« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ giữa các ngành kinh doanh


Tóm tắt Xem thử

- Phan Chí Anh và Nguyễn Thu Hà - Phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất Châu Á: tiếp cận ở góc độ thị trường.
- Vấn đề sử dụng đòn bẩy tài chính là một trong những quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp.
- Việc xác định độ lớn của đòn bẩy tài chính có ý nghĩa quyết định đến mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp, cũng như tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Trong đó, việc xác định cấu trúc nợ cũng là một yếu tố cần quan tâm đối với chủ doanh nghiệp do có liên quan trực tiếp đến mức độ tự chủ tài chính cũng như chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Smith, 1995, cấu trúc kỳ hạn nợ được xác định dựa trên mối quan hệ giữa tỉ trọng kỳ hạn nợ ngắn hạn và tỉ trọng kỳ hạn nợ dài hạn, trong đó, kỳ hạn nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn nợ trên một năm tài chính, còn kỳ hạn nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trong vòng 12 tháng, hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vì vậy, cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bền vững cũng như hiệu quả kinh.
- doanh của doanh nghiệp (Myers &.
- Việc xác định cấu trúc kỳ hạn nợ cho doanh nghiệp thường dựa trên đặc thù của từng ngành kinh doanh nhất định và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp để có thể xây dựng được cơ cấu nợ hợp lý vì việc không xác định được cơ cấu nợ hợp lý có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp.
- Theo lý thuyết sự phù hợp, sự mất cân đối cấu trúc kỳ hạn nợ sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Morris, 1976.
- Vì vậy, còn có nhiều hạn chế cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau, cũng như khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mua bán, chuyển đổi kỳ hạn nợ, từ đó dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng cấu trúc kỳ hạn nợ tối ưu.
- NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ.
- Từ khóa: cấu trúc kỳ hạn nợ, các ngành kinh doanh và doanh nghiệp niêm yết..
- B ài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019.
- Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 485 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố thuộc về tình hình tài chính của doanh nghiệp như cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, khả năng thanh khoản và quy mô doanh nghiệp được cho thấy có tương quan cùng chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ trong hầu hết các ngành.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý một số khuyến nghị nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng được cấu trúc kỳ hạn nợ hợp lý.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý về chính sách đối với Chính phủ trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp..
- Thực tiễn này đặt ra câu hỏi về việc liệu các yếu tố kinh tế nội tại doanh nghiệp và các yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hay không?.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng thêm bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc kỳ hạn nợ của các ngành kinh doanh khác nhau và sẽ hữu ích đối với nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp nói chung và xây dựng cấu trúc kỳ hạn nợ nói riêng..
- Ravid trong lý thuyết cân bằng đã đề cập khi doanh nghiệp lựa chọn kỳ hạn nợ tối ưu cần phải xem xét đến sự cân bằng giữa lợi ích từ lá chắn thuế và chi phí phát hành, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí lãi vay.
- Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn nợ ngắn hạn thay vì nợ dài hạn do các vấn đề liên quan đến thông tin bất cân xứng khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp..
- Lý thuyết về thuế: Việc lựa chọn tỉ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn sẽ ảnh hưởng đến chi phí thuế của doanh nghiệp.
- Vì theo Brick và Ravid (1985) việc sử dụng nhiều nợ dài hạn sẽ đem lại lợi thế về thuế cho doanh nghiệp nếu lãi suất đi vay có xu hướng tăng theo xu hướng biến động của rủi ro.
- Ngược lại khi lãi suất có xu hướng giảm doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng sử dụng nợ ngắn hạn (Brick và Ravid, 1991.
- Lý thuyết chi phí đại diện: Việc các doanh nghiệp lựa chọn kỳ hạn nợ hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đại diện.
- Barnea và cộng sự (1980) cho rằng, doanh nghiệp thường cân nhắc lựa chọn sử dụng nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn để tài trợ cho các dự án đầu tư, nếu sử dụng cấu trúc nợ hợp lý sẽ giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn giữa cổ đông và trái chủ.
- Trong khi đó Terra (2011) nhận định rằng, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường có xu hướng gia tăng việc sử dụng nợ ngắn hạn cho các khoản đầu tư.
- Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí đại diện cao hơn do đầu tư dưới mức, từ đó làm gia tăng mâu thuẫn giữa người quản lý và cổ đông..
- Xuất phát từ các học thuyết kinh tế liên quan đến cấu trúc nợ như trên, khi xem xét về cấu trúc kỳ hạn nợ trong doanh nghiệp giữa các ngành kinh doanh khác nhau, tác giả có xem xét đến hai nhóm yếu tố tác động: Nhóm các yếu tố nội tại thuộc về tình hình tài chính của doanh nghiệp và nhóm các yếu tố bên ngoài tác động đến việc lựa chọn cấu trúc kỳ hạn nợ trong doanh nghiệp..
- Thứ nhất, những yếu tố thuộc về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Những yếu tố về tình hình tài chính doanh nghiệp được cân nhắc đưa vào mô hình nghiên cứu là những yếu tố sau: tỷ lệ nợ, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, tài sản hữu hình, kỳ hạn tài sản, quy mô doanh nghiệp và thuế cũng tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp..
- Hệ số nợ: Hệ số nợ của doanh nghiệp cho biết mức độ sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho tài sản trong doanh nghiệp, được đo lường thông qua tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản của doanh nghiệp..
- Theo một số quan điểm nợ phải trả của doanh nghiệp trong công thức này thường chỉ tính phần nợ dài hạn.
- Giả thuyết H1: Hệ số nợ của doanh nghiệp có tác động cùng chiều.
- đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp..
- Cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản được xác định bởi tỷ trọng của tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..
- Theo lý thuyết cân bằng, để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, kỳ hạn của những khoản vay nợ cần phải phù hợp với kỳ hạn của tài sản trong doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho cơ cấu vốn của doanh nghiệp được an toàn.
- Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản với cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Krich và Terra (2012).
- Những doanh nghiệp có tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn có khả năng thế chấp tốt hơn, thường có xu hướng vay nợ với kỳ hạn dài hơn, từ đó cũng làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính cho doanh nghiệp..
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Khả năng thanh toán được xác định bởi tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn vay vốn của ngân hàng, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động các nguồn vốn khác nhau Teruel và Solano (2007).
- Kết quả nghiên cứu của Cai và cộng sự (2008), Deesomsak và cộng sự (2009), Matues và Terra (2013) và Costa và cộng sự (2014) phát hiện mối tương quan thuận chiều giữa khả năng thanh toán và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp..
- Quy mô doanh nghiệp: Barclay và Smith (1995), Ozkan (2000) nhận thấy các doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận thị trường vốn vay dài hạn.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Barclay và Smith (1995), Ozkan (2000), Antoniou và cộng sự (2006), Cai và cộng sự (2008), Deesomsak và cộng sự (2009), Wang và cộng sự (2010), Fan và cộng sự (2012), Krich và Terra (2012), Costa và cộng sự (2014) đều tìm thấy bằng chứng mối tương quan thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp..
- Giả thuyết H4: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều.
- Thời hạn của tài sản: Thời hạn của tài sản được xác định trong mối quan hệ giữa tỷ trọng của tài sản lưu động và tỷ trọng của tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, khi cân nhắc xác định nguồn tài trợ, nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét đến thời hạn sử dụng của tài sản để giúp doanh nghiệp giảm thiểu các vấn đề đầu tư dưới mức (Myers, 1977).
- Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Theo lý thuyết dựa trên thuế, những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thường có xu hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn để tận dụng lợi thế về thuế.
- Ngược lại, những lập luận dựa vào lý thuyết tín hiệu lại cho rằng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, có lợi nhuận sẽ sử dụng nhiều nợ ngắn hạn.
- Từ đó cho thấy những kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng không đồng nhất với nhau về hướng tác động của khả năng sinh lời đến cấu trúc nợ của doanh nghiệp.
- Fan và cộng sự (2012) tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa kỳ hạn nợ và khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi nghiên cứu về cơ cấu kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển.
- Còn tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, khả năng sinh lời không có tác động đến việc sử dụng nợ ngắn hạn hoặc dài hạn của các doanh nghiệp (Cai và cộng sự, 2008.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa trên phần lợi nhuận.
- trước thuế của doanh nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của Ozkan (2000), Fan và cộng sự (2012), Matues và Terra (2013) và Costa và cộng sự (2014) cho thấy lợi ích từ thuế càng nhiều thì doanh nghiệp càng có xu hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn.
- Nhưng ngược lại, nghiên cứu thực nghiệm của Cai và cộng sự (2008), Krich và Terra (2012) lại cho thấy thuế thu nhập có tác động ngược chiều đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp..
- Giả thuyết H7: Thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động cùng chiều.
- Thứ hai, bên cạnh các nhân tố thuộc về nội tại doanh nghiệp cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, trong đó nghiên cứu đề cập đến các nhân tố sau:.
- Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế khác như lạm phát, lãi suất, sự ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… Những nhân tố này lại có tác động ngược lại đến triển vọng phát triển của ngành kinh doanh, đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trên thị trường với cơ cấu nợ khác nhau.
- Trong khi, nghiên cứu của Lemma và Negash (2012) tại các quốc gia Nam Phi lại tìm thấy kết quả ngược lại, tăng trưởng kinh tế có tương quan nghịch biến với kỳ hạn nợ của doanh nghiệp..
- cho doanh nghiệp.
- Từ đó, doanh nghiệp cần phải có những tính toán trong việc xác định cơ cấu nợ nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn cũng như linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn khác nhau.
- Sự gia tăng trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm gia tăng những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, như rủi ro về thanh khoản, rủi ro phá sản.
- Phản ứng của doanh nghiệp trước sự biến động của lạm phát cũng có sự khác biệt như nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Maksimovic (1999), Wang và cộng sự (2010) cho thấy tỷ lệ lạm phát tăng khiến doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn trong điều kiện bình thường.
- đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng cho thấy tốc độ tăng quy mô tín dụng qua các năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn.
- Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu thực hiện mô hình hồi quy với dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu FinnPro..
- Dữ liệu nghiên cứu được trình bày dưới dạng dữ liệu mảng thông qua dữ liệu thu thập từ 559 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Bảng dữ liệu cuối cùng là dữ liệu dạng bảng không cân bằng của 559 doanh nghiệp niêm yết trong 11 năm tương ứng với 5.290 quan sát.
- nghiên cứu đã đề xuất mô hình hồi quy sau đây để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết..
- Biến độc lập gồm hai nhóm: các biến thuộc về tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm: cấu trúc vốn (TDR) được xác định dựa trên tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản.
- quy mô doanh nghiệp (SIZE) được tính bằng logarit của tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
- thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) được tính dựa trên thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho lợi nhuận trước thuế.
- Từ số liệu ở Bảng 1 cho thấy có sự khác biệt về cấu trúc kỳ hạn nợ và các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết có mức trung bình là 0,1821.
- doanh nghiệp có cấu trúc kỳ hạn nợ nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 0,9693.
- Điều này cho thấy sự chênh lệch lớn về cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết, mức độ sử dụng nợ vay dài hạn của doanh nghiệp tại Việt Nam là khá thấp..
- Trong điều kiện thị trường nợ tại Việt Nam chưa phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp không có nhiều nguồn tài trợ để lựa chọn mà chủ yếu sử dụng các khoản vay nợ ngắn hạn từ ngân hàng là nguồn tài trợ chính..
- Đối với các biến thuộc về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ cấu vốn có mức trung bình là 0,4979, giá trị nhỏ nhất là 0,002 và giá trị lớn nhất là 0,9929, có sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau.
- Có những doanh nghiệp không sử dụng nợ dài hạn trong khi có những doanh nghiệp tỷ lệ nợ vay ở mức rất cao.
- Mức độ đầu tư tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết ở mức khá thấp, cơ cấu tài sản ở mức trung bình là 0,1887.
- Bên cạnh đó, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thể hiện ở mức khá cao, trung bình 2,7967.
- tuy nhiên cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp..
- Tương tự như vậy, sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cũng thể hiện ở các yếu tố quy mô doanh nghiệp, kỳ hạn tài sản, khả năng sinh lời và thuế thu nhập doanh nghiệp..
- kết quả cho thấy việc sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết là phù hợp..
- Kết quả hồi quy ở Bảng 3 cho thấy hồi quy mô hình theo phương pháp GLS thì yếu tố TAX hoàn toàn không có tác động đến quyết định về cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nào..
- Yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) chỉ có tác động duy nhất đến quyết định về cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tại mức ý nghĩa 5%.
- Trong khi các yếu tố khác tác động không đồng đều giữa các ngành thì cơ cấu tài sản (TANG) có tác động thuận chiều đến quyết định về cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp tại các ngành được nghiên cứu với cùng mức ý nghĩa 1%, mức độ.
- Ngoại trừ ngành y tế, quy mô doanh nghiệp có tương quan thuận chiều với cấu trúc kỳ hạn nợ ở các ngành còn lại cùng với mức ý nghĩa 1%, tuy nhiên mức độ tác động của quy mô doanh nghiệp đến cấu trúc kỳ hạn nợ đều ở mức dưới 10%..
- Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp trong các ngành khác nhau tại Việt Nam có chịu sự tác động của các yếu tố vi mô cũng như yếu tố vĩ mô..
- Đối với các yếu tố vi mô, kết quả nghiên cứu thu được ở mô hình phù hợp với các giả thuyết, ngoại trừ nhân tố thuế thu nhập doanh nghiệp (giả thuyết nghiên cứu H7).
- Đối với các yếu tố vĩ mô, cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp có chịu sự tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng tín dụng.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy bằng chứng về mức độ tác động của các yếu tố thuộc về tình hình tài chính của doanh nghiệp và các yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng khác nhau đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Theo đó cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, khả năng thanh khoản và quy mô doanh nghiệp được cho thấy có tương quan chặt chẽ đến cấu trúc kỳ hạn nợ của hầu hết các ngành.
- ý những vấn đề sau: Doanh nghiệp khi xây dựng cấu trúc kỳ hạn nợ cũng nên quan tâm đến mức độ phù hợp giữa cơ cấu của tài sản và kỳ hạn của các khoản nợ.
- Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời bởi điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn vay dài hạn nên doanh nghiệp giảm bớt được chi phí vay nợ, dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng.
- Doanh nghiệp cần xem xét quy mô của doanh nghiệp trong tương lai để đưa ra quyết định cấu trúc kỳ hạn nợ hợp lý..
- Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, cần tiếp tục duy trì chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường tài chính và các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt