« Home « Kết quả tìm kiếm

Danh mục tóm tắt luận án tiến sĩ - NCS Phạm Thị Loan


Tóm tắt Xem thử

- DOCTORAL THESIS INFORMATION QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẪU GIÁO THEO TIẾP CẬN KĨ NĂNG NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MẦM NON 1.
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập 12 tháng để hoàn thành luận án theo Quyết định số 421/QĐ-ĐT ngày của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.
- Tên đề tài luận án: "Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non”.
- Chuyên ngành: Quản lí giáo dục.
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án Luận án đã: 1.
- Đưa ra cách tiếp cận mới đối với vấn đề quản lý phát triển năng lực cho giáo viên mẫu giáo: cách tiếp cận kĩ năng nghề, tức là lấy hạt nhân là kĩ năng nghề làm điểm tựa.
- Phân tích rõ các khái niệm công cụ của đề tài, phân tích các đặc điểm về năng lực của giáo viên mẫu giáo trước yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, xác định rõ các nội dung quản lý phát triển năng lực cho giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề.
- Lấy quan điểm của lý thuyết hệ thống, lý thuyết hoạt động và lý thuyết quan hệ con người để làm luận cứ cho quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề.
- Khảo sát và phân tích các yếu tố và bộ phận cấu thành tổ chức quản lý hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mẫu giáo theo hướng phát triển kĩ năng nghề và đó là cơ sở thực tiễn tin cậy của đề tài.
- Đề xuất 6 biện pháp quản lý phát triển năng lực cho giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề, trong đó có 5 biện pháp dùng trong quá trình đào tạo giáo viên mẫu giáo và một biện pháp dùng trong bồi dưỡng giáo viên mẫu giáo (coi đó như một biện pháp phát triển bền vững kĩ năng nghề đã được đào tạo).
- Đặc biệt luận án đã đưa ra một hệ thống kĩ năng, các kiến thức và thao tác để hình thành kĩ năng làm cơ sở cho tổ chức đào tạo giáo viên mẫu giáo ở trình độ cao đẳng.
- Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời luôn quán triệt các nguyên tắc đã xác định trong luận án và được định hướng theo tiếp cận kĩ năng nghề.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn Luận án đã đề cập đến một vấn đề cấp thiết hiện nay: đó là việc nâng cao năng lực giáo viên nói chung, giáo viên mẫu giáo nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án mang ý nghĩa thiết thực trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mẫu giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo Hệ thống kĩ năng nghề phù hợp là thành tố quyết định hình thành năng lực nghề của giáo viên mẫu giáo.
- Tuy nhiên, hiện nay năng lực của đội ngũ giáo viên mẫu giáo nói chung và kĩ năng nghề nói riêng còn nhiều hạn chế.
- Do vậy, những kết quả nghiên cứu về quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mẫu giáo và có thể vận dụng trong nghiên cứu nâng cao kĩ năng nghề cho giáo viên nói chung 14.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 1.
- Phạm Thị Loan (2005), “Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non: một biện pháp xây dựng trường mầm non thành thị đạt chuẩn quốc gia ở Hải Phòng”, Tạp chí Giáo dục (109), tr.
- Phạm Thị Loan (2005), “Thực trạng và giải pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở Hải Phòng”, Tạp chí Phát triển giáo dục (3), tr.
- Phạm Thị Loan (2005), “Một số kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non thành thị Hải Phòng đạt chuẩn quốc gia”, Tạp chí Giáo dục (120), tr.39 - 40.
- Phạm Thị Loan (2008), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ giáo viên và vận dụng trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non”, Tạp chí Giáo dục (190), tr.
- Phạm Thị Loan (2008), “Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề trong các trường mầm non hiện nay”, Tạp chí Giáo dục (194), tr.
- Phạm Thị Loan (2009), “Một số biện pháp quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề trong các trường mầm non hiện nay”, Tạp chí Giáo dục (220), tr.9 -11, 18.
- Phạm Thị Loan (2009), “Đổi mới phương thức bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non tại Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng cán bộ Trường Đại học Hải Phòng”, Tạp chí Giáo dục (228), tr.56 - 57