« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.
- Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo.
- Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo.
- của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết.
- Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững.
- Có nhiều khoa học chứng minh rằng: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.”.
- Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rễ ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ.
- Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn…..
- Từ thực tế trên, từ đó trăn trở suy nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo.
- Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
- Đánh giá thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi..
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi..
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi..
- Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức tổ chức sinh động, hấp dẫn nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ..
- -Phương pháp khảo sát, phuơng pháp lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phuơng pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các giờ hoạt động chung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, phương pháp lấy cô giáo làm tấm guơng cho trẻ noi theo, phương pháp phối kết hợp với phụ huynh..
- Ngôi nhà nhân cách ” ấy sẽ không phát triển bền vững nếu không được giáo dục kỹ năng sống.
- Do vậy cần phải có một số giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ..
- Trên thực tế, nếu trẻ được giáo dục tốt về các kỹ năng như: tính tự tin, sự hợp tác, tính tự lập, khả năng thấu hiểu và giao tiếp trong cuộc sống, điều này sẽ giúp trẻ xử lý tốt các tình huống khi không có người lớn bên cạnh, tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc..
- Xu hướng giáo dục trên thế giới đang quan tâm đến vấn đề trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống.
- Vậy kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là khả năng tự chủ, khả năng tự đưa ra quyết định, khả năng nói không và khả năng thích nghi, biết chấp nhận và hoá giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống xung quanh..
- Giáo dục trẻ kỹ năng sống là dạy trẻ góp phần bổ sung vào sự thiếu hụt những điều các em cũng được dạy ở nhà trường và gia đình..
- Vì vậy giáo viên cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi thông qua các hoạt động trong ngày một cách nhẹ nhàng, vừa sức và coi đây là nội dung quan trọng mà trẻ cần phải biết.
- Để có cơ sở đánh giá thực trạng kỹ năng năng sống của trẻ mẫu giáo bé tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi như sau: Tôi tổ chức các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, qua giao tiếp với trẻ hàng ngày và trao đổi với phụ huynh.
- Kỹ năng vận động .
- 2.Kỹ năng nhận thức .
- Kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn.
- Kỹ năng thể hiện tình cảm và kỹ.
- Kỹ năng thẩm mĩ .
- trẻ có kỹ năng sống ở mức đạt cũng thấp.
- Trẻ hầu như chưa có kĩ năng vận động, chưa có kỹ năng giao tiếp với người xung quanh.
- Với thực trạng như vậy , khi ngiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đó gặp những khó khăn và thuận lợi như sau:.
- Các tài liệu về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đó được ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư kịp thời.
- Bên cạnh những thuận lợi trên khi đi vào thực tế quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn.:.
- Phụ huynh cũng chưa ý thức được hết tầm quan trọng trong việc giáo dục kĩ năng sống để hình thành nhân cách cho trẻ..
- Chính vì vậy việc phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ quả thật hết sức khó khăn.
- Từ các khó khăn và thuận lợi trên nhằm giúp trẻ có các kỹ năng sống một cách tốt nhất, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi như sau.
- Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Việc lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là cần thiết, vì có lựa chọn được đúng, đầy đủ nội dung, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mới giúp trẻ lĩnh hội được các kỹ năng đó một cách đầy đủ, chính xác theo yêu cầu độ tuổi.
- Vì thế qua khảo sát tình hình thực tế trẻ ở lớp và qua nghiên cứu tài liệu chương trình GDMN và lựa chọn một số nội dung sau để dạy kỹ năng sống cho trẻ.
- Kỹ năng vận động:.
- Thể hiện kỹ năng cơ bản và các tố chất vận động: Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động, kiểm soát được vận động.
- Kỹ năng nhận thức:.
- Kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ:.
- Kỹ năng thể hiện tình cảm và kỹ năng xã hội:.
- Kỹ năng thẩm mỹ..
- Thông qua việc nghiên cứu kỹ tài liệu, lựa chọn nội dung đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trẻ, tôi tin rằng tất cả trẻ lớp tôi đều có những kỹ năng sống cơ bản một cách tốt nhất..
- Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày.
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua giờ học.
- Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra trong thực tế để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn và biết cách suy nghĩ để giải quyết các tình huống này.
- Kết quả: Với phương pháp giáo dục mới này, trẻ sẽ hình thành được kỹ năng sống cơ bản đó là nhận biết được những mối nguy hiểm bên cạnh mình và biết cách suy nghĩ phòng tránh và có thể tự giải quyết được khi gặp phải các tình huống như vậy.
- Tôi cho trẻ nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình.
- Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra .
- Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các giờ hoạt động chung cũng là cách giúp trẻ có sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống..
- Cho trẻ cùng chia sẻ về bài của mình, của bạn.
- Đây cũng là cách để giáo dục kỹ năng thẩm mĩ cho trẻ..
- Kết quả: Với cách làm này trẻ có kỹ năng cảm nhận và thưởng thức cái đẹp qua đó có kỹ năng thể hiện cái đẹp theo cách riêng của mình, ngoài ra trẻ còn cú kỹ năng tự nhận xét, chia sẻ về bài của mình, của bạn, từ đó nâng cao khả năng về thẩm mĩ cho trê..
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua nội dung các câu chuyện.
- Chính vì vậy tôi đó kể cho trẻ nghe một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ.
- Cách làm: tôi đã sưu tầm các câu chuyện dựa trên những tình huống đó được gặp trong thực tế để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:.
- Với câu chuyện này tôi giáo dục trẻ:.
- Biện pháp 3 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi:.
- Lí luận :Để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua giờ ăn.
- Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ qua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dựng ăn, uống đúng cách và hành vi văn hoá văn minh như:.
- Kết quả: trẻ của lớp tôi đó hình thành đuợc những kỹ năng tự phục vụ bản thân ( Lau mặt ,rửa tay), hình thành được những thói quen tốt trong ăn uống ( Ăn hết xuất, xúc ăn gọn gàng, biết mời cô, mời bạn khi ăn.
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi:.
- Giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời:.
- Hoạt động này là cơ hội cho trẻ trải nghiệm vể thế giới bên ngoài, trẻ được giao lưu với cô, với bạn, được học hỏi, hình thành những kỹ năng sống cần thiết.
- Kết quả: thông qua việc giỏo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các giờ hoạt động ngoài trời, tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn,tự tin, luôn thích chia sẻ, giao lưu cùng bạn.
- Biện pháp 4 : Cô luôn là tấm gương để cho trẻ noi theo.
- Cô giáo thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo..
- Biện pháp 5: Luôn trao đổi, phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ..
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi với với cha mẹ trẻ về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Phổ biến những nội dung có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, những kiến thức, kỹ năng trẻ cần để cha mẹ học sinh phối hợp cùng giáo viên rèn luyện trẻ ở gia đình..
- Phụ huynh cần dạy trẻ những nguyên tắc cơ bản của kỹ năng sống là rèn luyện dần cho trẻ tính tự giác tích cực.
- Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt.
- Sau một thời gian áp dụng và thực hiện các biện pháp trên vào quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MGB 3-4 tuổi.
- trẻ có kỹ năng sống ở mức đạt tăng lên nhanh.
- Trẻ đó có được những kỹ năng tương đối bền vững.
- Trẻ lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết của lứa tuổi này.
- Đồng thời cũng lĩnh hội được những kỹ năng kỹ xảo, thói quen hành vi, nếp sống văn hoá, làm nền tảng cho việc phát triển nhân Trẻ.
- Kỹ năng thể hiện tỡnh cảm và kỹ năng xó hội.
- Bản thân, qua việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi cũng có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng sống của mình, có một số kinh nghiệm và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng sống..
- Để giáo dục trẻ có kỹ năng sống tốt thì:.
- Giáo viên cần nắm vững khái niệm, mục đích, nội dung và phương pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ.
- Tự học và xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ cụ thể, rõ ràng, phù hợp tình hình thực tế trẻ trong lớp..
- Luôn tự giác trong công việc và tâm huyết với việc rèn kỹ năng sống cho trẻ..
- Giáo viên phải nắm vững tâm sinh lý trẻ, biết tính cách, sở thích của từng trẻ để sử dụng những biện pháp rèn kỹ năng sống phù hợp.
- Giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động, phát hiện nhanh các tình huống biết tạo các tình huống, tận dụng các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và biết cách xử lý để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ..
- Nhờ việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mà những kỹ năng còn thiếu hụt của trẻ được bổ sung, được rèn dũa rất nhiều.
- Qua đề tài này tôi muốn khẳng định: Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là việc rất cần thiết và quan trọng..
- Qua kết quả đó đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần.
- Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
- Để trẻ có được các kĩ năng sống hoàn thiện, rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tổ chức nhiều buổi chuyên đề tập huấn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để giáo viên học tập, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau..
- Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách.
- Cô giáo phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi học hỏi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp để cùng đưa ra các biện pháp thiết thực, hiệu quả nhất trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ..
- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MGB 3-4 tuổi, những kinh nghiệm này đã được tôi áp dụng vào giáo dục trẻ ở lớp mình và đạt được một số kết quả đáng mừng.
- Lê Thu Hương: Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp .
- Lê Thu Hương: Tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ mầm non.
- Lê Thu Hương : Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt