« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1867 - 1945)


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC .
- Nghiên cứu về giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc là một vấn đề đang còn nhiều ý kiến khác nhau về thành công cũng như hạn chế của giai đoạn này.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu một vài nét về hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam thời Pháp thuộc này được tiến hành với mong muốn tìm hiểu về giáo dục nước nhà trong thời kỳ nói trên, làm rõ những đóng góp và hạn chế của nền giáo dục thực dân, từ đó đưa có những đề xuất cho sự nghiệp đổi mới giáo dục Nội dung cơ bản của báo cáo là làm rõ những nét căn bản của hệ thống giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc từ 1867 đến 1945 bao gồm các cấp học, bậc học, nội dung, chương trình học tập và chế độ thi cử.
- Nền giáo dục Việt Nam cho đến khi thực dân Pháp xâm lược (năm 1858) là nền giáo dục Nho học và chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa về mọi mặt.
- Với việc xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1867, chiếm được Nam kì và biến nơi đây thành xứ thuộc địa, thực dân Pháp đã thiết lập nền giáo dục thực dân tại đây và dần mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
- Và từ đó nền giáo dục nước ta đã chuyển biến từ nền giáo dục phong kiến sang nền giáo dục thực dân .
- Theo chúng tôi, nền giáo dục Việt Nam trong thời Pháp thuộc có thể được chia thành ba giai đoạn chủ yếu sau:.
- Hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam bao gồm 3 bậc là: trường hàng tổng, trường hàng quận và trường trung học.
- Trong hệ thống các trường học này, nội dung và chương trình học hoàn toàn mới mẻ đối với người Việt Nam nhất là việc đề cao việc dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp trong các trường phổ thông..
- Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1886 khi thực dân Pháp hoàn thành xong việc bình định Việt Nam về quân sự đến năm 1916.
- Trong thời gian này, để thực hiện chính sách mị dân, người Pháp đã nêu cao chiêu bài “ khai hoá văn minh cho người bản xứ” đặc biệt là chúng cho tổ chức song song hai nền giáo dục Pháp - Việt, đề cao việc dạy, học chữ Quốc ngữ, chữ Pháp trong các trường phổ thông..
- Sang đến giai đoạn thứ giáo dục Việt Nam lúc này chỉ còn các trường dạy cho con em người Pháp theo chương trình chính quốc và các trường dạy cho con em người Việt theo chương trình bản xứ.
- Từ 1940, bên cạnh hệ thống giáo dục do thực dân Pháp xây dựng, đã xuất hiện các trường học do các nhà cách mạng Việt Nam như Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền tổ chức.
- Có thể thấy rằng hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam thời Pháp thuộc là một nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh so với nền giáo dục phong kiến đặc biệt là về nội dung và chương trình học.
- Chế độ thi cử chặt chẽ cộng với hệ thống cơ sở vật chất kiên cố thực sự đã tạo ra một luồng sinh khí cho nền giáo dục nước ta trong buổi giao thời thậm chí cho đến ngày hôm nay..
- Từ những kết quả nghiên cứu về giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc, suy nghĩ về công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, chúng tôi cho rằng cần thiết phải xoá bỏ lối dạy học khoa cử, giáo điều, đi đôi với việc đổi mới nội dung, chương trình học tập, từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở vật chất, tăng cường giao lưu hợp tác với các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới