« Home « Kết quả tìm kiếm

Danh mục tóm tắt luận án tiến sĩ - NCS Trịnh Ngọc Thạch


Tóm tắt Xem thử

- HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Họ và tên NCS: Trịnh Ngọc Thạch.
- Tên đề tài luận án: Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số .
- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS Trần Văn Tùng Tóm tắt nội dung luận án: Mục đích và đối tượng nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ cơ sở lý luận của mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trường đại học.
- trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam về mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trường đại học, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này trong các trường đại học ở nước ta.
- Đối tượng nghiên cứu: mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trường đại học.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp các tài liệu về lý thuyết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua GDĐH.
- các tài liệu liên quan chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trường đại học ở một số quốc gia trên thế giới..
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra chọn mẫu để khảo sát mô hình quản lý đào tạo chất lượng cao ở ĐHQGHN (khảo sát thực trạng mô hình quản lý đào tạo, khảo sát việc xây dựng tiêu chí và tuyển dụng GV thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao).
- phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp quan sát, thực nghiệm...để đưa ra giải pháp khả thi hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trường đại học.
- Dựa trên kết quả phân tích các lý thuyết về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong GDĐH, luận án đã:.
- Phân tích và lý giải được cơ sở lý luận về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển KT-XH.
- về sự cần thiết hình thành các chương trình đào tạo chất lượng cao và mô hình quản lý các chương trình này trong trường đại học..
- Phân tích và làm rõ cấu trúc và chức năng, nhiệm vụ của mô hình quản lý đào tạo chất lượng cao trong trường đại học.
- nêu các luận cứ khoa học chứng minh sự tồn tại và liên thông giữa mô hình quản lý đào tạo các chương trình chất lượng cao với mô hình quản lý đào tạo chương trình đại trà trong các trường đại học hiện nay.
- Dựa trên kết quả khảo sát và phân tích mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học trọng điểm, trong đó nghiên cứu sâu về mô hình ở ĐHQGHN, luận án đã:.
- Mô tả những nét đặc trưng của các mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số trường đại học ở nước ta.
- phân tích làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình, những khả năng áp dụng mô hình này trong thực tiễn đào tạo chất lượng cao ở các trường đại học..
- Đề xuất và kiến nghị những biện pháp hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở nước ta trên cơ sở đảm bảo một số nguyên tắc: thực tiễn, chất lượng, hiệu quả và kế thừa.
- Giải pháp và kiến nghị tập trung vào bốn nhóm vấn đề: chương trình đào tạo, đội ngũ GV, kết hợp đào tạo với NCKH và cung cấp tài chính.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể ứng dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình quản lý các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học của Việt Nam : chương trình tiên tiến, chương trình tài năng.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Vận dụng các kết quả nghiên cứu của luận án, tiếp tục nghiên cứu sâu về các mô hình quản lý chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao bậc đại học và sau đại học ở các loại hình nhà trường khác nhau trong điều kiện GDĐH nước ta hội nhập đầy đủ với GDĐH thế giới (các hiệp định gia nhập WTO có hiệu lực.
- Từ các kết quả nghiên cứu của luận án, tiếp tục nghiên cứu về đào tạo và phát triển NNL thông qua GDĐH trong bối cảnh kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ tới nền giáo dục, mà GDĐH chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất.
- Trịnh Ngọc Thạch (2003), Giải pháp về tổ chức nhằm kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 4 (527).
- Trịnh Ngọc Thạch (2003), Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học- Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQGHN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, mã số: T2002-16 (Chủ trì Đề tài).
- Trịnh Ngọc Thạch (2004), Biện pháp chính sách phát triển nhân lực nghiên cứu trong các trường đại học ở nước ta, Toạ đàm Khoa học Quốc tế về Chính sách khoa học và giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg- CHLB Đức đồng tổ chức, Nha Trang, tháng 11/2004, NXB Lao động và Xã hội, 2004.
- Trịnh Ngọc Thạch (2005), Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên thông qua gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 6 (553).
- Trịnh Ngọc Thạch (2005), Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội theo định hướng đại học nghiên cứu, Toạ đàm Khoa học Quốc tế về Chính sách nghiên cứu và đào tạo trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg- CHLB Đức đồng tổ chức, Hà Nội, tháng 12/2005, NXB Lao động và Xã hội, 2006.
- Trịnh Ngọc Thạch (2005), Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học- Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp ĐHQG, mã số: CB.04.07 (Chủ trì Đề tài).
- Trịnh Ngọc Thạch (2005), Nghiên cứu quy trình phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng tài năng lãnh đạo, quản lý, Đề tài nhánh 07 thuộc Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG: Xây dựng cơ sở khoa học của các phương thức tạo nguồn cho quy trình đào tạo, phát triển tài năng trong khoa học - công nghệ, lãnh đạo - quản lý và kinh doanh, (thành viên Đề tài nhánh).
- Chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao ngành Khoa học Quản lý (2005), Phó trưởng Ban xây dựng chương trình đào tạo ĐHQGHN.
- Trịnh Ngọc Thạch (2006), Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ của Đại học Quốc gia Hà Nội đến 2010 theo yêu cầu của đại học định hướng nghiên cứu, Đề tài nhánh thuộc Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG: Nghiên cứu cơ chế quản lý đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu, mã số: QGTĐ.03.07 (Chủ trì Đề tài nhánh).
- Vũ Cao Đàm, Trịnh Ngọc Thạch (2006), Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp ĐHQG, mã số: QG 04.06 (Đồng Chủ trì).
- Trịnh Ngọc Thạch (2007), Chất lượng đào tạo hệ cử nhân chất lượng cao ở Đại học Quốc gia Hà Nội từ góc nhìn của sinh viên, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục- Bộ GD&ĐT, số 19, tháng 4/2007.
- Đồng tác giả (2007), Giáo dục đại học: một số thành tố của chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
- Trịnh Ngọc Thạch (2007), Khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, Dự án KH&CN thuộc ĐHQGHN (Chủ nhiệm Dự án)