« Home « Kết quả tìm kiếm

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại”( 2015)


Tóm tắt Xem thử

- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nhìn lại phương pháp nghiên cứu phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965.
- Đổi mới lý luận phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du (2015.
- Truyện Kiều - với những diễn biến của tiếp nhận văn học.
- Các công trình vận dụng tự sự học trong nghiên cứu Truyện Kiều.
- So với lần kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (năm 1965) cách đây nửa thế kỷ, diện mạo văn học nói chung và nghiên cứu lý luận phê bình nói riêng đã có những chuyển biến rất căn bản..
- Đây là những vấn đề mà sau bốn năm cuốn kỷ yếu được xuất bản nhưng vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm, đó là lí do chính mà chúng tôi quyết định chọn đề tài: Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại”( 2015)..
- Thực hiện đề tài Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại”(2015), chúng tôi mong muốn giúp người đọc nhận thấy những thành tựu của nghiên cứu phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều trong những năm gần đây đặc biệt nhận thấy sự vận dụng các lý thuyết mới được du nhập từ phương Tây vào Việt Nam.
- Có thể nói trong khoảng hai thế kỷ nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều chúng ta đã có hàng trăm công trình với hàng ngàn bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, song dường như vẫn chưa đủ với một tác phẩm “nói mãi không cùng”.
- Dịp này các nhà nghiên cứu cũng công bố những kết quả mới của mình trong việc nghiên cứu Nguyễn Du và tiếp nhận Truyện Kiều.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu 4.2.1.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu “Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du-250.
- Phương pháp nghiên cứu 5.1.
- Luận văn này nhằm đánh giá những nét mới về lý thuyết nghiên cứu phê bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều, đồng thời thấy sự vận dụng các lý.
- Qua đó luận văn chỉ ra sự chuyển biến, thay đổi trong lý luận nghiên cứu phê bình văn học sau 50 năm đối với việc nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều(1965-2015).
- Nói cách khác luận văn vừa đề cập đến đổi mới lý luận phê bình văn học trong 50 năm nói chung vừa nhấn mạnh những thành tựu mới trong nghiên cứu Truyện Kiều nói riêng.Những vấn đề mới mẻ trong lí luận và thực tiễn giúp mở ra những cách tiếp cận mới trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu phê bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều..
- Chương 1 Tổng quan nghiên cứu, trong chương này chúng tôi làm rõ bối cảnh xuất hiện của cuốn sách trong đời sống nghiên cứu phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều trong những năm gần đây..
- Chương 3 Vận dụng phân tâm học trong nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều, trong chương này chúng tôi làm rõ hơn sự thay đổi từ phân tâm học tiểu sử sang phân tâm học cấu trúc, làm sáng tỏ thêm những ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu Truyện Kiều gần đây..
- Nhìn lại phương pháp nghiên cứu phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965).
- kiện này thu hút được nhiều nhà nghiên cứu phê bình Truyện Kiều trong đó có nhiều bài với mục đích lấy xưa nói nay, lấy Truyện Kiều để phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ..
- Trong giai đoạn này, nhất là sau năm 1954, việc nghiên cứu Truyện Kiều gắn với hiện thực đời sống theo quan điểm macxit đã chi phối mạnh mẽ các nhà nghiên cứu phê bình do đó không tránh khỏi khuynh hướng xã hội học dung tục.
- 2) Đề cao giá trị nhân đạo của Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh, Xuân Diệu, Cao Huy Đỉnh… đều nhấn mạnh giá trị nhân đạo là một thành tựu lớn của tác phẩm.
- Việc nghiên cứu, phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều cũng không nằm ngoài xu thế đó.
- Trong phần này các nhà nghiên cứu tập trung vào những giá trị nhiều mặt của Truyện Kiều khi được soi rọi dưới hệ thống lý luận văn học phương Tây với nhiều cách diễn dịch, chuyển hóa khác nhau..
- Có thể nói cuốn sách là một bước tổng hợp thành tựu vận dụng lý thuyết văn học phương Tây vào nghiên cứu phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Đổi mới lý luận phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du (2015).
- Sau 1975 đặc biệt từ năm 1986 trở lại đây chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu phê bình chuyên nghiệp với những cách tiếp cận ngày một khoa học mới mẻ.
- Các lý thuyết nghiên cứu tiếp nhận phê bình văn học phương Tây được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam như Những vấn đề về thi.
- Nghiên cứu, phê bình văn học có nhiều khởi sắc, các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều đến những lý thuyết hiện đại mới mẻ: cấu trúc học, thi pháp học, tự sự học, văn hóa học, tiếp nhận văn học.
- Có thể nói so với công trình kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du nhân kỷ niệm Đại thi hào Nguyễn Du (năm 1965), công trình nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều 50 năm sau đã đạt những thành tựu to lớn nhờ vận dụng những lý thuyết lí luận, nghiên cứu phê bình văn học mới, khắc phục những hạn chế của phê bình xã hội học trước đây.
- Những thành tựu về nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều trong dịp kỉ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du chính là thành tựu của ba mươi năm đổi mới trong lí luận và nghiên cứu phê bình văn học.
- Dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu những đổi mới trong nghiên cứu nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều..
- Lí luận tiếp nhận không chỉ chú ý đến yếu tố chủ quan, cá nhân của nhà nghiên cứu phê bình mà còn quan tâm các nhân tố thời đại với các điều kiện chính trị, tư tưởng cụ thể.
- Đặc biệt trong bộ sách giáo trình Lý luận văn học của nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội các nhà nghiên cứu Phương Lựu, Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng… đã có nhiều đóng góp trong giới thiệu, phổ biến lý thuyết tiếp nhận văn học.
- Vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học trong nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu ngày càng làm sáng tỏ những vấn đề còn để ngỏ hoặc nhìn nhận chủ quan, phiến diện trước đây..
- Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn nói đến lịch sử tiếp nhận trước hết là nói đến các kiểu người đọc, “Với lý thuyết tiếp nhận, người đọc được đặt đúng địa vị của mình.
- Trong công trình Những vấn đề của Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỉ, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn chia lịch sử tiếp nhận qua 4 giai đoạn cơ bản:.
- 4) giai đoạn đọc Truyện Kiều từ sau 1975.
- Trong bài viết Phan Khôi và những cuộc tranh luận về Truyện Kiều những năm nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.
- “hưởng lạc” Việt Nam và thế giới cổ trung đại của nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tùng.
- Từ đó nhà nghiên cứu đặt ra vấn đề cần phải có những diễn giải mới, cần hiểu rộng.
- Nhiều nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc khi đó mới bắt đầu quan tâm đến Kim Vân Kiều truyện- tác phẩm được coi là lam bản của Truyện Kiều.
- Việc khẳng định những thành tựu khoa học, những đối thoại đồng cấp, tránh chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi là rất quan trọng, nhà nghiên cứu Nguyễn Nam cho rằng: “Hiểu biết về sáng tạo thi ca của Nguyễn Du trong Truyện Kiều sẽ phong phú thêm rất nhiều cùng với sự am hiểu về tác phẩm nguyên gốc Kim Vân Kiều truyện.
- Có thể khẳng định từ khi lý thuyết tiếp nhận được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã có những vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu phê bình nhất là với tác phẩm Truyện Kiều – vốn được coi như phòng thử nghiệm các cách đọc, các lý thuyết, các phương pháp khác nhau.
- Các công trình nghiên cứu đó đã làm rõ và sâu sắc thêm lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều trong hơn hai trăm năm qua kể cả trong và ngoài nước.
- Từ lý thuyết tiếp nhận các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề khoa học còn để ngỏ trước kia khi các lý thuyết phê bình xã hội học còn chi phối mạnh mẽ.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tùng đã từ phát hiện mới mẻ về Nguyễn Du để đưa đến “một dòng chảy” về thơ ca hưởng lạc trong văn học Trung đại.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam bằng nỗ lực nghiên cứu của mình đã làm sáng tỏ những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện để từ đó tiến hành những đối thoại khoa học đồng cấp và bình đẳng trong nghiên cứu văn học khu vực và thế giới nói chung.
- Barthes… đã được các nhà nghiên cứu vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu phê bình Truyện Kiều.
- Tất nhiên lý thuyết tiếp nhận chưa phải là tất cả những ứng dụng mới trong nghiên cứu phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm Nguyễn Du lần này mà bên cạnh đó phê bình Phân tâm học, Tự sự học cũng ghi nhận nhiều đóng góp mới của các nhà nghiên cứu phê bình, điều này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trong chương 3 và 4 của luận văn..
- Ở Việt Nam, ngay từ trước năm 1945 phân tâm học đã được nhiều người biết đến, phê bình phân tâm học bước đầu được Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Văn Hanh ứng dụng trong nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều như Nguyễn Du và Truyện Kiều(1942) và Văn chương Truyện.
- Các nhà phê bình phân tâm học thường dùng công thức: ẩn ức - dồn nén - thăng hoa để ứng dụng trong nghiên cứu của mình.
- Cùng nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trong Hồ Xuân Hương:.
- Ở miền Nam sau 1954 với đời sống học thuật cởi mở hơn, các lý thuyết văn học phương Tây được dịch và đón nhận nhiệt thành hơn trong đó có cả Phân tâm học, các nhà nghiên cứu phê bình văn học như Nguyễn Văn Trung, Lê Tuyên, Đàm Quang Thiện.
- Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Nhưng cuộc sống đâu chỉ có xã hội và lịch sử.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến trong bài viết Từ tiền hiện đại đến hiện đại, sự chuyển đổi hệ hình đọc Phân tâm học về Truyện Kiều đã chỉ rõ cách phê bình của Nguyễn Bách Khoa chủ yếu là Phê bình phân tâm học tiểu sử, dùng ngoại quan, tiểu sử, đời sống xã hội để cắt nghĩa văn học.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng dù đi theo hướng nào (hiện tượng luận, phân tâm học văn bản, phân tâm học hiện sinh) cũng đưa Lê Tuyên.
- Từ những nghiên cứu của mình thông qua sự chuyển đổi hệ hình đọc phân tâm học Truyện Kiều, cũng như các phương pháp đọc khác nhau nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến cũng lưu ý:.
- Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy cũng chỉ ra thái độ làm quan với nhà Nguyễn của Nguyễn Du không hẳn là mang nặng tâm sự “hoài Lê” như nhiều nhà nghiên.
- Có thể nói trong xu hướng chung của nghiên cứu phê bình văn học những năm gần đây trong đó có nghiên cứu phê bình Truyện Kiều, phê bình phân tâm học tiếp tục được ứng dụng nhưng với một cơ chế linh hoạt hơn, tinh thần khoa học cao hơn.
- gợi mở thêm nhiều vấn đề còn để ngỏ trong nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều..
- Tóm lại, ứng dụng Phân tâm học trong nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều các nhà nghiên cứu đã có những diễn giải mới mẻ, điều đó cũng khẳng định Phân tâm học có một ý nghĩa nhất định trong phê bình văn học..
- Nguyễn Du đọc Truyện Kiều (Đọc như là sáng tạo.
- Bước đầu nghiên cứu Kim Vân Kiều lục - Phạm Tú Châu 4.1.
- Thực ra nghiên cứu cấu trúc tự sự là một truyền thống lâu đời trong văn học phương Tây.
- hệ hình lý thuyết cũng như các tầng bậc nghiên cứu đó là: kinh điển và hậu kinh điển.
- Trong tham luận Địa vị lịch sử của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam, bài viết này là kết quả của một quá trình quan tâm tới tự sự học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng Nguyễn Du đã thay đổi mô hình tự sự, thay đổi điểm nhìn trần thuật đối với nhân vật.
- Trong một bài viết khác về tự sự học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng.
- vật lý tưởng trong Truyện Kiều.
- Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng khẳng định: “Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý, và thể loại này dưới hình thức hiện đại của nó đã bắt đầu bằng chính Truyện Kiều”[33, 117].
- Trong dịp kỉ niệm Nguyễn Du lần này việc ứng dụng những thành tựu mới trong nghiên cứu, phê bình văn học có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu trẻ, điều đó đem lại những kiến gải mới mẻ mà trong dịp kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (1965) chưa thể có được.
- Trong bài viết Nguyễn Du đọc Truyện Kiều (Đọc như là sáng tạo) nhà nghiên cứu Trần Thị Phương Phương đã đem đến cách đặt vấn đề khá bất ngờ khi viết Nguyễn Du đọc Truyện Kiều .
- Như vậy bằng những lý thuyết tự sự học nhà nghiên cứu Trần Thị Phương Phương đã đồng thời phản bác lại những quan niệm sai lầm trước kia khi cho rằng Nguyễn Du đơn thuần dịch lại Kim Vân Kiều truyện.
- Nhà nghiên cứu Trần Thị Phương Phương cũng lưu ý trong quá trình so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện loại hình lịch sử không phải là duy nhất mà cần kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như văn bản văn học, cấu trúc học..
- Lý thuyết Tự sự học tiếp tục được đặt ra thông qua vấn đề tiếp nhận của người đọc mà nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu đặt ra qua công trình nghiên cứu Bước đầu nghiên cứu Kim Vân Kiều lục hiện chưa rõ tác giả (nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Ngân cho rằng của Lý Văn Phức) đó chính là vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều để từ cốt truyện đó lại sáng tạo ra một tác phẩm hoàn toàn mới.
- Việc nghiên cứu Kim Vân Kiều lục chắc chắn còn nhiều vấn đề lý thú đòi hỏi các nhà nghiên cứu tiếp tục..
- Việc vận dụng lý thuyết Tự sự học vào nghiên cứu Truyện Kiều trong những năm gần đây và trong dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du đã cho thấy sự nỗ lực đổi mới trong nghiên cứu phê bình văn học nói chung và nghiên cứu Truyện Kiều nói riêng.
- Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986 trở lại đây với sự phong phú của lí luận phê bình tiếp thu từ phương Tây, thành tựu nghiên cứu phê bình văn học nói chung và Truyện Kiều nói riêng cũng hết sức phong phú.
- Những điểm mới về nghiên cứu phê bình trong cuốn “Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du- 250 năm nhìn lại” nhằm đánh giá sự nỗ lực của các nhà khoa học trong giai đoạn vừa qua với việc nghiên cứu tiếp nhận Truyện Kiều dưới sự soi rọi của nhiều lý thuyết tiếp nhận văn học, phân tâm học, tự sự học và nhiều lý thuyết khác nhưng do khả năng và khuôn khổ luận văn chúng tôi chưa có điều kiện trình bày hết..
- Từ góc độ lý thuyết tiếp nhận văn học các nhà nghiên cứu phê bình đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn chưa thỏa đáng trước kia dẫn đến những tranh luận trong tiếp nhận tác phẩm.
- Một nét chân dung tinh thần mới cần có trong bức chân dung tinh thần Nguyễn Du là tư tưởng hưởng lạc, đó là những quan điểm rất mới mẻ trong nghiên cứu Truyện Kiều và Nguyễn Du dịp này..
- Các nhà nghiên cứu phê bình đã đánh giá lại sự vận động từ phân tâm học tiểu sử sang phân tâm học cấu trúc (phân tâm học văn bản) như một sự chuyển đổi hệ hình đọc phân tâm học về Truyện Kiều để từ đó phê bình văn học Việt Nam có thể đi vào quỹ đạo của phê bình hiện đại..
- Các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Mạnh Tiến trên cơ sở lý luận phân tâm học cũng gợi mở nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu phê bình về Truyện Kiều để tìm những mã nghĩa mới cho kiệt tác này..
- Từ góc độ lý thuyết tự sự học các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về sự vay mượn cốt truyện, sự sáng tạo của Nguyễn Du trong sự giao lưu văn hóa văn học khu vực Đông Á với Đông Nam Á, giữa Trung Hoa và Việt Nam.
- Việc thay đổi mô hình tự sự của Truyện Kiều mà nhà nghiên cứu Trần Đình Sử chỉ ra chính là minh chững hùng hồn cho sự sáng tạo của Nguyễn Du.
- Từ đó các nhà nghiên cứu cũng gợi mở nhiều vấn đề cần so sánh giữa hai tác phẩm trên cơ sở những hướng tiếp cận mới..
- Những phát hiện mới mẻ có ý nghĩa lớn lao trong lí luận và thực tiễn, giúp cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều được toàn diện, sâu sắc hơn.
- Việc thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu trong dịp kỷ niệm Nguyễn Du năm 2015 cũng như lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều trên hai trăm năm qua càng góp phần khẳng định những giá trị to lớn của kiệt tác Truyện Kiều và vị trí Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân tộc.
- Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Cao Thị Hồng, Tiếp nhận tự sự học trong nghiên cứu văn học Việt Nam, http:www/khoanguvandhsphue.edu.vn, 21/7/2016.
- Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975- những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Phan Ngọc (2010), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều..
- Trần Đăng Suyền (2014), Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (2005), Văn học so sánh- nghiên cứu và triển vọng, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội..
- Trần Nho Thìn (2017), Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Trần Nho Thìn (2014), Đối thoại liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề lý thuyết tiếp nhận văn học phương Tây ở Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 10/2014

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt