« Home « Kết quả tìm kiếm

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học công lập tại Việt Nam thực trạng và giải pháp


Tóm tắt Xem thử

- Lê Quân và Mai Hoàng Anh - Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học công lập tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp.
- Mô hình đại học doanh nghiệp được phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Đức, Hà Lan, Mỹ, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam.
- sách, hình thành liên kết 3 bên: chính phủ - trường đại học - doanh nghiệp Đinh Văn Toàn [1], [2] góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu của Nguyễn Quân cho rằng doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đang được xem như một lực lượng sản xuất mới, là nơi tiếp nhận và thích nghi công nghệ tiên tiến ở nước ngoài, một kênh chuyển giao dộng nghệ, đồng thời doanh nghiệp KH&CN còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế [3]..
- Tại Việt Nam, phát triển doanh nghiệp KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm triển khai thực hiện.
- DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM.
- Từ khóa: doanh nghiệp KH&CN, đại học công lập Việt Nam..
- N ghiên cứu này tập trung làm rõ khái niệm doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học và phân tích thực trạng doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học công lập tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp KH&CN được lựa chọn nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU).
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của mô hình doanh nghiệp này.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả hàm ý một số giải pháp nhằm phát triển mô hình doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học tại Việt Nam..
- Nhìn chung, vai trò của vườn ươm doanh nghiệp công nghệ đã giải quyết những vấn đề sau:.
- (i) vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tạo điều kiện, là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp khởi sự thành công, phát triển tinh thần kinh doanh.
- (ii) đây là công cụ thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa thành công các ý tưởng công nghệ nhờ gắn kết chặt chẽ hơn mối quan hệ trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp.
- (iii) vườn ươm doanh nghiệp công nghệ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế địa phương.
- (v) vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cung cấp quỹ hạt giống (sead funding) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm, gia tăng nguồn vốn hạt giống.
- (vi) mô hình này kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với mạng lưới nguồn lực để gia tăng cơ hội sống sót và tăng trưởng.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thành lập và vận hành các doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học còn nhiều vấn đề tồn tại, một phần nguyên nhân xuất phát từ các chính sách..
- Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN, nghiên cứu điển hình tại một số trường đại học công lập, từ đó hàm ý các đề xuất phát triển mô hình doanh nghiệp này trong các trường đại học ở Việt Nam..
- Ngoài phần giới thiệu, nghiên cứu được kết cấu gồm cơ sở lý luận về doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học, thực trạng hoat động của doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học tại Việt Nam, thảo luận, hàm ý và hạn chế của nghiên cứu..
- Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học.
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học.
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học xuất hiện và phát triển ở Mỹ và Anh từ giữa thế kỷ XX và chính thức được luật hóa với Đạo luật Bayh-Dole ở Mỹ vào năm 1980, trong đó thừa nhận hoạt động của các doanh nghiệp này [4]..
- Mặc dù có lịch sử phát triển hàng chục năm, giới nghiên cứu vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học.
- thứ hai, các ý tưởng khoa học công nghệ của những doanh nghiệp này phải được phát triển bởi chính trường đại học đó [5].
- Đây là một trong những định nghĩa sớm nhất về khái niệm doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học, theo đó nhấn mạnh việc các doanh nghiệp này khởi nguồn từ cá nhân trong trường đại học hoặc kết quả khoa học công nghệ của trường đó.
- Các tác giả làm rõ một số quan điểm: (i) Doanh nghiệp mới: doanh nghiệp KH&CN trong trường ĐH là doanh nghiệp mới, có tính pháp lý riêng biệt không phải là một phần mở rộng, cũng không phải là công ty con được kiểm soát của trường đại học, mà là một cấu trúc tự trị theo đuổi các hoạt động tạo ra lợi nhuận.
- doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học cũng được thành lập với mục đích tạo ra lợi nhuận (ngoại trừ các tổ chức phi lợi nhuận).
- Nghiên cứu của Hogan và Zhou (2010) đã nhận xét về tiêu chí xác định doanh nghiệp KH&CN như sau:.
- Thứ nhất, các doanh nghiệp KH&CN phải nhận được sự chuyển giao tri thức (knowledge transfer) từ các trường đại học, bao gồm chuyển giao công nghệ kĩ thuật cũng như kinh nghiệm (know-how)..
- Thứ ba, các doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học cần có mối liên kết chặt chẽ với trường, điều này thể hiện ở chỗ doanh nghiệp KH&CN được các trường tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực (tài chính, công nghệ, con người, thiết bị kĩ thuật.
- đổi lại các trường có được nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp [10].
- Tóm lại, theo Hogan và Zhou (2010) doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học được định nghĩa là doanh nghiệp được thành lập để khai thác tri thức được phát triển trong một trường đại học dựa trên thỏa thuận tài chính giữa công ty và trường đại học, bất kể sinh viên và nhân viên của trường có tham gia vào quá trình sáng tạo hay không.
- Klofsten và Jones-Evans (2000) cho rằng, doanh nghiệp khoa học &.
- (ii) Tổ chức mẹ của các doanh nghiệp là các tổ chức định hướng nghiên cứu như các trường đại học, phòng thí nghiệm quốc gia, trường kỹ thuật hoặc viện nghiên cứu liên kết trường đại học.
- Như vậy, có thể định nghĩa “doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học (USO) là doanh nghiệp được thành lập bởi cá nhân hoặc nhóm các nhà khoa học có tinh thần kinh thương, nắm giữ bí quyết kinh doanh hoặc khoa học công nghệ, các doanh nghiệp này được tách ra hoạt động độc lập trên cơ sở áp dụng/khai thác kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của trường đại học”..
- Đặc điểm và phân loại doanh nghiệp khoa học &.
- công nghệ spin - off định hướng sản phẩm và doanh nghiệp KH&CN spin-off định hướng dịch vụ.
- Tuy nhiên, các doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học thường có các đặc điểm sau:.
- (2) Doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học phát triển tri thức toàn cầu về công nghệ và khách.
- (3) Doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học có liên kết chặt chẽ với tổ chức “mẹ”, thông qua việc nắm giữ cổ phần, cơ sở ươm tạo, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng và hợp tác nghiên cứu [19].
- Dữ liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn sâu và quan sát, dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, bài báo công bố, các thông tin phỏng vấn trả lời trên các trang báo mạng được sử dụng để đánh giá thực trạng doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học công lập ở Việt Nam..
- Để thấy rõ thực trạng doanh nghiệp KH&CN trong trường ĐH, tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích ba doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học là BK-Holdings, Công ty TNHH Khoa học tự nhiên, Công ty CP công nghệ vi sinh IMBT.
- Mặt khác, đây cũng là các doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học đại diện tiêu biểu của mô hình này..
- Thực trạng doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học công lập ở Việt Nam.
- doanh nghiệp.
- Cho tới thời điểm ở năm 2019, BK- Holdings vẫn được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp trong trường đại học với doanh thu hợp nhất khoảng 100 tỷ đồng, quy mô 400 nhân viên.
- Mô hình hoạt động của BK - Holdings là mô hình doanh nghiệp KH&CN spin-off trong trường đại học.
- Điểm đặc biệt của mô hình doanh nghiệp KH&CN tại Đại học Bách Khoa mà cụ thể là BK- Holdings là mô hình hoạt động của doanh nghiệp KH&CN rõ ràng.
- Theo đó, Trường Đại học Bách Khoa sau thời gian hoạt động đã chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, tiếp cận theo mô hình doanh nghiệp KH&CN spin-off.
- Mô hình doanh nghiệp KH&CN theo hướng spin -off cho phép BK - Holdings chủ động trong các hoạt động của doanh nghiệp, theo đó BK-hold- ings được chủ động đầu tư vào các đơn vị, công ty con, công ty liên kết, các dự án theo cơ chế hợp tác với cá nhân và tổ chức.
- nhóm các doanh nghiệp triển khai công nghệ thương mại hóa..
- của hệ thống các doanh nghiệp trong trường đại học..
- Mặt khác, hệ thống này cũng đóng vai trò “pull”, kết quả hoạt động của BK-holdings cho thấy họ có những hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để cùng hợp tác đầu tư và thương mại hóa đưa kết quả nghiên cứu KH&CN ra thị trường thông qua hoạt động hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ.
- Thành công của BK-holdings đến từ việc thay đổi tư duy quản trị đại học, nhận thức của lãnh đạo Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học, về đại học khởi nghiệp.
- chóng, định nghĩa rõ ràng về doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học, đổi mới tổ chức và quan điểm nhìn nhận về trường đại học ngoài đào tạo, nghiên cứu hướng tới đại học khởi nghiệp.
- thứ hai là minh bạch hóa việc đưa tài sản nhà trường vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua cố gắng tạo cơ chế để nhà khoa học trong trường tham gia thành lập các doanh nghiệp.
- Đây là điểm yếu mà BK-holdings cần khắc phục, việc liên kết với doanh nghiệp khác hoặc các trường đại học với thế mạnh về các lĩnh vực đó là một hướng.
- Sự không rõ ràng cơ chế phân chia quyền lợi, trách nhiệm và quyền sở hữu trí tuệ cũng như chuyển giao sở hữu trí tuệ bởi sự ràng buộc về luật và chính sách đối với các trường đại học là nút thắt và khó khăn của các doanh nghiệp.
- Các quy định của luật giáo dục đại học về trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục, luật quản lý tài sản công, tư duy quản lý nhà nước theo kiểu bao cấp là những rào cản khó khăn đối với hoạt động của doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học.
- Công ty TNHH Khoa học tự nhiên là doanh nghiệp trực thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên, VNU được thành lập ngày 20 tháng 5 năm 2004.
- Đối với công ty TNHH Khoa học Tự nhiên, cơ cấu hoạt động được thành lập giống như các mô hình doanh nghiệp trực thuộc khác, theo đó chủ tịch hội đồng thành viên và thành viên hội đồng thành viên do Trường Đại học Tự nhiên bổ nhiệm..
- Ban điều hành là cán bộ trực thuộc nhà trường được biệt phái tham gia doanh nghiệp..
- Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hạn chế khả năng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm.
- Thủ tục pháp lý và hành chính chưa rõ ràng gây khó dễ cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Chưa có sự tách bạch giữa quản lý trường đại học và doanh nghiệp nên lãnh đạo.
- nhà trường còn can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp thông qua cơ chế báo cáo và phê duyệt.
- Về nhân sự, hiện nay nhân sự quản lý của doanh nghiệp do Trường Đại học Tự nhiên điều động biệt phái, biên chế thuộc Trường Đại học Tự nhiên nhưng lương và thu nhập do doanh nghiệp chi trả..
- Việc chưa rõ cơ chế hoạt động khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, nên việc chi trả lương và thu nhập cho cán bộ tham gia quản lý còn thấp.
- Mặc dù Trường Đại học Tự nhiên được đầu tư khá nhiều máy móc và trang thiết bị, nhu cầu sử dụng trong đào tạo và nghiên cứu rất thấp nhưng không thể chuyển giao để doanh nghiệp sử dụng.
- Do vậy, doanh nghiệp khá khó khăn trong việc đầu tư máy móc và thiết bị.
- Điểm chung của IMBT và công ty TNHH Khoa học tự nhiên là mô hình doanh nghiệp mới, kinh nghiệm chưa có, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh dẫn đến tâm lý sợ sai khi thực hiện.
- Đây là điểm hạn chế của VNU, do vậy để phát triển mô hình doanh nghiệp KH&CN này, VNU cần ban hành các chính sách và các văn bản hướng dẫn thống nhất và xuyên suốt, xây dựng cơ chế quản lý trao quyền chủ động tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc để triển khai hoạt động và cũng như thành lập pháp nhân để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu..
- Thảo luận về doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học tại Việt Nam.
