« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QuẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG – HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QuẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG – HÀ NỘI GVHD: Th.S Mai Quang Huy SV: Nguyễn Hoàng Linh, Ngô Thị Tùng Lâm, Nguyễn Thị Thuý.
- Lớp: QH – 2005 Vật lý Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và phát triển của đất nước, ngành giáo dục cũng đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới, quản lí học sinh là một thách thức lớn.
- Nền kinh tế thị trường làm nảy sinh các trào lưu xã hội mới tác động trực tiếp vào giới trẻ và phần đông là học sinh THPT.
- Vậy nhà trường đã có những biện pháp gì trong công tác quản lý học sinh để định hướng cho các em một lối sống lành mạnh? Trong những năm gần đây, trường THPT Trần Nhân Tông được xã hội công nhận là một trong những trường đứng đầu ở Hà Nội vè giáo dục toàn diện.
- Tuy thành phần học sinh khá phức tạp, nhưng nhà trường đã có những biện pháp quản lý học sinh phù hợp.
- Qua việc tìm hiểu công tác quản lý học sinh ở trường THPT Trần Nhân Tông, chúng tôi hi vọng học hỏi được các kinh nghiệm của trường và mong rằng nó sẽ giúp ích cho sinh viên sư phạm trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp sau này.
- Các hoạt động quản lý chung của nhà trường.
- Trường THPT Trân Nhân Tông đã tiến hành quản lý học sinh với mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà truờng – xã hội, rèn luyện cho học sinh về nếp sống và thực hiện nội quy nhà trường.
- Nhà trường kết hợp với Đoàn Thanh niên thành lập các đội xung kích giám sát việc thực hiện nề nếp học tập và đạo đức.
- Qua việc làm này nhà trường đã giúp cho học sinh tự ý thức được việc quản lý không chỉ là của trường mà còn là của chính các em.
- Các học sinh cá biệt được nhà trường quản lý chặt chẽ hơn.
- Trao đổi với chúng tôi, thầy Phan Thanh Tùng, hiệu phó trường THPT Trần Nhân Tông, cho biết: nguyên nhân của việc này phần nhiều do học sinh thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hoặc do có hoàn cảnh đặc biệt.
- Đối với những trường hợp này, nhà trường tiến hành động viên, giáo dục ý thức cho học sinh kết hợp với việc quản lý trực tiếp bằng sổ theo dõi từng tiết.Trường có hai hệ: hệ phân ban có yêu cầu cao hơn về học tập và hạnh kiểm.
- Việc đánh giá hạnh kiểm đối với học sinh phân ban được xét kèm theo điểm toán, văn và gắn với việc học nghề, hoạt động ngoài giờ.
- Quản lý học sinh trong hoạt động giáo dục trên lớp Nhà trường giám sát thông qua sổ ghi đầu bài.
- Điểm các thầy cô đánh giá giờ học trên lớp dựa trên các tiêu chí: số học sinh đi học muộn hoặc nghỉ không phép, thái độ học sinh trong giờ học (làm bài tập ở nhà, tập trung nghe giảng, không làm việc riêng trong giờ.
- vệ sinh lớp trong giờ học… Học sinh PTTH ở độ tuổi có những thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý.
- Trao đổi tiếp với chúng tôi, thầy giáo Phan Thanh Tùng cho biết: “có thể ở cấp hai các em học sinh rất ngoan, dễ bảo nhưng lên cấp ba có những thay đổi về tâm lý khiến việc giáo dục đôi khi gặp rất nhiều khó khăn”.
- Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần hết sức khéo léo, và tế nhị trong quản lý học sinh.
- Quản lý học sinh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Thông qua sổ theo dõi các hoạt động của nhà trường, chúng tôi biết được trường THPT Trần Nhân Tông rất mạnh về các hoạt động TDTT, văn hoá văn nghệ và đạt được nhiều thành tích.
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường lồng ghép vào các môn học như: tim hiểu văn hóa các nước trong môn Ngoại ngữ, tìm hiểu lịch sử của địa phương, của nhà trường thông qua môn Lịch sử,… Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động khác như: thi nữ sinh thanh lịch, tổ chức văn nghệ nghệ theo chủ đề từng tháng, đi tham quan dã ngoại tìm hiểu thiên nhiên, lịch sử… Bên cạnh việc khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động, công tác quản lý học sinh còn cần phải đạt được yêu cầu vừa chặt chẽ, nhưng không gây khó chịu và làm mất hứng thú của học sinh.
- Về mặt này, trường THPT Trần Nhân Tông đã thực hiện khá tốt.
- Việc theo dõi các hoạt động giáo dục ngoài giờ của học sinh do giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường trực tiếp thực hiện.
- Việc tham gia vào các hoạt động này cũng được nhà trường lấy làm tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm.
- Có thể nói công tác quản lý học sinh ở trường THPT Trần Nhân Tông được thực hiện khá hiệu quả.
- Việc quản lý học sinh trong các hoạt động trên lớp đã thực hiện theo đúng mục tiêu, định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Từ kết quả của việc tìm hiểu thực tế quản lý học sinh ở trường THPT Trần Nhân Tông, chúng tôi xin rút ra một số bài học trong việc nâng cao chất lượng quán lý học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau.
- Trên cơ sở các điều kiện, khả năng của nhà trường và đối tượng học sinh, hoạt động giáo dục phải được đa dạng hoá về phương pháp, hình thức nhằm phù hợp với sở thích, đặc điểm của người học theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học.
- Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, chú ý việc rèn luyện cho học sinh những năng lực cơ bản, các kỹ năng sống, giúp các em sớm trở thành những công dân tốt của xã hội.
- Sự quan tâm và trách nhiệm của ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo là yếu tố rất quan trọng giúp cho việc quản lý học sinh đạt kết quả tốt.
- Giáo trình quản lý hoạt động giáo dục vi mô II.
- NXB Giáo dục.
- Quản lý giáo dục.
- Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường