« Home « Kết quả tìm kiếm

Trò chơi dân gian dân tộc Thái và việc phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi


Tóm tắt Xem thử

- TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI.
- VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI.
- Có nhiều con đường để phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái là một cách thức phù hợp với trẻ ở trường có nhiều dân tộc, đặc biệt là với trẻ em người dân tộc Thái.
- Không chỉ giúp phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mà còn góp phần duy trì và lưu giữ những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp để trẻ sẵn sàng hội nhập với thế giới với sự tự tin, tự hào về dân tộc mình.
- Bài viết đề cập đến mối liên hệ giữa trò chơi dân gian dân tộc Thái và việc phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chơi trò chơi dân gian dân tộc Thái..
- Từ khóa: Trò chơi dân gian dân tộc Thái, hứng thú, hứng thú nhận thức, trẻ mẫu giáo 5–6 tuổi..
- Nếu như hứng thú nhận thức (HTNT) trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả khi có yếu tố lí thú (cái mới, cái không bình thường, cái bất ngờ, cái lạ, sự không tương hợp với những biểu tượng cũ…) với vai trò là chất kích thích mạnh mẽ nhất của HTNT, trò chơi dân gian (TCDG) dân tộc Thái có chữa những yếu tố lí thú đó.
- Việc sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được tiến hành dựa trên quan điểm học bằng chơi, chơi mà học..
- Nhưng đây cũng là khó khăn của giáo viên mầm non, do đó việc nắm được mối liên hệ giữa TCDG dân tộc Thái và việc phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẽ giúp các giáo viên khai thác tối đa hiệu quả của TCDG dân tộc Thái trong trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
- Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, trẻ học thông qua chơi, TCDG dân tộc Thái sẽ là một phương tiện hiệu quả trong việc học bằng chơi của trẻ mẫu giáo.
- 115 Dạy học bằng chơi là một cách tiếp cận “lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được học, chơi theo nhu cầu, hứng thú và sở thích cá nhân còn giáo viên với vai trò là người hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích trẻ hoạt động tích cực thông qua các trò chơi.
- Trẻ mẫu giáo học tốt nhất thông qua trò chơi, học bằng chơi và sử dụng trò chơi trong học tập đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
- Bởi, trò chơi không chỉ là “nguồn sống” nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, đặc biệt những TCDG dân tộc Thái sẽ nuôi dưỡng tâm hồn đứa trẻ, trẻ được đắm mình trong văn hóa của dân tộc mình.
- TCDG tộc Thái có mối liên hệ mật thiết với HTNT của trẻ bởi, đối với trẻ em mầm non trò chơi không chỉ là một loại trò vui đùa, mà còn là một loại học tập, làm việc và sinh hoạt.Chơi là con đường học quan trọng của trẻ mẫu giáo.
- Trò chơi còn là khoảng thời gian vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất mà trẻ trải qua bởi, khi chơi giúp trẻ thích thú và thoát khỏi sức ép căng thẳng của việc học.
- Trong trò chơi có thể giúp cho trẻ em hiểu được mối quan hệ của cá nhân với môi trường xung quanh, khai thông suy nghĩ, thúc đẩy phát triển tình cảm và tính xã hội, có lợi cho sức khỏe thể chất, tinh thần và chơi giúp trẻ làm được những điều mà trẻ không làm được trong cuộc sống thực .
- Trò chơi dân gian dân tộc Thái.
- Nghiên cứu này hiểu khái niệm TCDG dân tộc Thái như sau:.
- Trong đó, trò chơi thường là sự lựa chọn của trẻ, những trò chơi luôn giữ cho trẻ có được những cảm xúc tích cực, sự hào hứng và vui sướng khi chơi.
- Mối liên hệ giữa trò chơi dân gian dân tộc Thái và việc phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- TCDG dân tộc Thái là một thành phần của văn hóa, còn phát triển HTNT cho trẻ em là một nội dung/nhiệm vụ của giáo dục.
- Trẻ chơi bởi tính hứng thú của trò chơi sẽ tạo cho trẻ cảm xúc tốt, lành mạnh từ đó thúc đẩy sự phát triển nhận thức.
- Đặc trưng tâm lí của trẻ lứa tuổi mẫu giáo là tính cảm xúc, tác động vào cảm xúc của trẻ để phát triển những giá trị nhận thức trong trò chơi là phù hợp bởi trong trò chơi hay những câu chuyện, lời ca.
- Có thể thấy rõ mối liên hệ giữa TCDG dân tộc Thái với việc phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua những ưu thế của TCDG dân tộc Thái dưới đây:.
- Trò chơi dân gian dân tộc Thái gây ấn tượng mạnh mẽ, thu hút và duy trì sự chú ý bền vững của trẻ.
- TCDG nói chung và TCDG dân tộc Thái nói riêng có một sức hấp dẫn độc đáo, bởi chúng có tính hứng thú và tính vui vẻ cao.
- Ưu thế độc đáo của tính tự phát, tính hứng thú, tính dân tộc, tính sinh hoạt, tính đơn giản, tính bất ngờ… của TCDG dân tộc Thái có thể dẫn đến hứng thú cho trẻ em, đem đến cho chúng những niềm vui đơn giản, trực tiếp.
- Một nắm bùn, một chiếc lá, một mảnh gỗ, một hộp sắt nhỏ, vài hòn sỏi, những hạt của quả, que khô… những thứ đồ đơn giản xung quanh cuộc sống thường ngày của trẻ đó đều có thể biến hóa thành những trò chơi độc đáo..
- Đối với trẻ em mầm non trò chơi không chỉ là một loại trò vui đùa, mà còn là một loại học tập, làm việc và sinh hoạt..
- TCDG dân tộc Thái phong phú về số lượng, đa dạng về thể loại, nội dung độc đáo, mới lạ, hấp dẫn.
- Tùy theo tính chất, nội dung và phương pháp chơi mà trò chơi có thể xếp thành nhiều loại khác nhau như: những trò vui, khỏe.
- những trò chơi giải trí.
- những trò chơi thi tài khéo léo.
- Tuy nhiên, với các cách chia trên ta có thể thống nhất thành hai nhóm: Trò chơi trí tuệ và Trò chơi vui – khỏe – khéo (hoặc có thể gọi là trò chơi vận động).
- TCDG tộc Thái là một loại hoạt động văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc Thái, nó là một màu hoa trong vườn hoa sắc màu rực rỡ của TCDG Việt Nam.
- Trong thực tế cuộc sống, trò chơi và học tập bổ trợ cho nhau, thậm chí có thể làm một với nhau.
- Ở một trình độ nào đó, trò chơi trẻ em chính là học tập – một loại học tập có tính ẩn.
- Hiểu đúng và nắm chắc loại quan hệ này giúp ích cho việc giành được phương pháp học tập và trò chơi tốt hơn.
- Thông qua sự tương tác thường xuyên này giúp nâng cao trình độ nhận thức của trẻ em, ví dụ cho trẻ em học các khái niệm trừu tượng có tiến hành theo cách thức trò chơi làm tượng trưng.
- Ở mức độ cao hơn học tập của trẻ em được thực hiện thông qua môi trường trò chơi, từ góc độ này trò chơi cũng là một chiến lược và phương pháp học tập.
- Hứng thú trò chơi và hứng thú học tập có thể đồng thời phát triển hoàn thiện[12]..
- TCDG dân tộc Thái cũng như bao trò chơi khác, mỗi tuổi thơ của chúng ta đều say mê với những trò chơi này, bởi tất cả những gì trong cuộc sống xung quanh trẻ dân tộc Thái đều được TCDG dân tộc Thái tái hiện rõ nét trong đó và các trẻ trải nghiệm nó như đang trải nghiệm cuộc sống thực.
- Vậy, làm thế nào để trẻ duy trì được hứng thú chơi của trẻ với hứng thú học tập? Ở trẻ càng nhỏ tính trò chơi càng cao, đến 5 – 6 tuổi các cô giáo cần quan tâm đến các trò chơi hỗ trợ tốt cho HTNT và nếu giáo viên biết lấy TCDG Thái làm phương pháp bồi dưỡng HTNT của trẻ, phải cân đối giữa yếu tố chơi và học....
- Mối liên hệ giữa hứng thú chơi trò chơi dân gian dân tộc Thái với hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Hứng thú chơi TCDG dân tộc Thái Lựa chọn phù hợp Hứng thú nhận thức.
- Hứng thú chơi TCDG dân tộc Thái – HTNT phát triển hài hòa.
- Qua sơ đồ trên ta thấy, hứng thú chơi TCDG dân tộc Thái sẽ trở thành HTNT khi lựa chọn TCDG dân tộc Thái có nội dung phù hợp với nội dung học và cùng phát triển hài hòa.
- Tính chất hoạt động trò chơi của trẻ em với giáo dục (trong đó có học tập của trẻ em) hoàn toàn khác nhau, mà phương hướng của cả hai hoạt động lại có sự thống nhất bên trong.
- Sự phát triển của trẻ em thể hiện quan hệ nội tại của trò chơi với giáo dục.
- Trò chơi đối với trẻ em vốn có giá trị cho phát triển tự nhiên, giáo dục đối với trẻ em vốn có giá trị dẫn dắt cho sự phát triển.
- Nội tại trò chơi và giáo dục vốn đã thống nhất trong tất cả các lĩnh vực và toàn bộ quá trình phát triển, hướng về kết quả cuối cùng là sự phát triển của trẻ em.
- Chính sự thống nhất bên trong mới làm cho trò chơi và giáo dục có thể kết hợp hoặc trong giáo dục tính khả thi của trò chơi trở nên hiện thực.
- Trò chơi dân gian dân tộc Thái là môi trường, phương tiện trải nghiệm văn hóa Thái sống động và chân thực có hiệu quả đối với trẻ.
- Trò chơi dân gian dân tộc Thái, ngoài những giá trị giáo dục, phát triển thể chất, phát triển khả năng nhận thức, bồi dưỡng tính sáng tạo, niềm tin, phát triển ngỗn ngữ… cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, nó còn có giá trị rất lớn trong việc phát triển HTNT cho trẻ nếu giáo viên mầm non biết lựa chọn nội dung trò chơi phù hợp với nội dung phát triển hứng thú nhận thức.
- Môi trường hoạt động của trẻ chính là môi trường trò chơi nói chung, TCDG dân tộc Thái nói riêng – nơi chứa đựng đối tượng hoạt động nhận thức, chứa đựng tiềm năng sinh ra nhu cầu nhận thức của trẻ..
- TCDG dân tộc Thái là một phương tiện hiệu quả trong giáo dục trẻ, bởi bản thân trò chơi mang đặc điểm vui tươi, tính hứng thú, tính tập thể, tính hài hước, tính tập thể, tính vận động….
- Những TCDG dân tộc Thái mang lại cho trẻ sự hứng thú, tò mò, ham hiểu biết, kích thích trẻ tích cực hoạt động… Việc sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như một như một phương tiện hiệu quả theo cơ chế tâm lí lấy trẻ làm trung tâm.
- Việc sử dụng TCDG dân tộc Thái trong hoạt động phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cũng tuân theo cơ chế hoạt động nhất định..
- Trò chơi dân gian dân tộc Thái có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn lao động sản sản xuất và hoạt động vui chơi của trẻ người dân tộc Thái và nó là một bộ phận truyền tải nền văn hóa truyền thống của dân tộc, mang giá trị văn hóa – xã hội và giá trị giáo dục vô cùng quan trọng..
- Như vậy, TCDG dân tộc Thái không đơn thuần thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ mà chứa đựng cả một nền văn hóa độc đáo của dân tộc Thái.
- TCDG dân tộc Thái với những đặc điểm tự nhiên, vui nhộn đầy tính hứng thú là một môi trường nuôi dưỡng và phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6.
- Đó chính là kinh nghiệm văn hóa và TCDG dân tộc Thái cũng là một phần trong đó..
- Trò chơi dân gian dân tộc Thái tác động vào xúc cảm của trẻ để hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.
- TCDG dân tộc Thái kích thích trẻ cảm nhận cuộc sống, thêm yêu cuộc sống.
- Những điều đó thể hiện tính thời đại, tính dân tộc và đặc sắc của dân tộc Thái.
- Nó khiến trẻ trong quá trình tham gia trò chơi có thể cảm nhận được sức hấp dẫn của văn hóa truyền thống.
- Đặc biệt là những trò chơi phản ánh đặc sắc văn hóa dân tộc như: “Ném còn”, “Đánh đu”, “Chơi giáp trận”,.
- “Num num tẩu tẩu”, “Vè trái cây”, “Đố giải được”… càng thể hiện nội hàm phong phú của TCDG dân tộc Thái.
- Từ đó, nhà giáo dục có thể vận dụng để phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo bằng cách nuôi dưỡng, duy trì tình yêu của trẻ với những trò chơi này..
- Theo cơ chế tâm lí của hoạt động, cơ chế hình thành và phát triển tâm lí người, có thể sơ đồ hóa cơ chế tâm lí hoạt động sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái qua các bước phát triển dưới đây:.
- Việc sử dụng TCDG dân tộc Thái trong hoạt động phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cũng tuân theo cơ chế hoạt động trên..
- Khi trẻ lần đầu chơi trò chơi trẻ sẽ chơi để thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ (nhu cầu chơi đơn thuần không có mục đích hay chủ định) và trẻ bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi sự mới lạ của bản thân trò chơi (màu sắc, âm thanh, hành động chơi… mới mẻ).
- Đây là giai đoạn đầu của phát triển HTNT – giai đoạn rung động định kỳ, tức là các trẻ chưa thực sự hứng thú với đối tượng nhận thức, chưa thấy được ý nghĩa của đối tượng và khoái cảm của đối tượng nhận thức mang lại, mà trẻ chỉ bị lôi cuốn bởi trò chơi cô giáo mang đến cho trẻ.
- Do đó, trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức để hình thành kiến thức về đối tượng nhận thức nào đó cho trẻ nhà giáo dục có thể cho trẻ tiếp xúc với trò chơi có liên quan đến đối tượng nhận thức nhiều lần để duy trì HTNT của trẻ với đối tượng nhận thức..
- Sự hình thành hứng thú cá nhân trong hoạt động sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Ở Sơ đồ 3, khi trẻ đã chơi thành thạo các trò chơi và có HTNT với đối tượng nhận thức qua trò chơi, khi đó bản thân trẻ có nhu cầu tìm hiểu về đối tượng nhận thức và chủ động sử dụng trò chơi để tìm hiểu và khám phá đối tượng nhận thức nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình.
- Còn bản thân trò chơi lúc này như là một yếu tố lí thú trong hoạt động nhận thức của trẻ, có chứa nội dung của đối tượng nhận thức để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình thông qua trò chơi.
- Có nghĩa là hoạt động chơi có chủ định xuất hiện – HTNT bền vững (Hứng thú cá nhân) thực sự xuất hiện ở trẻ, trẻ đã trò chơi hóa hoạt động nhận thức.
- Đây là cơ sở để luận án sử dụng loại trò chơi khám phá nhận thức trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
- Khi sử dụng trò chơi nói chung và TCDG dân tộc Thái nói riêng, trẻ dễ dàng bị hấp dẫn bởi đối tượng thông qua trò chơi đó, khi chơi trẻ hiểu đối tượng nhận thức, trẻ hiểu thì bắt đầu thích, thấy thích lại muốn chơi và chơi lại hiểu….
- Có thể hiểu Sơ đồ 2 và 3 như số lần tham gia TCDG dân tộc Thái với các mức khác nhau từ một hoạt động chơi đơn thuần phát triển lên thành chơi có mục đích (phát triển hứng thú nhận thức).
- Hai sơ đồ trên cho thấy, lần đầu, cho trẻ chơi TCDG trong các HĐGD, giáo viên đánh giá mức độ hứng thú của trẻ với mỗi loại trò chơi.
- Lần sau, trẻ sử dụng những trò chơi này để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, giáo viên có thể sử dụng trò chơi này như một phương tiện để phát triển nhận thức cho trẻ và những TCDG cũng là một đối tượng nhận thức của trẻ, qua việc trải nghiệm với những trò chơi đó, HTNT của trẻ được cải thiện và nâng cao dần lên.
- Khi chơi trò chơi trẻ vừa sử dụng ngôn ngữ kết hợp vận động, nghe và nói… Tức trẻ tiếp nhận đối tượng nhận thức thông qua đa giác quan.
- Ví dụ: Khi tham gia vào trò chơi.
- Nhóm trò chơi này phù hợp với trẻ bởi trẻ hoạt động và sống theo cảm xúc, tác động vào cảm xúc rất thực.
- Tại sao lại tác động vào cảm xúc? TCDG có lời đồng dao có vần có điệu, có hình ảnh, có vận động, có tập thể, có hợp tác… Trẻ lúc này, trí nhớ máy móc cũng đang độ phát triển, loại hình trò chơi này phù hợp và thỏa mãn được trẻ, những kiến thức trong trò chơi, nội dung giáo dục đạo đức… có những trò chỉ phù hợp với trẻ 5 tuổi, 6 tuổi.
- Tiềm năng của các trò chơi không như nhau đó là những đối tượng nhận thức trong trò chơi khó hay dễ khác nhau, trừu tượng hay cụ thể.
- Độ khó dễ của trò chơi có thể thử bằng cách trẻ chơi nhưng không hiểu hết ý tứ trong trò chơi.
- Ví dụ một số trò như trò chơi “Đố giải được/Tạ bok kẻ đảy” chỉ trẻ lớn mới chơi được, vì đòi hỏi trẻ phải biết được đặc điểm của các con vật trong trò chơi nhắc đến….
- Từ đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên cần lựa chọn những trò chơi có chứa đối tượng nhận thức hoặc phải liên quan để sử dụng trong hoạt động giáo dục, để trẻ chơi là thích và học được nhiều thứ qua chơi.
- Vì khi trẻ phát hiện nhiều điều thú vị trong trò chơi thì trẻ sẽ thích thú tiếp tục khám phá.
- Tuy nhiên trẻ có thể học, tiếp nhận các đối tượng nhận thức qua nhiều kênh trong cuộc sống như tivi, sách vở, internet… nhưng những kênh này có những điểm chưa phù hợp với trẻ lứa tuổi này mà nó mang tính tương tác một chiều nhiều hơn, không khai thác được tất cả những khả năng tiềm ẩn trong trẻ như sử dụng trò chơi nói chung và TCDG dân tộc Thái nói riêng..
- Nếu giáo viên mầm non biết khai thác và sử dụng những giá trị giáo dục (giáo dục nhận thức) trong mỗi trò chơi sẽ đem lại kết quả nhất định cả cho trẻ và giáo viên của TCDG dân tộc Thái trong giáo dục trẻ thì sẽ giúp trẻ thực hiện các nhiệm vụ nhận thức một cách nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, say mê hơn, bởi trong mỗi trò chơi mang đặc điểm vui tươi, tính hứng thú, tính tập thể, tính hài hước, tính tập thể, tính vận động… rất phù hợp với trẻ lứa tuổi mẫu giáo.
- HTNT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sẽ được duy trì và phát triển nhờ môi trường TCDG dân tộc Thái bởi TCDG dân tộc Thái có một sức hấp dẫn độc đáo, bởi chúng có tính hứng thú và tính vui vẻ cao.
- Diễn giải tư duy trò chơi hóa và cơ chế thiết kế theo cách đơn giản và đơn giản, để tối đa hóa niềm vui và hiệu quả của việc học, trí nhớ và đào tạo.
- Thiết kế trò chơi phát triển biểu tượng về động vật cho trẻ mẫu giáo..
- Nxb Văn hóa Dân tộc Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật..
- “Thực trạng và biện pháp phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trò chơi dân gian dân tộc Thái ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La”.
- Giáo dục bằng trò chơi.
- Nghiên cứu về việc áp dụng các trò chơi dân gian Tây Tạng trong chương trình giảng dạy mẫu giáo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt