo định hướng phát triển năng lực của HS tức là tiếp cận các chức năng quản lí để quản lí hoạt động dạy của thầy, học động học của trò và các điều kiện tác động đến HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay..
- Nội dung quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2.3.2.1.
- Xây dựng kế hoạch dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh.
- (5) Nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp quản lí của hiệu trưởng.
- Tổ chức hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh.
- Phân công trách nhiệm trong Ban giám hiệu nhà trường để quản lí hoạt động dạy - học: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục trong nhà trường nhưng có thể không trực tiếp phụ trách hoạt động dạy - học mà phân công cho một phó hiệu trưởng phụ trách quản lí.
- Phó hiệu trưởng phụ trách quản lí hoạt động dạy - học làm việc dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng, cùng với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác, báo cáo với hiệu trưởng về phần công việc của mình.
- Khi tổ chức các tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải đảm bảo hoạt động của các bộ môn có hiệu quả nhất.
- Điều quan trọng là hiệu trưởng chỉ định các tổ trưởng, tổ phó có đủ phẩm chất và năng lực để điều khiển hoạt động của tổ theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường..
- (2) Năng lực và sở trường.
- Chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Điều hành, lãnh đạo hoạt động giảng dạy của GV thường được thực hiện theo 03 hình thức: (1) Chỉ đạo trực tiếp.
- (2) Chỉ đạo thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn.
- Cả 03 hình thức trên đều tập trung quản lí phẩm chất và năng lực của GV:.
- Quản lí các hoạt động giảng dạy bao gồm: Lập được kế hoạch dạy học.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục.
- Quản lí hoạt động học của HS: Thông qua GV, hiệu trưởng thực hiện quản lí hoạt động học tập của HS.
- Quản lí hoạt động học của HS cần thực hiện đảm bảo các yêu cầu sau: HS có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn;.
- Quản lí việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Thông qua việc tiến hành các hình thức kiểm tra kết quả học tập của HS, GV phát hiện kịp thời trình độ và năng lực của HS.
- Từ đó, GV có nhận xét, đánh giá, xác định kết quả đã đạt được, khẳng định những hạn chế, yếu kém và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới hoạt động học tập của các em.
- Mặt khác, GV và các cấp quản lí căn cứ vào những “liên hệ ngược”.
- phản ánh từ kết quả kiểm tra, đánh giá để kịp thời có phương hướng khắc phục những yếu kém, kịp thời điều chỉnh những sai sót, lệch lạc mà HS đã bộc lộ thông qua các hình thức kiểm tra nhằm hoàn thiện quá trình dạy học..
- Trên cơ sở đó củng cố, rèn luyện, hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ, vận dụng đặc biệt là năng lực tư duy, sáng tạo của các em..
- Đồng thời, mỗi HS phải có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn thiện học vấn của mình, luôn có ý thức trách nhiệm cao, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh.
- Kiểm tra hoạt động dạy của GV là khâu cuối cùng trong quản lí HĐDH theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá là móc xích quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu quản lí mới.
- Đánh giá đúng trình độ tay nghề của GV để hiệu trưởng và các cấp quản lí sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ GV một cách hợp lí.
- Thông qua việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của GV, giúp nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy.
- Quan sát hoạt động giảng dạy của GV.
- Quan sát các hoạt động chuyên môn khác của GV.
- Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động học tập của HS:.
- Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra hoạt động học tập của HS bao gồm: Nội dung kiểm tra phải phù hợp với yêu cầu chung của chương trình đề ra, không thể theo ý chủ quan của người ra đề kiểm tra hay đề thi.
- Như vậy, chức năng giáo dục của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đã thể hiện sự thống nhất giữa dạy học với giáo dục phẩm chất, nhân cách cho HS.
- giữa dạy học và tự học..
- Xây dựng các điều kiện hỗ trợ quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Tổ chức xây dựng môi trường dạy học thân thiện hiệu quả: Môi trường dạy học tích cực được coi là tiêu chí (cũng có thể là kết quả) đầu tiên của sự đảm bảo đồng thuận trong nhà trường.
- Xây dựng văn hóa quản lí nhà trường cũng là một trong những tiêu chí phát triển môi trường bên trong bền vững, giúp GV thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm.
- Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo - điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người.
- Tạo động lực phát triển đội ngũ GV là nghệ thuật trong quản lí của nhà quản lí giáo dục.
- Tạo động lực sử dụng trong quản lí nhằm miêu tả một sự thúc đẩy trong mỗi cá nhân khiến cho người đó phải xác định được mức độ, phương thức để có thể tạo ra nhưng nỗ lực không ngừng trong công việc.
- Muốn làm được như vậy, nhà quản lí phải hiểu rõ mục tiêu chính của người lao động là gì và các yếu tố cấu thành động lực lao động là gì? Động lực lao động có thể xác định qua 03 mục tiêu cơ bản sau: (1) Mục tiêu thu nhập là mục tiêu quan trọng nhất khiến người lao động làm việc bởi vì thu nhập giúp người lao động trang trải cuộc sống của bản thân họ và gia đình, đảm bảo cho sự sống và phát triển.
- (2) Mục tiêu phát triển cá nhân là mục tiêu mà người lao động mong muốn tự làm hoàn thiện mình thông qua các hoạt động đào tạo, phát triển, các hoạt động văn hóa xã hội.
- (3) Mục tiêu thỏa mãn các hoạt động xã hội là nhu cầu được tham gia vào các hoạt động xã hội để tự khẳng định mình.
- Khi hai mục tiêu trên đã được đáp ứng thì nhu cầu thỏa mãn các hoạt động xã hội được người lao động chú trọng, quan tâm hơn..
- Trong quản lí giáo dục, xét về mặt tâm lí thì nhu cầu gắn chặt với động lực - đó chính là sự tận tâm, tận lực với công việc.
- Như vậy, quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là hướng tiếp cận tất yếu, phù hợp.
- Qua nghiên cứu lí luận, bài báo đã xác định 05 nội dung chính để quản lí HĐDH theo định hướng phát triển năng lực người học.
- các nội dung quản lí này có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi nội dung có vị trí, vai trò khác nhau nhưng cả 05 nội dung cấu thành một quá trình quản lí tổng thể để nâng cao chất lượng dạy - học tại các trường phổ thông.
- Để vận dụng những nội dung này vào thực tiễn, hiệu trưởng các trường phổ thông cần phải phân tích sát thực trạng của nhà trường để có những giải pháp sáng tạo trong quản lí HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường..
- Sổ tay quản trị nhà trường phổ thông hướng tới phát triển năng lực học sinh.
- Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ thông.
- Đại cương khoa học quản lí.
- Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn.
- Phát triển môi trường dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh..
- Quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt