« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm trong công tác/về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non


Tóm tắt Xem thử

- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Một số kinh nghiệm trong công tác/về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Nhỡ 4-5 tuổi trong trường mầm non.
- Thực trạng hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ trong trường mầm non.
- Khám phá và hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm tạo hình từ các.
- nguyên vật liệu mở và màu.
- Cung cấp kiến thức và kinh nghiệm sống cho trẻ, phát huy khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và tình yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp cho trẻ……….6 3.4.
- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với những nguyên vật liệu mở đa dạng và cung cấp những cách thức sử dụng chúng trong việc sáng tạo ra các tác………...7 3.5.
- Xây dựng những hoạt động giáo dục tạo hình sáng tạo để dạy trẻ.
- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
- Bài học kinh nghiệm ………10.
- SKKN Sáng kiến kinh nghiệm.
- Đối với Giáo dục Mầm non nói riêng, hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một loại hoạt động mang tính nghệ thuật.
- Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ.
- Hứng thú trong hoạt động tạo hình làm nảy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn nhiên, đây cũng chính là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo thôi thúc trẻ luôn tìm tòi cách tạo ra những hình tượng mới mẻ..
- Muốn cho trẻ có được hứng thú lâu bền thì cô giáo phải tạo những yếu tố mới lạ để hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ tạo ra được sự chú ý có tính chất kiên định với những đối tượng cần miêu tả nào đó.
- Tuy nhiên, trên thực tế, trong giáo dục mầm non những hình thức tạo hình diễn ra hàng ngày tuy đã có nhiều kết quả nhất định nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ, song đa số giáo viên thường đi theo lối mòn là dạy trẻ những bài dạy trong chương trình, đa số giáo viên cảm thấy tự ti về khả năng tạo hình nên thường dạy trẻ với cùng một hình thức là cô đưa mẫu, hướng dẫn và cho trẻ thực hiện bài của mình một cách lặp đi lặp lại dễ gây sự nhàm chán cho trẻ, không mang lại hiệu quả của giáo dục thẩm mỹ đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ.
- Sự hạn chế trong hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ đã cản trở sự phát triển tính tích cực nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong các sản phẩm tạo hình..
- Những lý do trên đây cộng với niềm say mê và yêu thích với hoạt động tạo hình cho trẻ em, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về: “Một số Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Nhỡ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non”..
- Hoạt động tạo hình của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là một trong những hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học và giáo dục học trong nước và nước ngoài..
- đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động tạo hình ở trẻ em.
- Họ đã đi sâu vào tìm hiểu để tìm kiếm khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong rất đặc thù của trẻ, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
- Vấn đề hứng thú trong hoạt động tạo hình cũng đã được nhiều giáo viên trong nhiều năm học có những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao..
- Một số vấn đề về phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mầm non trong hoạt động tạo hình..
- Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ, hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, nó mang một đặc điểm nổi bật là tính duy kỷ:.
- Trong hoạt động tạo hình trẻ thường quan tâm tới việc (vẽ cái gì) chứ chưa phải là (vẽ như thế nào).
- Tính duy kỷ làm cho trẻ nhỏ đến hoạt động tạo hình một cách dễ dàng, trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả.
- Tính không chủ định cũng là một đặc điểm đặc trưng của hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non.
- Những biểu hiện tính sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non thông qua sản phẩm tạo hình.
- Một trong những biện pháp kích thích sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ là đa dạng hóa các hình thức hoạt động tạo hình.
- Tạo cho trẻ nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội khám phá trong mỗi hoạt động (vật liệu, đối tượng, ngôn ngữ TH.
- Thực trạng hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ trong trường mầm non:.
