« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á: Tiếp cận ở góc độ thị trường


Tóm tắt Xem thử

- Phan Chí Anh và Nguyễn Thu Hà - Phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á: tiếp cận ở góc độ thị trường.
- Ngày nay, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng, vai trò của phát triển sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng.
- Dưới áp lực của việc mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng, các tổ chức luôn tìm cách nâng cao hiệu suất phát triển sản phẩm về thời gian phát triển, chi phí và khả năng sinh lời (Neto và cộng sự, 2015).
- Do đó, chủ đề làm thế nào để đạt được thành công trong việc phát triển Sản phẩm Mới đã được nghiên cứu trên toàn cầu như một hoạt động kinh doanh quan trọng trong công ty.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các thực hành hợp tác ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển sản phẩm mới (Johnson &.
- Năng lực kiến thức thị trường bao gồm của các hoạt động nghiên cứu và thu thập dữ liệu thông tin thị trường, đây là những nguồn thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.
- Thực vậy, phân tích dữ liệu thị trường sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về đặc điểm thị trường, xu hướng phát triển sản phẩm và công nghệ, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, qua đó giúp doanh nghiệp hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm mới và cải thiện hiệu quả phát triển sản phẩm mới.
- Chính vì vậy, kiến thức thị trường đã nổi lên như là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu đổi mới và phát triển sản phẩm mới..
- Bên cạnh đó, cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tích hợp các chức năng khác nhau trong một công ty có thể mang lại lợi ích cho công ty trong việc phát triển sản phẩm mới, ví dụ như hợp tác tiếp thị và R&D (Olson và cộng sự, 2001), tiếp thị và sản.
- PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI.
- Từ khóa: phát triển sản phẩm mới, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh..
- P hát triển sản phẩm mới được xem là phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh mọi doanh nghiệp sản xuất trên thế giới.
- Sản phẩm mới có chất lượng và tính sáng tạo vượt trội giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cho khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng, mở rộng thị phần và thị trường, hướng tới phát triển bền vững doanh nghiệp.
- Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực chứng phân tích ảnh hưởng của kiến thức thị trường (bao gồm: kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh tranh) đến kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp sản xuất.
- Thông qua dữ liệu thu được từ 118 doanh nghiệp sản xuất ở 5 nước Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Lan và Việt Nam, kết quả nghiên cứu không chỉ cho thấy sự mối tương quan chặt chẽ giữa thu thập và khai thác các kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới tại từng nước mà còn chỉ ra ảnh hưởng tích cực của yếu tố kiến thức về nhà cung cấp và kiến thức về đối thủ cạnh tranh đến kết quả việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thiết kế và tác nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam..
- Bên cạnh đó, tích hợp với các đối tác bên ngoài được coi là hoạt động quan trọng để đạt được kết quả phát triển sản phẩm mới cao hơn (Lau, 2011.
- Các nghiên cứu từ trước đến nay tập trung nghiên cứu cách thức hợp tác nội bộ hoặc thực hành hợp tác bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm mới.
- Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung hướng tới nghiên cứu thực hành phát triển sản phẩm mới được thực hiện trong một quốc gia và ngành cụ thể.
- Do toàn cầu hóa, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên quốc tế hơn, việc hiểu rõ quy trình phát triển sản phẩm mới và các thực tiễn hợp tác giữa các quốc gia là điều cần thiết.
- Do đó, bài nghiên cứu này hướng tới việc nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Lan và Việt Nam) và phân tích ảnh hưởng của kiến thức thị trường với các chỉ tiêu đo lường kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam..
- Cơ sở lý thuyết về kiến thức thị trường Năng lực hiểu biết thị trường của doanh nghiệp thường được định nghĩa là “các quá trình tạo ra và tích hợp thông tin thị trường vào hoạt động” (Claudy và cộng sự, 2016).
- Thông tin từ đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp kiến thức về sản phẩm và chiến lược của đối thủ cạnh tranh trong khi phân tích thông tin từ khách hàng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về khách hàng và nhu cầu cuối cùng của người tiêu dùng.
- Từ đó, công ty có thể xác định sản xuất cái gì, cách tung sản phẩm ra thị trường hoặc cách xác định kế hoạch chiến lược để tạo sự khác biệt sản phẩm của họ với đối thủ cạnh tranh để giành lợi nhuận, thị phần và phát triển bền vững (Li &.
- Trong nghiên cứu này, kiến thức thị trường trong phát triển sản phẩm mới được xem xét dựa trên cấu trúc 3 chiều bao gồm:.
- kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp và kiến thức về đối thủ cạnh tranh..
- Kiến thức về khách hàng.
- Kiến thức về khách hàng được tạo ra bởi chương trình quản lý quan hệ khách hàng chiến lược (CRM), bao gồm mối quan hệ với người dùng chính và khách hàng thân thiết cũng như khách hàng tiềm năng để mở rộng kinh doanh (Campbell, 2003.
- Ngoài ra, kiến thức về khách hàng.
- cũng sẽ giúp công ty dự đoán xu hướng thị trường để bắt kịp nhu cầu của khách hàng hoặc hiểu được sở thích tiếp thị sản phẩm mới của khách hàng..
- Để tương ứng với nhu cầu đa dạng của khách hàng, sự thay đổi của thị trường, các vấn đề chính trị xã hội hoặc lợi thế kỹ thuật, nghiên cứu của Sanchez (2004) đã đề xuất bốn loại linh hoạt là nguồn lực cho năm phương thức quản lý dựa trên năng lực, bao gồm tính linh hoạt về nhận thức đối với logic chiến lược và quy trình quản lý, tính linh hoạt trong phối hợp sử dụng tài sản vô hình và hữu hình, tính linh hoạt về nguồn lực trong hoạt động và tính linh hoạt trong hoạt động để cung cấp các sản phẩm khác biệt cho thị trường.
- Kiến thức về nhà cung cấp.
- Đồng thời, một nhóm các nhà cung cấp cho một phần sản phẩm cụ thể sẽ giúp sản xuất suôn sẻ khi các vấn đề không thể đoán trước xảy ra tại nhà máy của nhà cung cấp như một phần của quản lý khủng hoảng.
- Hơn nữa, kiến thức về các nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp các công ty tìm ra những hành động cần thiết để cải thiện hoạt động của các nhà cung cấp, điều này có tác động tích cực đến hoạt động của các công ty (Modi &.
- Kiến thức về đối thủ cạnh tranh.
- Do đó, kiến thức về đối thủ cạnh tranh bao gồm các khả năng chính của các công ty đối thủ.
- Do đó, kiến thức về đối thủ cạnh tranh là một trong những năng lực kiến thức thị trường cần thiết để đạt được thành công trên thị trường, năng lực đó được cho là sẽ có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động của công ty (Kohli &.
- sản phẩm ngắn hơn - tất cả đều làm nổi bật tầm quan trọng của kiến thức tổ chức..
- Các công ty có đủ năng lực, quy trình và kiến thức sẽ có thể phân biệt giá trị mà họ có thể cung cấp cho khách hàng từ đó cung cấp bởi đối thủ cạnh tranh của họ..
- Do đó, các công ty nên phát triển thành công khả năng của mình để thu thập kiến thức ngầm bên ngoài hoặc chuyển giao kiến thức.
- Nghiên cứu của Li và Calantone (1998) cũng chỉ ra rằng việc sử dụng kiến thức của đối thủ cạnh tranh có ba giai đoạn sau:.
- thu nhận, giải thích và tích hợp và những kiến thức đó không được tạo ra tự động mà phụ thuộc vào khả năng quản trị tri thức liên quan của tổ chức..
- Cơ sở lý thuyết về kết quả phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ thành công của sản phẩm mới có thể được đo lường bằng mức độ chấp nhận của khách hàng, lợi nhuận mà sản phẩm mới mang lại và sự tồn tại của nó trên thị trường (Ateke và cộng sự, 2015).
- Sự hài lòng của khách hàng và thị phần là hai phép đo quan trọng cho sự thành công của phát triển sản phẩm mới vì chúng chỉ ra cách thương hiệu mới của tổ chức giành được thị trường trước các đối thủ..
- Gần đây, việc loại bỏ các rào cản trong giao tiếp ở phát triển sản phẩm mới đã được chú trọng hơn thông qua việc sử dụng các phương pháp hợp tác như sự tham gia của nhà cung cấp và tích hợp giữa các chức năng (Lau và cộng sự, 2011).
- Theo Klein (1995), quá trình phát triển sản phẩm mới ngày càng trở nên hợp tác hơn do yêu cầu của sự tương tác giữa các bên khác nhau..
- Kiến thức thị trường được phân tích theo ba lĩnh vực kiến thức về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh được đánh giá thông qua các yếu tố tóm tắt như sau (bảng sau):.
- Giả thuyết H1: Kiến thức về khách hàng có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại 5 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam..
- Giả thuyết H2: Kiến thức về nhà cung cấp có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại 5 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam..
- Giả thuyết H3: Kiến thức về đối thủ cạnh tranh có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại 5 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam..
- Giả thuyết H4: Kiến thức về khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam..
- Giả thuyết H5: Kiến thức về nhà cung cấp có ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam..
- Giả thuyết H6: Kiến thức về đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam..
- Đối tượng trả lời khảo sát nhóm câu hỏi liên quan đến thang đo về kiến thức về khách hàng là đại diện bộ phận quản trị dòng xuôi chuỗi cung ứng (downstream).
- nhóm câu hỏi liên quan đến kiến thức về thị trường là đại diện bộ phận dòng ngược chuỗi cung ứng (upstream).
- nhóm câu hỏi liên quan đến kiến thức về đối thủ cạnh tranh là đại diện bộ phận quản lý nhà máy.
- nhóm câu hỏi liên quan đến kết quả phát triển sản phẩm là đại diện nhóm phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp..
- Thang điểm Likert 5 điểm được sử dụng trong đánh giá mức độ 3 loại kiến thức khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh (1.
- Kết quả phát triển sản phẩm mới được đánh giá trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc thị trường theo thang đo 5 điểm (1 - Kém hơn đáng kể, 5 - Tốt hơn đáng kể)..
- (3) Phân tích tương quan giữa các biến độc lập (kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh tranh) và biến phụ thuộc - kết quả phát triển sản phẩm mới để kiểm định nhóm các giả thuyết từ H1 đến H3.
- Kết quả phân tích và thảo luận.
- Kết quả phân tích thống kê mô tả được trình bày trên Bảng 1 cho thấy các mức độ kiến thức về thị trường được xem xét dựa trên giá trị trung bình của 3 thang đo bao gồm kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp, kiến thức về đối thủ cạnh tranh có giá trị dao động trong khoảng từ 3,86 đến 3,95.
- trong đó kiến thức về nhà cung cấp được đánh giá cao nhất trong kiến thức về thị trường.
- Kết quả phát triển sản phẩm mới cũng được đánh giá với giá trị trung bình là 3,51.
- Kết quả trình bày tại Bảng 2 cho thấy.
- giá trị trung bình của các thang đo về kiến thức về thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới có sự tương đồng nhau tại các doanh nghiệp sản xuất của 4 nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
- Giá trị trung bình của thang đo kiến thức về nhà cung cấp và kiến thức về đối thủ cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam hiện cao hơn các nước còn lại.
- Các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản cho thấy điểm thấp nhất ở khía cạnh về kết quả phát triển sản phẩm mới.
- Các doanh nghiệp sản xuất của Hàn Quốc cho thấy có điểm số cao ở kiến thức về khách hàng và có điểm số thấp hơn so với Việt Nam và Trung Quốc về kết quả phát triển sản phẩm mới.
- trong đó thang đo về kết quả phát triển sản phẩm mới có giá trị cao hơn Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan..
- Tiếp đến, phân tích ANOVA được tiến hành để tìm hiểu có hay không sự khác biệt giữa doanh nghiệp sản xuất tại 5 nước về mức độ kiến thức về thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới.
- Kết quả phân tích trình bày trong Bảng 2 cho thấy: (i) Có sự khác biệt về kết quả phát triển sản phẩm mới giữa các doanh nghiệp sản xuất Đài Loan và Việt Nam;.
- (ii) Không có sự khác biệt đáng kể mức độ kiến thức về thị trường bao gồm kiến thức về khách hàng, kiến thức về nhà cung cấp hay kiến thức về đối thủ cạnh tranh giữa 5 nước..
- Phân tích tương quan giữa kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới giữa các nước.
- Kết quả phân tích tương quan được trình bày trong Bảng 3 cho thấy có mối tương quan giữa kiến thức về thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới tại các DN sản xuất của 5 nước với mức ý nghĩa 0,01.
- trong đó: kiến thức về khách hàng (với hệ số tương quan là 0,250).
- kiến thức về nhà cung cấp (0,319).
- kiến thức về đối thủ cạnh tranh (0,421)..
- Tiếp đến, kết quả phân tích tương quan giữa kiến thức thị trường với từng chỉ số thuộc kết quả phát triển sản phẩm mới tương ứng với từng nước Bảng 1: Kết quả kiểm tra độ tin cậy và thống kê mô tả.
- Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả.
- Nhìn chung, các kiến thức về thị trường đều có mối tương quan đáng kể đối với ít nhất một trong 11 chỉ số của kết quả phát triển sản phẩm mới.
- Kết quả phân tích cũng cho thấy kiến thức về khách hàng không thể hiện tương quan với các chỉ số về đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng sinh lời, chi phí đơn vị sản xuất.
- kiến thức về nhà cung cấp không thể hiện tương quan với chỉ số sự hài lòng của khách hàng.
- kiến thức về đối thủ cạnh tranh không thể hiện tương quan với chỉ số về đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật..
- Phân tích hồi quy giữa kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới tại các DN sản xuất tại Việt Nam.
- Kết quả trình bày trên Bảng 4 cho thấy 3 yếu tố cấu thành kiến thức thị trường có thể giải thích 19,5% sự biến thiên của kết quả phát triển sản phẩm mới nói chung (Bảng 4).
- Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy kiến thức về khách hàng có mức ý nghĩa là 0,566 (lớn hơn 0,05).
- Giả thuyết H5 và giả thuyết H6 được chấp nhận do yếu tố kiến thức về nhà cung cấp và yếu tố kiến thức về đối thủ cạnh tranh (lần lượt có mức ý.
- Kết quả phân tích tương quan giữa kiến thức thị trường và kết quả phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp tại 5 nước Châu Á, kết hợp với kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của kiến thức thị trường đối với kết quả phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, đã gợi ý Bảng 2: Kết quả phân tích ANOVA.
- Bảng 3: Kết quả phân tích tương quan.
- Nguồn: kết quả phân tích của nhóm tác giả.
- một số hàm ý để cải thiện thêm hiệu quả phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp tại Việt Nam tóm lược như sau:.
- Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về khách hàng không thể hiện ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thống kê đến kết quả phát triển sản phẩm mới.
- Tất cả các thông tin về khách hàng này phần lớn được truyền tải vào trong thiết kế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất.
- Vì vậy, yếu tố hiểu khách hàng trong nhiều trường hợp không quyết định sự khác biệt trong kết quả phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp (do tất cả các doanh nghiệp sản xuất thường làm tương tự nhau)..
- Thứ hai, cần gia tăng thu thập và tích lũy kiến thức của công ty về các nhà cung cấp.
- Cũng tương tự như tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần hiểu rõ các hoạt động R&D, các đặc trưng sản phẩm và quy trình phân phối của các nhà cung cấp..
- Thứ ba, doanh nghiệp sản xuất cần tăng cường hiểu biết về đối thủ cạnh tranh về các khía cạnh đặc điểm sản phẩm dịch vụ, quy trình phân phối sản phẩm của đối thủ.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà sản xuất rút ngắn thời gian R&D, tạo ra các thiết kế sản phẩm đột phá trên thị trường..
- Điều này sẽ cho phép sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại và phức hợp hơn để đánh giá cấu trúc quan hệ giữa từng khía cạnh của kiến thức thị trường và từng khía cạnh của kết quả phát triển sản phẩm mới.!.
- *Biến phụ thuộc: kết quả phát triển sản phẩm mới Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt