« Home « Kết quả tìm kiếm

NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI GVHD: Ths.
- Đỗ Dung Hòa SV: Sư phạm Vật Lý K50 1.Nguyễn Văn Chinh, Vũ Huy Trung, Nguyễn Thị Yến I - Đặt vấn đề: Trong thực tế, sinh viên năm thứ nhất từ nhiều môi trường với nhiều hoàn cảnh khác nhau vào học ở khoa Sư phạm - ĐHQGHN – một môi trường hoàn toàn mới lạ.Mặt khác môi trường và phương pháp học ở Đại học có nhiều thay đổi khác so với bậc học phổ thông.
- Do đó trong quá trình học ở đại học họ đ• gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý.
- Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn tâm lý.
- Chúng tôi nghiên cứu sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm - ĐHQGHN nhằm phát hiện một số khó khăn trong học tập của các em, nguyên nhân của những khó khăn đó, đề xuất những biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn này và giúp cho việc học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm - ĐHQGHN đạt hiệu quả cao.
- II - Giải quyết vấn đề: Nội dung chủ yếu của bài báo cáo khoa học này nghiên cứu về: “Thực trạng khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm- ĐHQGHN”.
- Đánh giá chung của sinh viên về khó khăn tâm lý trong học tập: Dựa vào việc đặt ra 2 câu hỏi:”Theo bạn sinh viên năm thứ nhất có gặp khó khăn tâm lý trong học tập không? Và những khó khăn đó ở mức độ như thế nào.
- Chúng tôi đã đưa ra kết quả là có 100% sinh viên năm thứ nhất được điều tra đã gặp khó khăn tâm lý trong quá trình học tập.
- Tuy tần số xuất hiện những khó khăn đó có sự chênh lệch giữa nam và nữ.
- Các bạn nữ tỏ ra thường xuyên hơn các bạn nam.
- Và 1 điều đáng chú ý đó là tất cả các bạn sinh viên năm thứ nhất đều gặp khó khăn trong tâm lý tuy mức độ và tần suất xuất hiện những khó khăn đó có khác nhau.
- Các khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên: Bằng cách đặt ra câu hỏi: “Trong học tập bạn gặp những khó khăn tâm lý nào?” và đưa ra 9 khó khăn cơ bản thường thấy ở các bạn sinh viên ví dụ như: hiểu biết chưa đầy đủ về trường sư phạm và nghề thầy giáo, chưa thích ứng với việc học đại học, có tâm lý lo lắng sợ hãi khi học tập…để các bạn lựa chọn, đánh giá theo mức độ khó khăn tâm lý mình đã gặp phải.
- Sau khi tổng kết lại thì thấy rằng khó khăn do “chưa thích ứng với việc học tập ở đại học” được các bạn cho rằng hay gặp phải nhất.
- Điều đó hoàn toàn hợp lý bởi các bạn là những sinh viên năm thứ nhất,mới rời ghế nhà trường phổ thông, còn mang nặng cách học, cách suy nghĩ trong nhà trường phổ thông và điều này xảy ra như nhau ở cả nam và nữ.
- Các nguyên nhân như “Thụ động trong học tập”, “không tự tin vào bản thân nên chưa cố gắng”, “không có tâm lý sẵn sàng trong học tập” xếp ở vị trí cao cho thấy sinh viên khoa sư phạm - ĐHQGHN chưa thật sự tự tin và không có tâm thế sẵn sàng trong học tập.
- Nguyên nhân gây nên những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên:.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan gồm: ý thức, thái độ và tình cảm.
- Nhóm nguyên nhân khách quan gồm: môi trường học tập, điều kiện học tập, nội dung học tập.
- Trong nhóm nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân: “Chưa có phương pháp học tập hợp lý” được rất nhiều bạn cho là nguyên nhân chính gây ra khó khăn tâm lý trong học tập.
- Nó hoàn toàn phù hợp với khó khăn “chưa thích ứng được với việc học ở Đại học”.
- Qua đây cho chúng ta thấy rằng kỹ năng học tập của các bạn sinh viên năm thứ nhất còn rất yếu và để khắc phục nó cần phổ biến cho các bạn phương pháp học tập mới ngay từ khi mới bước chân vào Đại học.
- Trong nhóm nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân “Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo” được các bạn cho là nguyên nhân chính gây khó khăn tâm lý trong học tập.
- Qua đó chúng ta thấy một thực tế rằng: cơ sở vật chất của khoa Sư phạm -ĐHQGHN còn yếu và thiếu rất nhiều đặc biệt là các sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến những môn như: tâm lý học, giáo dục học… 4.
- Một số biện pháp sinh viên sử dụng để khắc phục những khó khăn ấy: Từ những kết quả khảo sát được chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các bạn (cả nam và nữ) đều chọn cách”Tích cực học tập, tích luỹ tri thức” để làm giảm bớt những khó khăn tâm lý.
- Bên cạnh đó thì các bạn cũng luôn luôn rèn luyện phương pháp học tập mới và chủ động trong học tập.
- Từ đó ta thấy rằng sinh viên khoa Sư phạm- ĐHQGHN rất ham học, luôn tìm tòi học hỏi để có kết quả học tập ngày càng tốt hơn.
- Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa sư phạm - ĐHQGHN là có thực và phức tạp.
- Nó được biểu hiện trên các mặt khác nhau đó là: Nhận thức, tình cảm và hành vi của sinh viên.
- Mức độ biểu hiện các khó khăn tâm lí trong quá trình học tập là khác nhau và có sự chênh lệch không lớn lắm ở nam sinh và nữ sinh.
- Thường thì mức độ biểu hiện khó khăn tâm lí ở nữ sinh viên cao hơn so với nam sinh viên.
- Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra các khó khăn tâm lí trong qúa trình học tập của sinh viên năm thứ nhất, trong đó nguyên nhân chủ quan gây ra khó khăn tâm lí nhiều nhất cho sinh viên năm thứ nhất là “Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí”.
- Nguyên nhân khách quan lớn nhất là” Chưa biết cách tổ chức hoạt động học tập”.
- Mức độ biểu hiện các khó khăn tâm lí trong học tập của sinh viên năm thứ nhất sẽ giảm đi nếu sinh viên được nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò tầm quan trọng của việc học tập đối với bản thân và được rèn luyện các kỹ năng học tập phù hợp với hoạt động mới ở môi trường sư phạm.
- B - Kiến nghị: 1.Về phía nhà trường: Nhà trường cần đầu tư tăng thêm sách giáo trình, tài liệu tham khảo để sinh viên mượn, cần đầu tư thêm điều kiện vật chất, phương tiện liên quan đến hoạt động học tập, bố trí giáo viên hợp lý, sắp xếp hợp lý các giờ học, các môn học… 2.Về phía giáo viên:mCần tổ choc hoạt động học một cách hợp lý và bố trí thời gian học tập thích hợp cho sinh viên, đồng thời hướng dẫn cho sinh viên cách học, cách ghi chép, cách làm đề cương môn học, đề cương xêmina của bộ môn mình.Bảo đảm đúng tỉ lệ thực hành, thảo luận bộ môn, rèn luyện kỹ năng trình bày 1 vấn đề…củng cố lòng tin khắc phục sợ hãi trong quá trình học tập.Giáo viên cần tạo không khí, tâm lí thoải mái cho sinh viên trong giờ học bằng bài giảng, bằng kinh nghiệm và bằng sự tôn trọng của mình đối với sinh viên.
- Luôn gần gũi, giúp đỡ và giải quyết những băn khoăn, lo lắng của sinh viên.
- 3.Về phía sinh viên: Cần tạo cho bản thân 1 phương pháp học tập hợp lí.
- Tạo cho mình niềm say mê với nghề sư phạm và sự tự tin vào bản thân mình hơn.
- Cần tự giác, tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch rèn luyện mọi mặt cho bản thân, tích cực học hỏi kinh nghiệm của giáo viên, sinh viên đi trước, tích cực tham gia vào các buổi thảo luận về phương pháp học tập, hội thảo khoa học của trường, của lớp, của khoa…