« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu


Tóm tắt Xem thử

- MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THEO.
- CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU.
- Phạm Thị Tố Oanh Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
- Mô hình HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm tạo sức mạnh trong liên kết, phát triển quy mô, chất lượng, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế bao trùm và kinh tể chia sẻ thích ứng với tác động ngày càng nhiều do biến đối khí hậu.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực và những thích ứng trong phát triển kinh tế ứng phó với biến đối khí hậu..
- Kết quả nghiên cứu phân tích dựa trên những kinh nghiệm quốc tế từ các nước Australia, Nhật Bản, Ấn Độ,… và một số mô hình tiêu biểu ở Việt Nam để để xuất các giải pháp xây dựng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm thích ứng với biến đối khí hậu.
- Các giải pháp về chủ động cải thiện sản xuất nông nghiệp, liên kết để nâng cao khả năng cải thiện sản xuất và tiếp cận thị trường, củng cố và phát triển liên kết, tăng thêm giá trị cho sản phẩm theo chuỗi và môi trường thuận lợi..
- Hợp tác xã Nông nghiệp.
- Chuỗi giá trị sản phẩm Chuỗi cung ứng Biến đổi khí hậu.
- Nông nghiệp là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
- Nông nghiệp trong thế kỷ 21 phải đối mặt với nhiều thách thức: sản xuất nhiều lương thực hơn để nuôi dân số ngày càng tăng với lực lượng lao động nông thôn ít hơn, đóng góp vào sự phát triển chung cho nhiều nước đang phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp, áp dụng các phương thức sản xuất hiệu quả và bền vững hơn và thích ứng với biến đổi khí hậu [1]..
- Trong khi thích ứng với biến đổi khí hậu, dân số toàn cầu đang tăng nhanh đòi hỏi mức sản xuất lương thực cao hơn đáng kể, gây thêm áp lực lên hệ thống lương thực và nông nghiệp trên toàn thế giới.
- Các hợp tác xã và nông dân cần phải hoạt động bền vững và hiệu quả hơn [2]..
- Chính phủ ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác xã (HTX), khuyến khích nông dân, doanh nghiệp và HTX sản xuất gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm như: Luật HTX năm 2012, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Kết luận 70- KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trong nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế tập thể, hợp tác xã tiên tiến, thành công, hiệu quả.
- có cơ chế để các hợp tác xã đủ năng lực, điều kiện được tham gia thực hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ nêu nhiệm vụ xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp cho một số sản phẩm chủ lực, có quy mô lớn, có sức lan tỏa trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản tại các vùng, miền trên cả nước.
- đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với từng vùng miền cho giai đoạn gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trình Chính phủ.
- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 phê duyệt đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn .
- Phát triển chuỗi giá trị là nhu cầu tất yếu gắn với các sản phẩm chủ lực vùng, miền, quốc gia, với nhu cầu của hơn 17.000 HTX nông nghiệp sản xuất, kinh doanh đa dạng trong các lĩnh vực..
- Cả nước hiện có hơn 2000 chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả.
- Các mô hình hướng tới tăng năng lực cạnh tranh, liên kết, xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững và hiệu quả, tạo sự kết nối sản xuất giữa các thành viên HTX, HTX, công ty, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.
- Mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm là mô hình liên kết các hộ cá thể trong sản xuất kinh doanh nhằm tập hợp 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho khách hàng, trong đó, chia ra 5 hoạt động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing – bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua).
- Việc tổ chức sản xuất theo mô hình sẽ quản lý được quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên, sử dụng tài nguyên, quản lý chất thải trong và sau sản xuất cũng như tiêu dùng, thích ứng với biến đổi khí hậu [5], [6]..
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực và những thích ứng trong phát triển kinh tế ứng phó với biến đối khí hậu.
- Thông qua việc củng cố các hợp tác xã đồng thời kết hợp với các bên liên quan, phối hợp các nỗ lực một cách và có trọng tâm, chúng ta đang đạt được các tác động bền vững có quy mô về các chủ đề hệ thống nông nghiệp ở cấp hợp tác xã và cấp ngành, góp phần vào hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững hơn..
- Tiếp đó, Kaplinsky và Morris (2006) mở rộng khái niệm và cho rằng: chuỗi giá trị là nói đến một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là ý tưởng, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử dụng..
- Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lambert và Cooper, 2000).
- Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm và thành phẩm phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan và Terry, 1995).
- Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Peter, 2001)..
- Sự khác biệt chính là chuỗi cung ứng: sản phẩm đi từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, còn chuỗi giá trị: đặc điểm sản phẩm bắt đầu từ người tiêu dùng cuối cùng..
- Sự khác biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
- Với chuỗi cung ứng, giá trị của sản phẩm chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng được xác định dưới con mắt của người sản xuất/nhà cung cấp..
- Ngược lại, với chuỗi giá trị, giá trị của sản phẩm cuối cùng được xác định dưới yêu cầu của người tiêu dùng - thông qua những yêu cầu về đặc tính của sản phẩm mà họ đưa ra [7]..
- Chuỗi cung ứng vận hành theo chiều hướng tiến về phía người tiêu dùng, trong đó người nông dân tổ chức sản xuất theo quan điểm “Tôi sẽ bán bất cứ mặt hàng nào tôi sản xuất ra”.
- Chuỗi giá trị tập trung vào việc đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng.
- Trong chuỗi, đặc điểm của sản phẩm được định hướng bởi người tiêu dùng, người nông dân và HTX tổ chức sản xuất theo quan điểm “Tôi sẽ sản xuất những gì tôi có thể bán được”..
- người tiêu dùng có thể hoặc sẽ không có nhu cầu với tất cả các mặt hàng được sản xuất ra, và không có gì chắc chắn rằng họ sẽ trả mức giá có thể đem lại lợi nhuận cho tất cả các tác nhân trong chuỗi [8]..
- Ngược lại, với chuỗi giá trị, giá trị của sản phẩm cuối cùng được xác định dưới yêu cầu của người tiêu dùng - thông qua những yêu cầu về đặc tính của sản phẩm mà họ đưa ra..
- Phương pháp thu thập tài liệu đã được công bố về thực trạng sản xuất nông nghiệp tại địa bàn các tỉnh nghiên cứu, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm, mô hình HTX sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu để phân tích các tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất của HTX nông nghiệp.
- Vị trí vai trò hợp tác xã trong phát triển kinh tế theo mô hình chuỗi giá trị.
- Đối với các nước phát triển, hợp tác xã được coi là một tổ chức có khả năng thu hút số đông hay cộng đồng người tham gia nhằm giải quyết những mục đích, nhu cầu chung cả về kinh tế lẫn xã hội.
- Về kinh tế, đó là sự hỗ trợ giúp đỡ giữa các thành viên hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành viên mà các thành viên hoạt động nhỏ lẻ khó có thể đạt được hiệu quả, đồng thời bảo vệ những quyền lợi chính đáng của họ.
- Về mặt xã hội, các hợp tác xã giúp thành viên giải quyết những nhu cầu trong cuộc sống của mình, tạo việc làm ổn định, bền vững.
- Thông qua hợp tác xã chính phủ có thể giải quyết các mục tiêu xã hội cho cộng đồng..
- Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt khu vực Châu Âu, hợp tác xã đã phần nào giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết yếu của xã hội và HTX vẫn duy trì phát triển trong nhiều thập kỷ qua.
- Chính vì vậy, dù có nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau, kể cả những tập đoàn kinh tế lớn, khu vực kinh tế hợp tác xã vẫn có được chỗ đứng thích hợp, chấp nhận cạnh tranh, tồn tại và được khuyến khích phát triển, là một trong 4 thành phần kinh tế trọng điểm của Nhà nước..
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
- Với khái niệm hợp tác, có thể thấy rõ đặc trưng của đồng sở hữu, tự nguyện thành lập của các thành viên, hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động.
- Liên kết giữa các thành viên, các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác nhằm mục tiêu phát triển bền vững tại một số mô hình HTX tiến hành điều tra trong nghiên cứu..
- Người mua hoàn toàn chủ động và quyết định nhiều vấn đề liên quan đến việc mua bán: giá, phân loại, thu gom…Người bán (nông dân/thành viên): chỉ sản xuất thụ động.
- Sau đó, HTX tìm khách hàng bán lại sản phẩm..
- Với hình thức liên kết này, HTX đóng vai trò như là 1 thương lái, cách làm này dễ dàng thực hiện giữa HTX và nông dân vì giá cả thỏa thuận theo thị trường nhưng đây không phải là hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi vì lợi nhuận và rủi ro không được chia sẻ giữa nông dân và HTX.
- Kinh nghiệm một số nước về mô hình HTX nông nghiệp ứng phó biến đối khí hậu.
- Liên minh HTX quốc tế khu vực châu Á –TBD (ICA-AP), đại diện 107 tổ chức thành viên tại 32 quốc gia đã chủ động sử dụng chủ đề của Ngày Hợp tác xã Quốc tế năm 2020 để phát động HTX trong khu vực thực hiện một trong số 7 Nguyên tắc1 của hợp tác xã, nguyên tắc “Quan tâm đến cộng đồng” trong vận động thành viên cam kết thực hiện hành động vì biến đổi khí hậu..
- kinh tế thành viên;.
- hợp tác.
- Tái sử dụng và xác định lại mục đích sử dụng đối với sản phẩm Dao nĩa, quần áo, đồ đạc.
- Tại Australia, Liên đoàn Hợp tác xã CBH, tổ chức hợp tác xã liên kết của 3900 hộ thành viên trồng ngũ cốc, có hệ thống tốt nhất thế giới về lưu kho, bảo quản, tiếp thị, chế biến và xuất khẩu 90% sản lượng ngũ cốc Tây Úc, đã cam kết giảm khối lượng rác thải chôn lấp xuống 0 vào năm 2030 và cam kết báo cáo công khai hàng năm về các hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững..
- Liên đoàn cũng cam kết tăng cường bảo tồn đa đạng sinh học địa phương thông qua giảm thiểu hoặc bù đắp bất kỳ tổn thất đa dạng sinh học nếu do các hoạt động sản xuất của liên đoàn gây ra..
- Tại Nhật Bản, Liên hiệp Hợp tác xã tiêu dùng Nhật Bản (JCCU) là tổ chức cấp cao nhất của khu vực HTX ở Nhật Bản với 320 hợp tác xã tiêu dùng và 29,6 triệu thành viên.
- Năm 2018, Liên hiệp cam kết giảm phát thải khí CO 2 , cho tới nay các hợp tác xã thành viên đã giảm 20% lượng khí thải CO 2 so với năm 2013 bằng cách thực hiện kết hợp các sáng kiến khác nhau, bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo, tăng sản xuất điện, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng tại cơ sở kinh doanh, phân tích và tối ưu hóa tuyến đường vận tải và giảm thiểu sử dụng đồ nhựa.
- JCCU và các thành viên đang nghiên cứu sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo.
- Cho đến nay các hợp tác xã tiêu dùng đã lắp đặt thiết bị sản xuất điện tái tạo, như năng lượng mặt trời, gió, điện sinh khối và thủy điện quy mô nhỏ trên khắp Nhật Bản, ước tính tạo ra tổng 180 triệu kWh điện hàng năm..
- Tại Ấn Độ, HTX Phân bón của Nông dân Ấn Độ (IFFCO) là tổ chức hợp tác xã lớn nhất Ấn Độ với 36.000 thành viên hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với hoạt động cốt lõi là sản xuất và buôn bán phân bón.
- HTX đã và đang cung cấp phân bón hữu cơ, bao gồm phân bón vi sinh và phân bón nano, cho 55 triệu nông dân Ấn Độ, IFFCO sản xuất dòng phân bón thân thiện với môi trường với thương hiệu Urban Gardens.
- IFFCO cam kết giảm tiêu thụ năng lượng, thực hiện các sáng kiến năng lượng thay thế và tái tạo, thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng trong nhà máy sản xuất phân bón.
- Hợp tác xã có trung tâm xử lý quả dừa không tạo ra rác thải, sử dụng xơ dừa làm nguyên liệu cho dây thừng, xử lý sọ dừa thành than, nước dừa thành giấm và đường dừa.
- Tại Thái Lan, Liên đoàn Hợp tác xã Thái Lan (CLT) là đại diện quốc gia của 7.448 hợp tác xã, 9.8 triệu thành viên, triển khai thực hiện chương trình “Trồng cây giữ nước” để khuyến khích các thành viên HTX trồng cây con với khẩu hiệu “1 HTX trồng 1 cây”..
- Tại Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) đã thực hiện nhiều hành động thiết thực vì biến đổi khí hậu.
- Năm 2019, VCA tổ chức Hội nghị thường niên của các tổ chức nông dân châu Á (AFGC) với chủ đề “Những thách thức của biến đổi khí hậu và ứng phó của khu vực hợp tác xã châu Á” với sự tham gia của 10 tổ chức liên đoàn hợp tác xã châu Á bao gồm: Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Ấn Độ (NCUI), Trung tâm Đào tạo Nông dân Indonesia (ACIF), Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản (JA-Zenchu), Tổ chức Nông dân Quốc gia Malaysia (NAFAS), Hiệp hội Quốc gia hợp tác xã nông nghiệp Mông Cổ (NAMAC), Liên đoàn hợp tác xã nông dân tự do Philippines (FFFC), Mạng lưới Nông dân độc lập Sri Lanka (IFN), Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Thái Lan (CLT), Hiệp hội nông dân Đài Loan, Trung Quốc (NFA) cùng sự tham gia của Liên minh HTX và HTX của một số tỉnh, thành phố.
- Hội thảo đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp khả thi trong phát triển nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp bền vững, chủ động thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu như kiểm soát độ ẩm và độ khô thích hợp nhằm giảm thiểu khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo thông qua phơi ruộng giữa các vụ mùa thu hoạch.
- Năm 2019, Liên minh HTX Việt Nam thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực cho Liên minh HTX Việt Nam trong phát triển lâm nghiệp và tham gia chương trình khí hậu quốc gia” trong hoạt động hợp tác với Tổ chức Phát triển lương thực và lâm nghiệp Phần Lan (FFD) đã biên soạn và phát hành nhiều tài liệu phổ biến, hướng dẫn HTX lâm nghiệp phòng chống đại dịch Covid-19, tổ chức lại sản xuất trong bối cảnh bình thương mới hậu đại dịch… Kết quả khảo sát đối với 130 HTX chịu tác động tác động của biến đổi khí hậu, các HTX nông nghiệp kiểu cũ cần chuyển đổi mô hình HTX kiểu mới, cần có định hướng chuyển đổi từ hướng chuỗi cung ứng sang chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, gắn với định hướng địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương, nhằm thích ứng điều kiện thực tiễn..
- Hợp tác xã Thân Thiện thành lập năm 2016, có 17 thành viên, với diện tích hơn 10 ha chủ yếu sản xuất lúa.
- do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh hơn, thời tiết thất thường, dịch bệnh và tình trạng thiếu nước, thiếu phù sa đã làm diện tích sản xuất lúa của thành viên năng suất thấp, mất mùa, thu nhập của hộ thành viên giảm, đời sống khó khăn.
- Việc chuyển đổi cây trồng từ lúa sang chuyên canh cây bắp (ngô), đậu nành rau và một số loại rau màu khác thích ứng với điều kiện thiếu nước, hạn, mặn, biến đổi của thời tiết là một bước chuyển đổi tập quán canh tác truyền thống sang canh tác ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với 500ha.
- Ngoài ra có một số diện tích không chủ động được trong việc tưới tiêu nên không thích hợp sản xuất cây lúa.
- HTX đã quy hoạch chuyển đổi những vùng có diện tích sản xuất bấp bênh, đem lại hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trống các loại cây ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho bà con thành viên.
- đổi sản xuất hiệu quả, hỗ trợ bà con thành viên tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tạo sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Những vũng trũng thấp thường xuyên bị ngập úng sản xuất bấp bênh.
- Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm ứng phó với biến đổi khí hậu Xây dựng chuỗi giá trị là chủ động tự cải thiện việc bổ sung giá trị cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Tự khẳng định vị trí của mình trong chuỗi giá trị trên cơ sở hợp tác công bằng, minh bạch và đôi bên cùng có lợi.
- HTX sẽ đảm bảo tốt được khâu dịch vụ đầu vào, đồng bộ sản xuất và giúp các thành viên giải quyết đầu ra sản phẩm ổn định, chất lượng theo yêu cầu thị trường..
- Thứ nhất, giải pháp chủ động cải thiện sản xuất nông nghiệp: có sự chủ động của người dân trong sản xuất nông nghiệp hay thành viên trong HTX.
- Khi người dân hay thành viên có mong muốn cải thiện tình hình sản xuất của mình, họ sẽ chủ động đa dạng hóa các giống cây trồng có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn, tìm hiểu áp dụng các kỹ thuật mới.
- Thứ hai, liên kết để nâng cao khả năng cải thiện sản xuất và tiếp cận thị trường: Khi người nông dân, thành viên HTX tự ý thức và tự thấy nhu cầu cần phải cải thiện sản xuất để nâng cao thu nhập và đời sống của mình nhưng cá nhân họ không đủ sức để thực hiện những nhu cầu đó một mình, chính vì vậy họ tìm tới những người có cùng nhu cầu nâng cao và cải thiện sản xuất giống, để liên kết lại và cùng nhau thực hiện.
- Họ thành lập HTX, THT để cùng hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Các THT, HTX này đóng vai trò quan trọng hỗ trợ thành viên trong việc tương tác với các tác nhân khác trên thị trường, và mở ra các hoạt động mua vật tư đầu vào và bán sản phẩm với quy mô lớn..
- Thứ ba, củng cố và phát triển liên kết: Sau khi những người nông dân có cùng nhu cầu cải thiện sản xuất đã liên kết lại với nhau, tạo thành các HTX, THT thì họ cần cải thiện liên kết bền chặt và phát triển bằng các hình thức và hoạt động như: xây dựng và củng cố liên kết bằng hợp đồng lao động.
- phát triển thị trường.
- Bên cạnh đó là phát triển liên kết với các tác nhân (thương lái, chế biến, bán buôn…) khác trên thị trường để sử dụng dịch vụ hoặc cung cấp sản phẩm ra thị trường thông qua các tác nhân đó (khi HTX chưa thể thực hiện được các khâu đó).
- Thứ tư, tăng thêm giá trị cho sản phẩm theo chuỗi: Thành tố quan trọng trong việc phát triển chuỗi giá trị là việc tăng thêm giá trị từ sản phẩm thô, trên cơ sở đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, xác định các mặt hàng sẽ sản xuất.
- Các hoạt động để tăng thêm giá trị sản phẩm có thể bao gồm: Chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, sản xuất theo chứng chỉ, chứng nhận, tiêu chuẩn, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chuyển đổi mô hình kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu..
- Thứ năm, môi trường thuận lợi: Môi trường thuận lợi ở đây là sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các văn bản Luật và quy định được ban hành nhằm điều phối hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Ngành nông nghiệp tại Việt Nam là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
- Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam khẳng định mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm là mô hình liên kết các hộ cá thể trong sản xuất kinh doanh nhằm tập hợp.
- Việc tổ chức sản xuất theo mô hình sẽ quản lý được quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên, sử dụng tài nguyên, quản lý chất thải trong và sau sản xuất cũng như tiêu dùng, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Các giải pháp về chủ động cải thiện sản xuất nông nghiệp, liên kết để nâng cao khả năng cải thiện sản xuất và tiếp cận thị trường, củng cố và phát triển liên kết, tăng thêm giá trị cho sản phẩm theo chuỗi và môi trường thuận lợi nhằm phát triển mô hình HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt