« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI Sinh viên: Trần Phương Dung Nguyễn Thị Hương Giang Nguyễn Thị Hà – QH-2005-S Toán Giảng viên: Ths.
- Mai Quang Huy Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục, đồng thời là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học ( kể cả thời gian nghỉ hè ) để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
- Tổ chức và thực hiện thế nào để quá trình tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp không ảnh hưởng tới quỹ học tập của học sinh mà vẫn bảo đảm các em có sự thoải mái, hứng khởi để sẵn sàng tâm lí học tập tốt hơn đồng thời thu được các kết quả đáng mong đợi từ HĐGDNGLL, đó là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường và các cơ quan đoàn thể.
- Điển hình trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục nói trên, chúng tôi muốn đề cập tới trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - một ngôi trường có bề dày truyền thống và được đánh giá là một trong những trường đứng đầu khối ngoại thành về tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, về kết quả hoạt động thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, thi đại học… Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh việc tăng cường tổ chức hoạt động dạy học, nhà trường luôn chú trọng củng cố phát triển công tác HĐGDNGLL.
- Hoạt động theo chủ điểm – cách thức đem lại hiệu quả cao : HĐGDNGLL thông thường khá phong phú, bao hàm nhiều nội dung và được sắp xếp theo các chủ điểm, việc tổ chức các hoạt động này tùy thuộc vào điều kiện cũng như cách xây dựng kế hoạch của mỗi trường.
- Những năm gần đây, trường Nguyễn Thị Minh Khai đã tiến hành tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm, và có sự điều hành của ban giám hiệu, đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm, bên cạnh đó là sự phối hợp tham gia của trung tâm hướng nghiệp dạy nghề số 5 của huyện Từ Liêm tổ chức triển khai hoạt động hướng nghiệp.
- Những lần tổ chức theo chủ điểm như vậy đòi hỏi nhà tổ chức cần có một sự chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ về nội dung chương trình, cách thức tổ chức.
- nhưng bù lại kết quả của các hoạt động đó phần lớn đều nhận được ý kiến phản hồi tốt đẹp từ phía các thầy cô và các em học sinh .
- Thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã áp dụng tổ chức linh hoạt đầy đủ các hoạt động theo chủ điểm, triển khai theo từng tháng và từng tuần.
- ngoài ra các chủ điểm đặc biệt thường được tổ chức qua những buổi mittinh kỉ niệm chào mừng những ngày lễ lớn như 20-11.
- 26-3;… Đối với học sinh cuối cấp, việc học tập dành cho thi cử là rất quan trọng, các em phải học tập với cường độ cao, do đó nhà trường đã sắp xếp chương trình HĐGDNGLL phù hợp, vừa để giúp các em có những giây phút nghỉ ngơi tích cực, vừa nhằm tác động vào ý thức học tập tự giác của các em.
- Việc tiến hành tổ chức có đánh giá xếp loại khen thưởng có ý nghĩa tích cực giúp cho hoạt động có hiệu quả cao hơn.
- Chẳng hạn như, học sinh các chi đoàn tham gia đóng kịch, tuyên truyền an toàn giao thông, vệ sinh phòng bệnh, tệ nạn xã hội… Đây là một điểm tích cực góp phần làm phong phú buổi sinh hoạt toàn trường, vừa nhằm giáo dục thường xuyên cho các em về các vấn đề thời sự, vừa tiết kiệm được thời gian tổ chức riêng những buổi tập trung toàn trường để nói về các vấn đề trên.
- Việc chia ca học ở các trường phổ thông hiện nay là khá phổ biến, nhưng điều này sẽ gây mất thời gian trong việc tổ chức sinh hoạt đầu tuần nhất là khi khối 11 chia thành hai buổi nên khó tổng hợp các nội dung của toàn khối mà phải lặp lại công việc của buổi sáng.
- Tất nhiên hiện tại chưa thể khắc phục điều này ngay được, cần phải tiêu tốn thời gian cũng như kinh phí để xây dựng hệ thống phòng học và các trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức học một cách thống nhất như vậy.
- Sinh hoạt lớp theo chủ điểm : Mỗi tuần các lớp tổ chức một chủ điểm: ví dụ như hoạt động hướng nghiệp, các vấn đề học đường như : bạo động học đường, chủ đề tình bạn, tình yêu hay những chủ đề hướng tới những ngày lễ lớn đầy ý nghĩa như 20 / 11 với chủ đề ”thanh niên với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo“, 26 / 3 với chủ đề “ thanh niên với vấn đề lập nghiệp”…hay chủ đề về an toàn giao thông.
- Tất cả các chủ đề đó đều rất gần gũi và có ý nghĩa thiết thực với các em.
- Học sinh phổ thông là thế hệ tiếp sát gần kề nhất với xã hội tương lai, các em cần được rèn luyện ngay trong môi trường giáo dục nhà trường để khỏi bỡ ngỡ khi vào đời.
- Chính vì thế được sinh hoạt trong tập thể và được quan tâm đến các vấn đề xã hội là một điều kiện rất thuận lợi để các em học sinh bước đầu hình thành những kĩ năng cơ bản của một người trưởng thành.
- Trong các buổi thảo luận giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò trung gian, giải quyết những tranh luận, những băn khoăn thắc mắc của học sinh và có sự định hướng cho các em.
- Buổi nói chuyện về chủ đề hướng nghiệp rất có ấn tượng mà bản thân chúng tôi thấy nó khá thiết thực với các em học sinh.
- Cũng như các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm khác, thầy cho rằng: “tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm như thế là một cách thức tối ưu”.
- Nó không chỉ thu hút sự chú ý quan tâm thật sự của học sinh, mà còn giúp giáo viên quản lí đánh giá học sinh tập trung khách quan hơn.
- Còn sức hấp dẫn lôi cuốn ở mỗi chương trình có mức độ như thế nào thì phụ thuộc một phần lớn vào khả năng tổ chức quản lí của người phụ trách, tức là sự linh hoạt ở giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ lớp.