« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm hiểu những khó khăn tâm lý của Sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm


Tóm tắt Xem thử

- Tìm hiểu những khó khăn tâm lý của Sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm.
- Đỗ Dung hòa SV: Cao Thị Hường¸ Nguyễn Thị Phương Nhàn, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Diệu Thu, K50): Đối với sinh viên ngành Sư phạm, bên cạnh khối kiến thức về khoa học cơ bản, cần được trang bị đầy đủ khối kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phục vụ cho công tác giảng dạy của mình sau này.
- Ngoài các môn học yêu cầu bắt buộc, sinh viên ngành Sư phạm - ĐHQGHN còn được tham gia rất nhiều hoạt động để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
- Tuy nhiên, đến khi ra trường, sinh viên vẫn chưa cảm thấy thực sự tự tin với những kỹ năng nghề nghiệp mà mình đã có được.
- Những khó khăn gặp phải khi nộp đơn xin việc tại các trường phổ thông khiến không chỉ sinh viên, mà ngay cả những người làm cán bộ quản lý giáo dục, các giảng viên khối ngành sư phạm không khỏi băn khoăn.
- Câu hỏi đặt ra là: chúng ta yếu ở đâu? Tại sao sinh viên của chúng ta vẫn chưa có được những kiến thức và kỹ năng tất yếu để thích nghi ngay với công việc của giáo viên.
- Với mục tiêu tìm hiểu những điểm yếu, những khó khăn, những nguyên nhân, và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nói trên, đề tài này của chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu những khó khăn tâm lí của sinh viên trong quá trình rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm.
- Những khó khăn tâm lý trong việc rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm gồm có: Thứ nhất, do tính cách của bản thân.
- Sinh viên có kiểu tính cách hướng nội thường tập trung suy nghĩ, xúc cảm vào nội tâm, ít quan tâm đến thế giới xung quanh, trầm tư, chậm chạp, điềm tĩnh.
- Kiểu tính cách này thường khiến sinh viên ít giao tiếp với mọi người, thậm chí là né tránh, không thích nơi ồn ào… chính vì vậy càng ít kinh nghiệm trong giao tiếp, mà cụ thể là trong việc sử dụng ngôn ngữ nói để diễn đạt ý kiến của mình với nhiều loại đối tượng giao tiếp khác nhau.
- Sinh viên có kiểu tính cách hướng ngoại hoặc trung gian sẽ ít gặp khó khăn hơn do vốn tính cởi mở, hoạt bát, năng động, thích giao lưu, trao đổi tình cảm, kiến thức, kĩ năng đối với mọi đối tượng giao tiếp.
- Sinh viên có kiểu tính cách hướng ngoại, khi giao tiếp sẽ ít bị chi phối bởi cảm xúc hơn, do đó, hiệu quả giao tiếp đôi khi lại tốt hơn.
- Do tinh thần không có áp lực nên dường như sinh viên cũng dễ dàng lựa chọn ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng của mình hơn, diễn đạt lưu loát hơn, lại có nhiều kinh nghiệm hơn nên hiệu quả giao tiếp tốt hơn đáng kể.
- Thứ hai, do vốn sống của sinh viên.
- Hàng ngày, sinh viên thường phải dành nhiều thời gian trên giảng đường, thư viện.
- Bên cạnh đó là thời gian dành cho công việc làm thêm, thường việc làm thêm của sinh viên là đi gia sư.
- Sinh viên khoa Sư phạm còn có quỹ thời gian hạn hẹp hơn sinh viên các khoa, ngành khác là do phải học tập, hoạt động ở hai đơn vị là khoa Sư phạm của ĐHQGHN và một khoa đào tạo chuyên ngành thuộc một trong hai trường ĐHKHTN hoặc ĐHKHXHNV.
- Sinh viên ngành Hóa học còn bận rộn hơn do họ phải dành một thời gian tương đối lớn ở các phòng thí nghiệm, nhất là sinh viên năm thứ ba khi tham gia nghiên cứu khoa học và sinh viên năm thứ tư khi phải học các môn chuyên đề ngành Hóa học.
- Quỹ thời gian hạn hẹp, sinh viên chỉ còn biết học, không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với nhiều đối tượng giao tiếp khác nhau lại càng trở nên hạn chế.
- Vốn kinh nghiệm giao tiếp, kĩ năng lựa chọn ngôn ngữ trong các tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau cũng sẽ chỉ gói gọn trong phạm vi những mối quan hệ bạn bè, thầy cô, và một số quan hệ xã hội quen thuộc.
- Không chỉ kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, mà các kĩ năng như xử lý các tình huống bất ngờ, cách cư xử sao cho hợp lý cũng do đó mà không có cơ hội để rèn luyện, chứ chưa nói tới việc phát huy và phát triển.
- Thứ ba, sinh viên chưa thực sự có tâm thế trong giao tiếp, chưa có ý thức cầu thị, học hỏi trong giao tiếp một cách sâu sắc..
- Sinh viên giao tiếp và cư xử với nhiều đối tượng giao tiếp chỉ mang tính xã giao, còn e ngại, dè dặt nhiều điều, có thể là do đặc điểm tâm lí, tính cách của cá nhân, cũng có thể là do điều kiện và đặc điểm xã hội quy định.
- Xã hội phức tạp khiến cho sinh viên có tư tưởng ngại ngùng, thậm chí sợ hãi nhiều mối quan hệ xã hội.
- Cơ hội học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng giao tiếp, đặc biệt là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ bị bó hẹp.
- Thứ tư, sinh viên không tự tin, cảm thấy mặc cảm về bản thân.
- Về kiến thức, sinh viên có vốn kiến thức khoa học cơ bản về chuyên ngành mình học khá vững vàng nhưng lại thiếu trầm trọng kiến thức về đời sống xã hội.
- Nguyên nhân của tình trạng này, như đã phân tích ở trên, là do sinh viên không có thời gian, điều kiện và cơ hội để học tập, để rèn luyện.
- Về tính cách bản thân, sinh viên chưa có xu hướng tích cực tham gia vào các mối quan hệ, các hoạt động quần chúng để nâng cao vốn kiến thức, tầm hiểu biết của bản thân, cũng như vốn kinh nghiệm xử lý các tình huống, kinh nghiệm trong sử dụng ngôn ngữ cho mình.
- Sinh viên còn mắc phải một số nhược điểm trong giao tiếp, cụ thể là trong ngôn ngữ nói như nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương … và họ thực sự cảm thấy mất tự tin về điều đó.
- Ngoài ra, sinh viên còn cảm thấy mặc cảm vì nhiều lí do không đáng có như không tự tin về hình thức của mình, trong cách ăn mặc, đi đứng, cử chỉ, dáng điệu.
- Hình thành kiến thức về kĩ năng giao tiếp cho sinh viên sư phạm.
- Tổ chức những buổi đàm thoại cho sinh viên về kí năng giao tiếp sư phạm nói chung, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói riêng.
- Tổ chức luyện tập trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Tăng cường các hoạt động ngoại khóa.
- Nâng cao ý thức tự giác, tích cực, chủ động của sinh viên.