- Nhà trường được xây dựng trên một không gian thoáng đãng, diện tích tuy không lớn nhưng có đan xen giữa kiến trúc xây dựng và sân vườn, nhiều không gian xanh, tạo hứng thú cho trẻ như thảm cỏ với những vạt cỏ xanh mướt, những khu thiên nhiên tại sảnh tầng 2, tầng 3 cùng các phòng chức năng với không gian nghệ thuật đẹp, lôi cuốn trẻ, có nhiều tranh ảnh, các bức tượng, trang thiết bị hiện đại, nguyên vật liệu mở gợi ý tưởng cho trẻ rất tốt..
- Các đồng chí trong BGH và giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, biết cách sưu tầm, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để dạy trẻ.
- Một số giáo viên có năng khiếu tạo hình tốt, đam mê nghệ thuật, tâm huyết với nghề đã tự tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình quốc tế vận dụng dạy trẻ tại trường lớp đạt hiệu quả cao..
- Nhà trường đã chú trọng phát triển Chương trình giáo dục, bổ sung các nội dung giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đa dạng các học liệu phù hợp, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm về hoạt động tạo hình đã áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, đưa các loại hình nghệ thuật hiện đại, mới, hấp dẫn, phù hợp vào dạy trẻ..
- Bản thân tôi cùng đồng nghiệp được tham gia lớp bồi dưỡng đại trà về nội dung chuyên đề: "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ".
- vào hè năm 2019 giúp tôi hiểu rõ hơn vấn đề cốt lõi, nguyên tắc cơ bản của việc học và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non thông qua chơi..
- Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng có năng khiếu và rất yêu thích hoạt động tạo hình, tôi mong muốn được tìm tòi, xây dựng những đề tài phù hợp khả năng của trẻ để kích thích sự hứng thú của trẻ trên lớp..
- Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số hạn chế tồn tại trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ như sau:.
- Một số giáo viên chưa tự tin, chưa mạnh dạn ứng dụng thay đổi hình thức, tiến trình tổ chức các hoạt động tạo hình.
- thể loại, chất liệu, kỹ năng chưa bổ sung các nội dung tạo hình mới, sẵn có gần gũi với cuộc sống của trẻ..
- Đôi khi giáo viên chưa quan tâm tới việc tạo không gian nghệ thuật trong và ngoài lớp học, tạo cảm hứng vui tươi của hoạt động mang tính nghệ thuật, chưa quan tâm tới cảm xúc, hứng thú của trẻ, tạo nên đứa trẻ thụ động làm theo cô, nhìn cô và nói theo cô.
- đã làm trẻ bị thu hút nhiều hơn khi ở nhà nên trẻ ít dành thời gian quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh dẫn đến việc tích lũy kinh nghiệm và ý tưởng của trẻ bị hạn chế..
- Ngay từ đầu năm học, tôi đã làm một cuộc khảo sát về kỹ năng sử dụng những nguyên vật liệu mở, đa dạng để tạo ra những tác phẩm tạo hình của trẻ và khả năng nảy ý tưởng sáng tạo của trẻ lớp mình, kết quả đạt được như sau:.
- 4/10 Khả năng sáng tạo của trẻ trên kinh.
- Trẻ hứng thú với những tác phẩm tạo hình sáng tạo (Các loại hình nghệ thuật, gốm sứ, tranh in lá cây, tranh số, chơi với màu và đặt tên cho sản phẩm....).
- Căn cứ vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy đa số trẻ đều thích thú đối với những sản phẩm tạo hình từ những nguyên vật liệu mở, nhưng trẻ bị hạn chế bởi kỹ năng và kinh nghiệm quan sát thu thập kiến thức thực tế để thể hiện vào tác phẩm của mình, từ đó hạn chế hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ, chính từ những lý do trên tôi càng quyết tâm thực hiện đề tài và đặt ra lộ trình cho chính mình cũng như cho trẻ trong việc phát triển thẩm mỹ của trẻ thông qua các hoạt động tạo hình từ những nguyên vật liệu mở dễ tìm, dễ thấy và dần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
- Qua đề tài này, tôi mong muốn trẻ lớp tôi sẽ nâng cao những kỹ năng, được cung cấp thêm những kiến thức về cái đẹp, về những loại hình nghệ thuật và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ..
- Tôi nghiên cứu kỹ mục tiêu chương trình GDMN và kết quả mong đợi của trẻ cùng nội dung tài liệu chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt dộng giáo dục lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ” do Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên tổ chức cho năm học .
- Xác định mục tiêu (mục đích yêu cầu) dựa trên kết quả mong đợi của chương trình, nhu cầu, khả năng của trẻ trong nhóm/lớp, khả năng, năng khiếu của từng cá nhân trẻ..
- Nghiên cứu thêm và tự tạo cho mình những cơ hội tiếp cận với các xu hướng nghệ thuật tạo hình dân gian (tranh Đông Hồ, tranh thêu, tranh lụa…) và hiện đại (Các trường phái tranh của các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới, tranh trừu tượng…) qua việc đi thăm quan làng nghề, phòng tranh triển lãm và qua Internet....
- Nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ tuổi MN, những phương pháp, cách thức tiếp cận và phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân, tăng cường vốn sống và kích thích nhu cầu hoạt động tích cực tạo sản phẩm ở trẻ..
- Trau dồi lại về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi MN, đặc biệt là lứa tuổi MGN (4-5 tuổi) tôi đang phụ trách.
- Khám phá và hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu mở và màu:.
- Tôi và cô giáo cùng lớp đã cùng nhau bàn bạc, tìm tòi những nguyên vật liệu như gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ, in sáng tạo từ lá cây, xốp bóp nổ, bóng nước, súng phun nước màu, độ loang màu, màu nước, hột hạt.
- và đã phát hiện ra rất nhiều điều thú vị nếu cho trẻ tiếp xúc và sáng tạo..
- Với màu nước, tôi nghĩ đây là một chất liệu vô cùng đặc biệt, khi độc lập, chúng là những màu đơn sắc, nhưng khi được hòa quện với nhau, chúng lại tạo ra vô vàn những sắc độ khác nhau, điều này luôn thu hút trẻ nhỏ và hỗ trợ việc phát triển trí tưởng tượng cho trẻ một cách hiệu quả..
- Tôi cũng cho trẻ lấy màu nước pha loãng bằng bàn chải đánh răng rồi hướng dẫn trẻ gõ vào thân bàn chải để màu rơi xuống mặt giấy.
- Hoặc tôi cho trẻ đứng vòng tròn quanh một dải giấy hoặc bìa trắng to, trẻ được nghe nhạc có những đoạn thay đổi tốc độ đồng thời kết hợp cho trẻ dùng xốp bọt biển chấm màu nước cùng tone màu (Khi thì cùng màu xanh lam, xanh coban và trắng, khi thì vàng, cam, và đỏ, có khi lại hòa quận nhiều màu sắc nóng lạnh.
- Ngoài những hoạt động trên, tôi vẫn tiếp tục phát huy những kỹ năng học được từ đồng nghiệp như kết hợp màu nước với các nguyên vật liệu mở tạo những đồ chơi, những sản phẩm tạo hình từ bông tăm nhuộm màu hoặc dùng bông tăm thay cọ vẽ tạo ra những bức tranh màu nước cũng vô cùng đẹp mắt mà lại phù hợp với trẻ lứa tuổi MG Nhỡ.
- Hoặc chỉ với màu nước và nilon trong, tôi căng chúng lên cây cho trẻ vẽ trong không gian mỗi khi ra sân trường chơi cũng tạo cảm xúc mạnh mẽ cho trẻ.
- Tranh cát có lẽ mọi người cũng biết rất nhiều rồi, nhưng tranh làm cho mã số đưa vào dạy trẻ mẫu giáo Nhỡ cũng khá độc đáo và gây hứng thú cho trẻ.
- nhiệm vụ của trẻ là đọc bảng giải mã và chọn đúng chất liệu quy định trong bảng mã để hoàn thiện phần đánh mã số trên tranh và hoàn thành bức tranh.
- Cũng với hình thức này khi áp dụng với các độ tuổi khác chỉ cần tăng hoặc giảm số lượng mã hóa, chúng ta có thể thiết kế được rất nhiều hoạt động cho trẻ làm, có thể áp dụng cả trên tiết và ngoài giờ học (Hình ảnh 3).
- Cung cấp kiến thức và kinh nghiệm sống cho trẻ, phát huy khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và tình yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp cho trẻ:.
- Theo tôi, để trẻ có thể sáng tạo được thì bản thân trẻ phải có những khái niệm về thực tế như: thế nào là một bầu trời đêm đầy sao, một cánh đồng hoa đầy màu sắc hoặc một cánh đồng lúa chín sẽ trông như thế nào, dưới đại dương có các loài sinh vật, thực vật gì và chúng có hình dáng như thế nào.
- Những chú chuồn chuồn bay trên không trung thì sẽ nhưnthế nào....chính vì vậy, việc cung cấp kiến thức thực tế là vô cùng cần thiết cho trẻ..
- là một điều không thể thiếu để tạo cảm xúc và mong muốn được thể hiện lại của trẻ..
- Phát huy khả năng tưởng tượng, liên tưởng cho trẻ từ những nguyên vật liệu hoặc những dấu vết tự nhiên như: Liên tưởng những chiếc lá thành những sự vật, con vật.
- Việc liên tưởng này sẽ giúp trí tưởng tượng của trẻ trở lên vô cùng phong phú và sáng tạo..
- Có rất nhiều biện pháp và hình thức để thực hiện bước này: chỉ cần tôi thường xuyên cùng trẻ đi dạo quanh sân trường, tìm, phát hiện và liên tưởng, cũng có thể cho trẻ xem tranh của những họa sỹ nổi tiếng (Có thể cho xem tranh trìu tượng để kích thích sự khám phá, liên tưởng, tưởng tượng của trẻ tốt hơn) cũng có thể cho trẻ xem các clip trên TV hoặc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người cua những bài hát, bài thơ, câu truyện hàng ngày (Hình ảnh 4).
- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với những nguyên vật liệu mở đa dạng và cung cấp những cách thức sử dụng chúng trong việc sáng tạo ra các tác phẩm tạo hình:.
- Tạo ra những hoạt động tưởng chừng vô tình để trẻ có thêm những kinh nghiệm sử dụng những nguyên vật liệu đó như:.
- Cho trẻ chấm màu để đập lên giấy bằng tấm xốp bóp nổ, Chăng các sợi dây len lên những chiếc que kem để làm dây phơi.
- Xây dựng những hoạt động giáo dục tạo hình sáng tạo để dạy trẻ:.
- Song song với việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho trẻ, tôi cùng đồng nghiệp đã xây dựng những hoạt động giáo dục cụ thể để tổ chức cho trẻ hàng ngày.
- Trong các hoạt động, tôi cố gắng đơn giản hóa nhất có thể những kỹ năng sử dụng trong bài, đặt mình vào khả năng của trẻ để dự đoán và từ đó xây dựng những hoạt động dễ thực hiện, hiệu quả và thu hút sự hứng thú của trẻ như: Làm tranh trừu tượng, vẽ gốm, vẽ trong không gian, in lá cây tạo thành những bức tranh theo ý thích của trẻ, sáng tạo từ những đốm màu, Tranh số.
- và nhiều những hoạt động khác nữa nhằm mục đích phát triển thẩm mỹ cho trẻ, phát triển vận động tinh, củng cố và phát huy óc sáng tạo và trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú của trẻ.
- Từ những hoạt động đó, trẻ vô cùng hứng thú và say mê..
- Ngoài việc tổ chức các hoạt động mọi lúc mọi nơi và các hoạt động tập trung tại lớp, tôi đã tích cực phối hợp với phụ huynh bằng cách thường xuyên chia sẻ thông tin các hoạt động ở lớp và các kỹ năng cũng như các sản phẩm của các con tới phụ huynh học sinh thông qua các group zalo, face book của lớp.
- những thứ tưởng chừng như không thể tái sử dụng sau khi được phụ huynh mang đến, tôi đã cho các con sáng tạo thành những sản phẩm trang trí hoặc tạo thành những vật dụng như ống đựng bút, chậu cây cảnh, những bức tranh trang trí bằng len, hột hạt.
- để tăng thêm cảm xúc cũng như kiến thức, thêm nguồn tư liệu cho các con thể hiện sự sáng tạo..
- Với phụ huynh:.
- Sau khi thực hiện các biện pháp trên, phụ huynh rất ngạc nhiên và hứng thú khi con được tiếp cận với các kĩ năng tạo hình mới và có thể tự mình tạo ra những sản phẩm đẹp mắt..
- Trẻ được vui chơi, học tập trong một môi trường thoải mái, sáng tạo và luôn có sự thay đổi khiến trẻ cảm thấy yêu trường lớp hơn..
- Phát triển toàn diện cho trẻ không chỉ ở lĩnh vực thẩm mỹ mà còn ở các lĩnh vực khác như phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, phối hợp nhịp nhàng giữ đôi tay và trí óc để tạo ra sản phẩm, phát triển ngôn ngữ phong phú cho trẻ, bồi.
- dưỡng tình cảm, xúc cảm và sự giao lưu học hỏi lẫn nhau, sự chia sẻ trong nhóm giúp trẻ phát huy được tinh thần hợp tác cùng nhau sáng tạo....
- Sau gần 1 năm tổ chức các hoạt động theo kế hoạch và có một lộ trình cụ thể, tôi đã khảo sát và thu được kết quả như sau:.
- Khả năng sáng tạo của trẻ trên kinh.
- Trẻ tạo ra được những sản phẩm tạo hình sáng tạo (Thêu, Tranh khâu tay, tranh.
- Qua việc tự học, tự nghiên cứu, tôi và các bạn đồng nghiệp cảm thấy vững vàng và tự tin hơn nhiều trong việc tổ chức hoạt động Tạo hình cho trẻ trong trường MN, đặt tâm huyết và hiểu rõ mục đích, yêu cầu và mục tiêu thì mới có thể làm được..
- Việc thử trước những hoạt động tạo hình giúp tôi đúc kết ra những kinh nghiệm vô cùng quý giá trong việc hướng dẫn và định hướng kỹ năng cho trẻ, tôi cũng cảm thấy tự tin hơn khi tổ chức cho trẻ..
- Tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi như trưởng thành hơn nữa, có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc lựa chọn nội dung, hình thức và sử dụng hiệu quả các nguyên vật liệu giúp trẻ phát huy hết ý tưởng trong quá trình sáng tạo của mình..
- Sản phẩm tạo hình hướng tới cuộc sống hàng ngày, những sản phẩm tạo hình được tạo ra mang một ý nghĩa nhất định trong cuộc sống, có thể dùng để trang trí hoặc sử dụng chứ không phải làm ra rồi cất đi sẽ hình thành cho trẻ những tư duy khởi đầu để sáng tạo ra những sản phẩm đa năng, đa công dụng và mang tính thẩm mỹ cao trong tương lai..
- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:.
- “Một số Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Nhỡ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non”..
- Bài học kinh nghiệm:.
- Cần xác định rõ mình đang có cái gì và cần bổ sung điều kiện gì (Như yếu tố kinh phí, năng lực cá nhân, khả năng của trẻ và sự phối hợp với phụ huynh học sinh, sự quan tâm định hướng của tổ CM và BGH Nhà trường.
- Bắt buộc phải khảo sát trẻ của mình để biết cần phát huy những gì trẻ có hoặc cần cung cấp những gì cho trẻ để trẻ có thể đạt được mục tiêu độ tuổi cũng như phát triển một cách tốt nhất như mình mong muốn..
- Hình ảnh 1: Những hoạt động và những sản phẩm sáng tạo từ màu nước của cô và trẻ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt