« Home « Kết quả tìm kiếm

Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời kỳ sau khi hai nước bình thường quan hệ ngoại giao


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt Đề tài: Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời kỳ sau khi hai nước bình thường quan hệ ngoại giao (KT.07.05).
- Nội dung và kết quả nghiên cứu:.
- Đề tài nghiên cứu Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam được nghiên cứu trên 4 khía cạnh: (i) những yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá… có ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
- (ii) một số nội dung cụ thể của chính sách thương mại được thể hiện thông qua các đạo luật, chủ trương, khung pháp lý cùng các văn bản pháp lý có liên quan đến quan hệ thương mại giữa hai nước.
- (iii) không đi sâu phân tích các công cụ của chính sách thương mại này cũng như những quy định cụ thể của chính sách xuất nhập khẩu giữa hai nước mà chủ yếu nghiên cứu về Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời kỳ hai nước ký hiệp định BTA (lấy BTA làm nội dung cốt lõi trong chính sách thương mại này.
- Kết quả nghiên cứu:.
- Qua nghiên cứu chương 1 cho thấy trong thời gian gần đây đã xuất hiện những xu hướng mới trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ thể hiện trên phạm vi toàn cầu, khu vực cũng như trong quan hệ song phương.
- Đó là việc Hoa Kỳ thúc ép các nước trong đó có Việt Nam thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong khuôn khổ WTO.
- là việc gia tăng sử dụng các vấn đề phi thương mại (như tiêu chuẩn lao động, môi trường…) để vừa dựng lên hàng rào bảo hộ trá hình, giảm sức ép cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, vừa thúc đẩy cái gọi là “cạnh tranh công bằng” mà thực chất là tạo lợi thế cho hàng hoá, dịch vụ Hoa Kỳ tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường các nước..
- Nghiên cứu của chương 2 đã chỉ ra chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời kỳ hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao đến nay chứa đựng cả yếu tố tích cực cũng như tiêu cực.
- Mặt tích cực của chính sách này là góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, qua đó góp phần khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ, thúc đẩy sự hình thành hệ thống thương mại đa phương có lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
- Tuy nhiên, những rào cản trong chính sách bảo hộ này còn tồn tại và tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, điều này đi ngược lại với chủ trương tự do hoá thương mại toàn cầu mà Hoa Kỳ thường hô hào các nước thực hiện..
- Nghiên cứu chương 3 đã chỉ ra việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là bước đi tất yếu, không tách rời tiến trình thực hiện đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
- Mặt khác, những lợi ích từ việc tiếp cận thị trường rộng lớn và đa dạng nhất thế giới này cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với các đối tác khác, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc gia nhập WTO.
- Tuy nhiên, những đặc thù nhạy cảm về lịch sử, chính trị, ngoại giao giữa hai nước đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp thích hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời phát huy tối đa những mặt tích cực trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.