« Home « Kết quả tìm kiếm

NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MIỀN BẮC VIỆT NAM 1945 -1946


Tóm tắt Xem thử

- NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MIỀN BẮC VIỆT NAM 1945 -1946.
- SV Thực hiện : Nguyễn Thị Anh Lê Thị Chuyên Hoàng Thị Thủy Lớp : Sư phạm Lịch sử Khóa : 50 Ở bất cứ thời đại nào, giáo dục Đại học luôn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đó là: đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn vững, thích ứng nhanh với sự biến đổi.
- Chính vì vậy, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, mặc dù đất nước còn ở trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng Đảng và Chính phủ ta vẫn giành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục Đại học ở nước nhà.
- Những chủ trương, biện pháp đó đã góp phần đặt một nền móng vững chắc cho nền giáo dục Đại học nói riêng và nền giáo dục Việt Nam trong những năm tiếp sau.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã lật đổ ách thống trị thực dân nhưng vẫn còn đó những hậu quả của một nền thống trị áp đặt, nô dịch, điển hình là trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng.
- Ngay sau khi chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp đã xác định mục đích rõ ràng là: đào tạo tay sai phục vụ công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa, thi hành chính sách văn hóa giáo dục ngu dân với âm mưu đồng hóa, Pháp hóa người dân Việt.
- Xuất phát từ mục đích đầy thâm độc đó, bè lũ thực dân đã xây dựng một xây dựng một nền giáo dục què quặt, hạn chế sự phát triển của người học.
- Chúng mở các trường đào tạo tay sai, núp dưới chiêu bài “khai hóa văn minh” để thu hút học sinh- sinh viên tham gia học.
- Trong suốt hơn 80 năm đô hộ, thực dân Pháp chỉ mở duy nhất một trường đại học là Đại học Đông Dương, còn lại đều là các trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.
- Số lượng trường đã ít ỏi lại thêm vào đó là một chương trình đào tạo “ngu dân”: học tiếng Pháp theo nội dung của nền giáo dục thực dân, tiếng Việt trở thành một ngoại ngữ.
- Khoa học xã hội thì chúng biên soạn với nội dung ngợi ca công lao khai hóa của “mẫu quốc”, gạt bỏ những nội dung giáo dục tiến bộ.
- Có thể nói tất cả những chương trình, kế hoạch giáo dục của Pháp đều nhằm phục vụ cho mưu đồ thâm độc, cho ý muốn thống trị lâu dài ở Việt Nam.
- Bởi vậy , thực chất nền giáo dục Đại học thời Pháp thuộc là hệ thống các trường Trung học chuyên nghiệp với đội ngũ giáo viên giảng dạy, thiết bị dạy học, chất lượng đào tạo kém không tương xứng với lời tuyên truyền của chúng là đi “khai hóa văn minh”.
- Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực của nền giáo dục đó đối với dân tộc ta như: số học sinh tăng lên, có điều kiện tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật, tư tưởng tiến bộ của thế giới, đồng thời một số môn học mới được đưa vào nhà trường, một số ngành khoa học mới đã được xây dựng.
- Trên nền tảng giáo dục Đại học thuộc địa mà Pháp để lại, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục Đại học được thể hiện trong “Đề cương văn hóa”, chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” nhằm khôi phục và cải tổ một bước các trường Đại học và Cao đẳng của chế độ cũ để lại ở Miền Bắc.
- Trong năm đầu tiên sau cách mạng, ta chưa có điều kiện thành lập các trường mới và tuyển sinh mới nên việc làm tiên quyết của Đảng ta là khôi phục các trường đã bị gián đoạn từ trước cách mạng.
- Ngày Bộ Quốc gia giáo dục đã ấn định ngày là ngày khai giảng của các trường Đại học Y khoa, Dược khoa, Nha khoa, Cao đẳng Khoa học, Mỹ thuật, Cao đẳng chuyên môn Công chính, Canh nông, Thú y.
- Mặc dù trong hoàn cảnh đầy khó khăn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, các trường Đại học và Cao đẳng do chế độ cũ để lại đã nhanh chóng được khôi phục và hoạt động bình thường.
- Bên cạnh đó, Bộ Quốc gia giáo dục đã cải tổ các trường Luật khoa Đại học cũ vì khuôn khổ ấy không phù hợp với nhu cầu của các ngành xã hội cách tân.
- Ngày Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh thành lập Đại học Văn khoa gồm các chuyên môn như: Triết học, Việt học, Hán học, Sử kí, Địa dư.
- Để đáp ứng nhu cầu giao tiếp với người nước ngoài, Bộ quốc gia giáo dục còn thành lập hai ban ngoại nhữ Anh văn và Nga văn.
- Bộ Quốc gia giáo dục đã tiến hành cải cách quá trình đào tạo cả về chương trình và nội dung để phù hợp với tính chất cấp bách của thời cuộc và nền dân chủ mới của dân tộc.
- Nội dung đào tạo cũng được thay đổi cho phù hợp: các trường đều quan tâm bồi dưỡng chính trị cho sinh viên, các môn khoa học xã hội chuyển sang chương trình mới mang đậm bản sắc dân tộc, giáo dục lòng yêu nước… Tóm lại chương trình học tập triển khai nhằm trang bị cho học sinh- sinh viên những kiến thức khoa học hiện đại, những nhận thức chân chính, đúng đắn về đất nước và thế giới.
- Trong nền giáo dục mới, Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính, được khuyến khích và đẩy mạnh giảng dạy dã có những đóng góp quan trọng thực hiện chủ trương cải tổ, xây dựng các trường Đại học- Cao đẳng theo yêu cầu của một nền giáo dục dân chủ nhân dân.
- Với các trường mới thành lập thì tuyển sinh khóa đầu tiên với số lượng không đông lắm.
- Các trường Đại học- Cao đẳng cũng đã bước đầu tập hợp được đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực để thay thế những giáo viên cũ là người Pháp.
- Ngoài lực lượng nòng cốt là các giáo sư, Bộ Quốc gia giáo dục đồng thời sử dụng những người Việt Nam đã làm trợ giáo, trợ lý, cán bộ hướng dẫm của các trường dưới chế độ cũ và tuyển chọn thêm một số sinh viên mới tốt nghiệp để tham gia giảng dạy.
- Với bộ máy tổ chức quản lý phù hợp, hoạt động của các trường trong năm đầu tiên đã có quy củ, mọi việc phân minh.
- Tìm hiểu về nền giáo dục Đại học Miền Bắc trong giai đoạn từ 2/9/1945 đến cho ta thấy sự nghiệp giáo dục nước ta đã có sự biến đổi về chất: từ một nền văn hóa giáo dục mang nặng tính chất thực dân phong kiến thành một nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- hệ thống các trường còn ít.
- số lượng học sinh- sinh viên chưa nhiều.
- nội dung và phương pháp giảng dạy chưa thoát ly được hoàn toàn ảnh hưởng của nền giáo dục thuộc địa Pháp.
- Những hạn chế này sẽ từng bước được Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc gia giáo dục dần khắc phục trong những giai đoạn tiếp theo..
- Mặc dù vẫn còn tồn tại những thiếu sót, nhưng những kết quả mà nền giáo dục Đại học thời kỳ này mang lại đã góp phần vào việc đưa đất nước phát triển đi lên..
- Hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới nên cần có sự mở rộng các trường Đại học để có điều kiện tiếp thu và trau dồi những tri thức khoa học tiến bộ trên thế giới.
- Tuy vậy cần có sự quản lý cũng như đề ra các phương hướng và biện pháp cho phù hợp để đưa nền giáo dục nói chung và nền giáo dục Đại học nói riêng phát triển đi lên ngang tầm với các nước trên thế giới