« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG GVHD: Ths.
- Đặt vấn đề Ở Việt Nam hiện nay giáo dục đạo đức là một vấn đề đang được quan tâm.
- Trong sự nghiệp đổi mới Việt Nam đang tiến hành thì giáo dục đạo đức được coi là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng phát triển nguồn lực con người.
- Giáo dục đạo đức giúp hình thành ở học sinh và mọi công dân có năng lực những kĩ năng và thói quen như: năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực hợp tác và cạnh tranh, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực lao động nghề nghiệp cụ thể, năng lực nghiên cứu khoa học.
- Việc giáo dục đạo đức có thể ở trong gia đình, nhà trường và xã hội nhưng nhà trường vẫn là môi trường chủ yếu diễn ra các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Với ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng hiện nay trong các nhà trường phổ thông việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thực sự được coi trọng.
- Các nhà trường vẫn chỉ chú ý đến việc dạy học văn hóa cho học sinh để các em đạt các kết quả tốt trong các kì thi.
- Chính vì lí do đó mà môn học gắn liền với giáo dục đạo đức là môn GDCD luôn bị coi là một môn học phụ.
- Các hình thức được sử dụng để giáo dục đạo đức cho học sinh còn nghèo nàn chưa thu hút được sự chú ý của các em.
- Chính vì lí do đó mà mục đích của đề tài này là đi tìm hiểu các hình thức giáo dục đạo đức được sử dụng trong trường phổ thông.
- phân tích khả năng áp dụng của các hình thức đó đối với một trường THPT cụ thể.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài Một số khái niệm · Đạo đức: Đạo đức theo nghĩa hẹp là tập hợp những nguyên tắc, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ con người.
- Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống.
- Giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về đạo đức, giúp cho mọi người ứng xử tốt trong các mối quan hệ của cá nhân đối với người khác và đối với xã hội.
- Hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.
- Các hình thức giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông Hiện nay trong các nhà trường phổ thông giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu diễn ra dưới hai hình thức chính đó là.
- Giáo dục đạo đức thông qua các môn học trên lớp: Trước hết là đối với các môn học trên lớp: Môn học chủ yếu gắn trực tiếp với việc giáo dục đạo đức cho học sinh là môn GDCD.
- Qua môn học này các em hình thành niềm tin, tình cảm.
- Mặt khác, cũng qua môn học này các em còn có thêm những hiểu biết về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân.Tuy mhiên hiện nay môn học này chưa thực sự được coi trọng đây vẫn bị xem như là một môn học phụ, với thời lượng 1tiết/tuần.
- Nội dung kiến thưc thì quá nặng lí thuyết, khó hiểu nên làm cho học sinh rất khó tiếp thu.
- Ngoài việc giáo dục đạo đức trực tiếp qua môn GDCD thì việc giảng dạy đạo đức còn có thể được tích hợp giảng dạy qua các môn học khác như: các môn KHTN, Các môn KHXH.
- Tuy nhiên tất cả các hình thức này thực sự chưa đem lại hiệu quả tôt.
- Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HĐNGLL còn là con đường quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
- Đây là sự tiếp nối các môn học trên lớp.
- Hiện nay trong các nhà trường phổ thông các hoạt động này được diễn ra theo chủ đề tuèng tháng, nội dung các chủ đề khá phong phú, đa dạng.
- Trên cơ sở đó nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng nhận thức cho học sinh.
- Nội dung các chủ đề đều nhấn mạnh đến việc giáo dục ý thức trách nhiệm của người công dân đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
- HĐNGLL sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong nhận thức và hành động trong lựa chọn những giá trị đúng đắn biết tự điều chỉnh, tự khẳng định mình để vươn lên.
- Một số nghiên cứu từ thực tiễn Công tác giáo dục đạo đưc trong thời gian qua đã đạt được một số kết qua sau: Chất lượng đạo đức của học sinh được cải thiện rã rệt.
- Tuyệt đại đa số học sinh thực hiện tốt nội qui của nhà trường bao gồm các qui định về bổn phận,, trách nhiệm, thái độ đối với việc học tập, đối với mọi người xung quanh, đối với kỉ cương của xã hội.
- Tỉ lệ học sinh yếu kém về hạnh kiểm chưa đến 1%.
- Tuy nhiên bên cạch những thành quả đã đạt được thì công tác giáo dục đạo đức còn có những điểm hạn chế.
- Cụ thể là các hình thức giáo dục đạo đúc còn chưa phong phú hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức, chưa đúng với mục đích đề ra.
- Tìn trạng học sinh vi phạm luật giao thông rất phổ biến.
- Theo kết qua nghiên cứu của tổ bộ môn GDCD phòng giáo dục quận 6 TPHCM cho kết quả như sau.
- 68% Hs mê game, chát · 46,6% ảnh hưởng từ phim: thich quen “hoàng tử”, thích mặc quần áo giống trong phim, thích đồ vật kiểu Mĩ · 38,8% hcọ sinh cho biết thường xuyên chửa thề , nói tục , 53,6% thỉnh thoảng nói tục · 32,2% thường xuyên vô lễ vớigiáo viên, nhiều học sinh chỉ chào giáo viên trong trường còn khi ở ngoài thì coi như không quen biết.
- Như vậy thông qua các nghiên cứu sơ bộ ban đầu có thể khẳng định giáo dục đạo đức đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
- Và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này.Tuy nhiên hiện nay các hình thức giáo dục đạo đưc trong nhà trường thực sự chưa mang lại kết quả như mong muốn.
- Trong thời gian tới để việc giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt hơn thì những việc nàh trường cần phải làm.
- Nâng cao hiểu biết của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vai trò quan trọng của các môn đạo đức trong trường phổ thông · Đào tạo nghiệp vụ tổ chức các hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên để sao cho việc tổ chức các hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả tích cực đối với học sinh