- Mặc dù có những thành công bước đầu trong việc tạo ra doanh thu và chuyển giao công nghệ, thực hiện được sứ mệnh của doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của BK-holdings gắn liền với cơ chế hoạt động, các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN, cũng như quan điểm của lãnh đạo cơ quan chủ quản.
- So sánh giữa BK-holdings và các doanh nghiệp trực thuộc VNU cho thấy, thành công và thuận lợi của một doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học phụ thuộc nhiều vào quan điểm tư duy quản trị đại học của lãnh đạo nhà trường, bên cạnh đó là hệ thống các chính sách của nhà trường, cơ chế và tổ chức hoạt động, cũng như quan điểm đổi mới giáo dục đại học, cập nhập và thích nghi với đại học khởi nghiệp..
- Thứ nhất, việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học đa số cán bộ quản lý đều được bổ nhiệm, luân chuyển từ các đơn vị thuộc khối giáo dục đào tạo nên tư duy doanh nghiệp còn hạn chế, mặt khác lối mòn về quản lý nhà nước là một trở.
- ngại trong việc vận hành các doanh nghiệp khoa học công nghệ..
- Do vậy, việc khai thác các cơ sở vật chất, nguồn lực của các trường đại học để triển khai hoạt động của doanh nghiệp gần như bằng không.
- Do vậy, đây cũng là một hạn chế khiến hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng..
- Thứ ba, chính sách quản lý và hỗ trợ chưa rõ ràng giữa doanh nghiệp và đơn vị chủ quản..
- Hàm ý đề xuất và hạn chế của nghiên cứu Thực tế cho thấy, hiện nay xu hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học đang phát huy được nhiều giá trị, đặc biệt nó thúc đẩy việc chuyển giao tri thức và công nghệ giữa cơ sở đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn cuộc sống..
- Mối liên kết giữa ba bên trong mô hình xoắn: chính phủ - trường đại học - doanh nghiệp là mô hình mang lại sự phát triển bền vững và được chú trọng phát triển..
- Do vậy, phát triển doanh nghiệp trong trường đại học được coi là minh chứng sống động cho xu hướng phát triển nói trên.
- Hoàn chỉnh mô hình doanh nghiệp khoa học &.
- Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hợp tác giữa 3 bên trong mô hình soắn: Chính phủ - Đại học - Doanh nghiệp..
- Chủ động mời các nhà quản lý, nhà quản trị giỏi tham gia vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu và làm việc tại các doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh của nhà trường..
- Linh hoạt trong hình thành và tổ chức hoạt động doanh nghiệp trong các trường ĐH..
- Tháo gỡ các rào cản pháp luật về thành lập doanh nghiệp trong các trường đại học công lập..
- xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp đối tác để tiếp cận nguồn vốn đầu tư nghiên cứu, sản xuất thử ngay từ giai đoạn đầu của các nghiên cứu;.
- ngược lại, doanh nghiệp có định hướng, xây dựng kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu &.
- Mặc dù đã cố gắng, nhưng việc nghiên cứu tình huống ba doanh nghiệp để từ đó phân tích thực trạng hoạt động và các chính sách cũng như những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của các doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học có thể không bao trùm và đại diện cho tất cả các doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học, bởi mỗi trường đại học và mỗi lĩnh vực ngành nghề có đặc trưng riêng.
- hơn nếu nghiên cứu được đầy đủ các doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học ở Việt Nam.
- Đinh Văn Toàn, Hợp tác đại học-doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam .
- Nguyễn Đức Long, Mối quan hệ Đại học - Nghiên cứu - Doanh nghiệp trong việc thúc đẩy và phát triển CNC ở Việt Nam, 2003, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc..
- Nguyễn Quân, Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - Một lực lượng sản xuất mới, Tạp chí Hoạt động khoa học, 2006, 10..
- Vũ Thị Liên, Hình thành doanh nghiệp spin- off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (Trường hợp ngành dược), 2008, Trường Đại học Khoa học Xã hội &.
- Toàn, Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, 2014.
- Vũ Cao Đàm, Lại bàn về doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006, 10.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt