« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh


Tóm tắt Xem thử

- Khi chưa có trường THCS Nguyễn Tất Thành thì chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn dẫn đầu trong toàn huyện về số lượng cũng như về các giải của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
- Kể từ khi trường THCS Nguyễn Tất Thành được thành lập thì nguồn học sinh giỏi, chất lượng đầu vào của nhà trường không cao, số lượng học sinh giỏi các cấp giảm sút.
- Từ năm học cho đến nay Bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường.
- Qua các năm thực hiện nhiệm vụ nay tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh” để đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm duy trì độ ổn định về số lượng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp trong nhà trường..
- Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp đối với học sinh THCS tại trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học đến năm học 2015-2016.
- Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo nhằm duy trì ổn định về số lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường từ năm học đến năm học nâng cao chất lượng mũi nhọn, duy trì và nâng cao số lượng giải của tất cả các môn dự thi đối với kỳ thi HSG các môn văn hóa các cấp..
- Về học sinh: Nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh của trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học đến năm học .
- Đề tài nghiên cứu trong giới hạn phạm vi các hoạt động của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường và các học sinh khá, giỏi của trường THCS Lương Thế Vinh qua đó áp dụng trực tiếp đề tài để làm tốt công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường và có thể áp dụng triển khai đối với một số trường THCS trong huyện..
- Muốn đạt được điều đó thì phải coi trọng việc lựa chọn và bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi các môn học ngay từ cấp THCS..
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS là một công việc cực kỳ khó khăn và vất vả.
- Từ năm học 2013-2014 bản thân tôi được phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ bản thân tôi nhận thấy để gặt hái được những kết quả cao trong việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi dự thi các môn văn hóa là một công việc hết sức khó khăn, khó khăn bắt đầu từ khâu lựa chọn các em tham gia bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng, khó khăn về cơ sở vật chất và kinh phí động viên cho các thầy cô tham gia bồi dưỡng.
- Từ những băn khoăn trăn trở đó bản thân tôi đã kết hợp với ban giám hiệu nhà trường đã suy nghĩ và tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn, nâng cao tỉ lệ học sinh đạt giải đồng đều trên tất cả các môn trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các môn đã được áp dụng thành công tại trường THCS Lương Thế Vinh..
- Mục tiêu của các giải pháp đưa ra trong đề tài này là làm thế nào để nâng cao cả về chất lượng và số lượng học sinh giỏi các cấp, duy trì tính ổn định về số lượng học sinh đạt giải hằng năm đồng đều cho các môn tham gia dự thi..
- Đầu các năm học, ngay từ tháng 8 sau khi được hiệu trưởng nhà trường phân công giao trách nhiệm chỉ đạo quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch chung đó là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu của tất cả các khối lớp.
- Kinh phí chi hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng, chế độ khen thưởng cho học sinh và giáo viên có học sinh giỏi..
- Xây dựng các chỉ tiêu về số lượng học sinh giỏi các bộ môn của các tổ..
- Thời gian kiểm tra việc ôn tập, thời gian kiểm tra dành cho học sinh..
- Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi..
- Công tác phát hiện và thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa thực chất phải được lựa chọn từ tháng 4 của năm học trước.
- Sau kì thi phát hiện học sinh giỏi cấp trường các khối 6, 7, 8 hằng năm nhà trường đã tiến hành sắp xếp cho các giáo viên bộ môn lựa chọn các em học sinh vào đội tuyển của bộ môn được phân công phụ trách thông qua kết quả kỳ thi và thông qua các tiết dạy bồi dưỡng trên lớp..
- Bởi vì nếu lựa chọn đúng năng khiếu, sở trường môn học của học sinh thì chắc chắn sẽ phát huy tốt được khả năng của học sinh đó.
- Học sinh phải yêu thích môn học từ đó tự nguyện tham gia bồi dưỡng.
- tránh tình trạng bắt ép học sinh thi các môn các em không hứng thú.
- Tuy nhiên phải xem xét khả năng của học sinh để rồi động viên khuyến khích các em tham gia các môn phù hợp với khả năng của bản thân..
- Dựa trên kết quả học tập của năm trước, kết quả thi học sinh giỏi cấp trường của năm học trước và sự phấn đấu nỗ lực của các em trong năm học hiện tại.
- Các môn chủ động lựa chọn học sinh trên cơ sở của năm trước thì sẽ đảm bảo hơn vì kiến thức học của các em nó có sự lôgic hệ thống các em đã được cọ sát nên vào thi thì tâm lý sẽ ổn định hơn..
- Hiện nay kỳ thi chọn HSG cấp THCS gồm 9 môn Văn hóa vì vậy việc lựa chọn giữa các môn đối với học sinh rất khó.
- Chính vì vậy người quản lý phải kết hợp với giáo viên bộ môn định hướng cho học sinh chọn đúng môn sở trường của HS.
- Việc lựa chọn được học sinh tham gia bồi dưỡng môn nào phần lớn phụ thuộc vào giáo viên bộ môn trức tiếp giảng dạy.
- Trong khâu lựa chọn học sinh vào đội tuyển các môn người quảng lý và các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng cần chú ý một số kinh nghiệm sau:.
- Đây là các môn nặng về lý thuyết học thuộc vì vậy phải chọn đối tượng học sinh cần cù chịu khó, có kỹ năng nắm bắt kiến thức cơ bản, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng..
- Lựa chọn các em học sinh có khả năng ứng xử giao tiếp tốt, có kỷ năng viết bài tốt, trình bày bài sạch sẽ rỏ ràng..
- Muốn đạt được kết quả cao học sinh phải thực sự đam mê học tập bằng nhiều kênh..
- Đây là bộ môn đã gặt hái được nhiều thành công trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hằng năm.
- Bộ môn này đã được giáo viên thổi vào học sinh niềm đam mê trong học tập nên đã đạt được kết quả cao..
- Môn hóa học là môn mà học sinh ít lựa chọn dẫn đến trong thực tế các em tham gia thi về lực học không bằng những học sinh thi các môn Toán, Lý.
- Những học sinh thi bộ môn mày phải chọn được những học sinh thông minh, trí nhớ tốt, học tốt về môn toán và sử dụng thành thạo máy tính..
- Đây là môn học mà trường chúng tôi luôn luôn dẫn đầu về kết quả trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hằng năm.
- Riêng môn học này nên lựa chọn chủ yếu học sinh lớp 8 để tham gia thi.
- Lợi thế của sự lựa chọn này là ở chổ lớp 8 không tham gia thi cấp huyên do đó sẽ lựa chọn được những học sinh giỏi, ưu tú để tham gia thi trong đội tuyển lớp 9..
- Có một người thầy tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng thì mới có được những em học sinh đạt giải cao trong các kì thi.
- Tuy nhiên việc lựa chọn không nên chú trọng vào một cá nhân mà cần phải lựa chọn làm sao phải có tính chiến lược ổn định, phải duy trì được kết quả hằng năm, không để năm được năm mất, người quản lý phải biết khơi dậy lòng đam mê, niềm tự hào của các giáo viên bồi dưỡng để họ dốc lòng mang hết trí tuệ tài năng kiến thức của mình để bồi dưỡng cho các em học sinh đạt kết quả cao.
- Căn cứ vào tình hình đội ngũ chúng tôi phân công lựa chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ngay từ cuối năm học trước (chẳng hạn cuối tháng 5/2018 năm học 2017-2018 chúng tôi sẽ tiến.
- hành phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học 2018-2019).
- Giáo viên có tay nghề vững về chuyên môn : Đây là yếu tố quan trọng vì thầy có vững về chuyên môn thì mới có khả năng tư duy tìm tòi phát hiện các đơn vị kiến thức mở rộng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Thầy là người định huớng và khai mở kiến thức để cho học sinh tiếp thu và khám phá.
- Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì phải lựa chọn được các thầy cô có chuyên môn vững ở các bộ môn.
- Sự nhiệt tình sẽ thúc đẫy chuyên môn từ đó moiứ có niềm say mê tân tụy tìm tòi tri thức để truyền tải cho học sinh..
- Giáo viên Có trách nhiệm và tâm huyết với học sinh..
- Một giáo viên có chuyên môn vững vàng và đam mê tâm huyết với trò thì chắc chắn sẽ mang đến cho các em học sinh những chuyên đề hay, những bài giảng hay và cũng là tấm gương giúp các em hăng say tìm tòi học tập..
- Cả về cách ra đề, trọng tâm kiến thức, cách trình bày của học sinh cũng được thầy cô rèn rũa.
- Cuối mỗi năm học sau khi phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh sinh giỏi cho năm học tiếp theo chúng tôi tiến hành họp ban giám hiệu mở rộng gồm BGH, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và các giáo viên bồi dưỡng.
- Trong các buổi họp tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phải nắm được tiến độ bồi dưỡng, tâm tư nguyện vọng khó khăn của người giáo viên bồi dưỡng, sự phản hồi của học sinh được bồi dưỡng đối với từng môn..
- Mỗi năm phải yêu cầu ít nhất một tổ chuyên môn thực hiện một chuyên đề cấp trường về về bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các tổ chuyên môn phải có ngân hàng tích lũy đề thi học sinh giỏi hàng năm và các bộ đề tham khảo trên mạng..
- a) Tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp trường hàng năm..
- Phòng Giáo Dục chỉ tổ chức thi cấp huyện các môn văn hóa cho học học sinh lớp 9.
- Nhưng trường THCS lương Thế Vinh hằng năm đều tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi đối với 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh các lớp 6, 7 và các môn Văn, Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Địa Lí, Tiếng Anh, Lịch Sử, Tin Học lớp 8.
- Kỳ thi thường được tổ chức vào cuối tháng 3 của năm học, thông qua kỳ thi nhà trường chọn và thành lập đội tuyển học sinh để tiếp tục bồi dưỡng hằng năm.
- Ngoài ra trong quá trình giảng dạy trên lớp các đồng chí giáo viên bộ môn cũng đã phải phát hiện những học sinh học tốt môn mình để làm cơ sở chọn lựa cho năm lớp 9.
- Qua nhiều năm thực hiện chúng tôi nhận thấy nếu tổ chức tốt kỳ thi học sinh giỏi cấp trường thì công tác giáo dục mũi nhọn sẽ.
- được nâng cao, học sinh có ý thức học tập và nỗ lực phấn đấu hơn sau mỗi kỳ thi và đây cũng là một trong những nhân tố góp phần thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi..
- Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường mặc dù được phân công cụ thể theo thời khóa biểu tuy nhiên cũng không nên quy định quá cứng nhắc mà nên cho giáo viên đăng ký thời gian và nơi bồi dưỡng.
- Thầy cô bồi dưỡng có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể đưa học sinh đến trường hoặc bồi dưỡng ở nhà.
- Ở trên lớp giáo viên có thể giao thêm bài cho yêu cầu các em làm hoàn thành hôm sau cô giáo chữa với học sinh.
- Kiểm tra trực tiếp hoặc ra câu hỏi, bài tập cho học sinh về nhà tự học, tự làm với gian ấn định sau đó giáo viên kiểm tra..
- Hướng dẫn giáo viên ôn tập tăng cường sưu tầm tài liệu biên soạn lại và phô tô từng tài liệu, bộ đề, đề cương phát đến tận tay các em học sinh.
- Việc được phân công bồi dưỡng vào cuối các năm học nên tất cả các thầy cô đêu xác định nhiệm vụ ngay từ trong hè đã chọn học sinh và bồi dưỡng trong suốt ba tháng hè.
- Trong các buổi bồi dưỡng cho học sinh cần tạo cho các em thói quen rèn luyện kỹ năng, thói quen lập luận, liên hệ, hoàn chỉnh hệ thống kiến thức.
- Giáo viên có thể ôn các mảng kiến thức trọng tâm theo dạng đề, giáo viên ra đề chấm chữa cho học sinh trong quá trình bồi dưỡng..
- Trong quá trình bồi dưỡng chỉ đạo giáo viên tăng cường việc kiểm tra khảo sát từng đợt qua đó phát hiện những lỗ hỗng kiến thức mà học sinh chưa nắm được từ đó có phương án giúp đỡ học sinh hoàn thiện, chú ý các khâu trình bày, các phương pháp giải ngắn gọn và hợp lý..
- Mặc dù việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vai trò trách nhiệm chính là nhà trường song nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình thì không thể đạt được kết quả cao.
- Bên cạnh đó họ cũng có những phần thưởng thích đáng cho những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi từ đó các em học sinh cũng có thêm chí hướng để phấn đấu.
- Trong năm học sau khi kết thúc kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, với thành tích xuất sắc của đội tuyển nhà trường rất nhiều trường THPT trên địa bàn huyện và địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột mong muốn các em về trường với những ưu ái khích lệ.
- chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018.
- Trước ngày đưa các em đi thi nhà trường đã gặp mặt họp phụ huynh học sinh và các em học sinh đi thi, hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho các em, trong buổi gặp mặt đó người quản lý phải nêu được truyền thống học tập của trường, kết quả học sinh giỏi các năm trước đạt được.
- Hình ảnh đội tuyển học sinh tham gia kì thi HSG cấp huyện năm học đang lắng nghe hướng dẫn trước ngày đi thi.
- Hình ảnh Cán bộ quản lý gặp gỡ các em học sinh trước ngày thi chọn HSG cấp huyện năm học .
- Thưởng nóng các giáo viên có học sinh đậu giải cao..
- Ban giám hiệu nhà trường tuyên dương trước cờ và thưởng nóng cho 2 thầy giáo và 2 học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Toán và môn Tin học năm học 2017-2018.
- Thầy cô bồi dưỡng và các em học sinh giỏi tham quan học tập tại Nha Trang 3.3.
- Thống kê kết quả học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm sau khi áp dụng các phương pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng..
- Xây dựng được kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm sát với tình hình thực tế..
- Người quản lý phải đam mê chuyên môn, sẵn sàng hướng dẫn cho giáo viên cách bồi dưỡng, thường xuyên tổ chức và tham gia thảo luận các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi với các tổ chuyên môn..
- Động viên khích lệ giáo viên và học sinh bồi dưỡng ở mọi lúc mọi nơi nếu có thể..
- Giao trách nhiệm cho giáo viên để họ thấy rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong công tác bồi dưỡng kể cả khi học sinh vào đội tuyển tỉnh thì trách nhiệm bồi dưỡng vẫn thuộc về nhà trường và giáo viên bộ môn, chứ không phải chỉ có giáo viên bồi dưỡng đội tuyển tỉnh..
- Có sự kết hợp tốt giữa 3 môi trường gia đình- nhà trường – xã hội, đặc biệt phải dựa vào lực lượng phụ huynh học sinh.
- Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em học sinh và gia đình để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc..
- Sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường đã giúp nhà trường luôn nằm trong tốp dẫn đầu về chất lượng mũi nhọn, tỉ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp hàng năm được duy trì ổn định, ngày càng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp huyện và cấp tỉnh.
- Đặc biệt năm học trường đạt tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh là 12/15 em tham gia trong đó 02 giải nhất thuộc về môn Toán và môn tin học, 03 giải nhì thuộc về các môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí, 02 giải Ba môn Toán và 01 giải Ba môn Vật Lí..
- Cần có kinh phí cho việc tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường.
- Cần đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động chuyên môn, đầu tư kinh phí mua đồ dùng dạy học, mua thêm tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi để bổ sung cập nhật vào thư viện..
- Cần có cơ chế chi trả số tiền bồi dưỡng học sinh giỏi theo tiết cho các giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh dự thi cấp huyện một cách thõa đáng..
- Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Lương Thế Vinh và kết quả mà trường chúng tôi đã đạt được..
- Tôi tin tưởng rằng nhiều trường trong huyện nhà cũng đã làm và có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- ta học tập trao đổi và có những biện pháp hiệu quả hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS..
- Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi 3.2.3

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt