« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập trong học phần Tin học cơ sở nhằm nâng cao năng lực tự chủ, tự học cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc


Tóm tắt Xem thử

- TẠP CHÍ KHOA HỌC – ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
- Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết..
- Giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại.
- Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
- Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh, đây được coi là một giải pháp thiết thực, trong đó chuyển từ việc lấy giáo viên làm.
- trung tâm sang lấy việc học làm trung tâm được đánh giá cao, mang lại thành công nhất định cho nền giáo dục hiện đại của nhiều quốc gia..
- Để phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, chúng tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với xu thế thời đại, từ đó nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên (SV).
- Bởi vì chất lượng học tập của SV không chỉ phụ thuộc vào sự hướng dẫn, giảng dạy của giảng viên (GV), mà quan trọng hơn còn được quyết định bởi khả năng tự học, tự đào tạo của chính bản thân sinh viên.
- Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học trong học tập cho sinh viên luôn được Trường Đại học Tây Bắc (Trường) và các GV quan tâm.
- Bồi dưỡng năng lực tự chủ trong học tập cho sinh viên cũng thể hiện sự quán triệt nguyên tắc dạy học: chuyển từ dạy học lấy “giáo viên làm trung tâm” sang dạy học “lấy người học làm trung tâm”, “hợp tác trong học tập”, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đào tạo trong thời đại mới, đồng thời giúp sinh viên có một môi trường học tập cởi mở và thân thiện hơn, sinh viên có thêm động lực để học tập tích cực hơn và sinh viên có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân hơn.
- SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ HÒA NHẬP TRONG HỌC PHẦN TIN HỌC CƠ SỞ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC.
- TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC.
- Mỗi năm có hàng trăm sinh viên trong Trường tham gia học học phần Tin học cơ sở.
- Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập trong học phần Tin học cơ sở nhằm khắc phục những bất cập của phương pháp dạy học truyền thống và nâng cao năng lực tự chủ, tự học cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc..
- Từ khoá: Tích cực, tự chủ, tự học, hòa nhập, giảng dạy tích cực và hòa nhập..
- có xuất phát điểm rất khác nhau, để giúp SV có sự hòa nhập cộng đồng, giúp đỡ nhau trong học tập, chúng tôi mạnh dạn thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực tự chủ, tự học cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc..
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực có nghĩa là hoạt động học tập phải được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác, trong mối quan hệ tương tác giữa thầy - trò, trò - trò trong môi trường học tập thân thiện, an toàn [1].
- Nội dung nghiên cứu và thực hiện phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập trong học phần Tin học cơ sở.
- Thực trạng của việc dạy học theo phương pháp truyền thống.
- Phương pháp truyền thống là phương pháp dạy học lấy “giáo viên làm trung tâm”.
- Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, thông qua kết quả khảo sát cộng với việc quan sát và nghiên cứu, chúng tôi thấy phương pháp giảng dạy truyền thống đã thể hiện nhiều điểm bất cập không còn phù hợp với xu thế đào tạo hiện thời..
- Phương pháp giảng dạy truyền thống hiện vẫn được đa số GV áp dụng là phương pháp giảng dạy mà GV là trung tâm, trong đó GV là người giảng hầu hết các nội dung trong giáo trình hoặc bài giảng có sự trợ giúp thêm của một số phương tiện hỗ trợ như máy chiếu, bảng phấn và phần mềm hỗ trợ [1].
- Phương pháp này giống việc chúng ta rót nước vào cốc đến một lúc nào đấy cốc nước sẽ đầy, ta tiếp tục rót cốc nước sẽ tràn.
- Việc thúc đẩy SV tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do cá nhân các GV.
- Giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp phát vấn các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học nên mức độ tham gia của sinh viên chưa.
- được đồng đều và có thể hiệu quả thúc đẩy học tập chưa cao, vì đa số các SV tham gia trả lời các câu hỏi của GV là những sinh viên vốn đã khá chủ động trong học tập còn những sinh viên nhát thường chọn phương án im lặng.
- Sinh viên thường có cảm giác “sợ” những câu hỏi phát vấn của các thầy cô theo phương pháp này vì các em phải tư duy cá nhân và đưa ra câu trả lời theo quan điểm cá nhân dẫn đến tâm lý thiếu tự tin.
- Và làm cho “nỗi sợ” học tập của sinh viên tăng lên, không khí lớp học, môi trường học tập buồn tẻ, một chiều mà ít có sự tương tác giữa thầy với trò, dẫn đến không kích thích được sự hưng phấn, chủ động hợp tác với thầy của SV, dẫn đến nhiều SV không tập trung tư tưởng, không tích cực tư duy, xây dựng bài, một số SV còn làm việc riêng trong giờ học… vì vậy hiệu suất học tập không cao.
- Để đạt được kết quả tốt sinh viên cần có thời gian đọc bài giảng và chuẩn bị nội dung học tập tại nhà, sau đó tham gia vào các hoạt động nhóm trên lớp để hoàn thành các nội dung học tập [6]..
- Chúng ta đều biết: Tất cả những kiến thức GV truyền đạt trên lớp không bao giờ là đủ để SV vận dụng vào học tập và công tác sau này nhất là ở bậc đại học, nhiệm vụ của GV chúng ta không phải chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức, mà điều quan trọng hơn là truyền thụ cho SV phương pháp tự tìm tòi, nghiên cứu, tự chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, để SV sau khi ra trường có khả năng, năng lực độc lập tác chiến, nghiên cứu khoa học và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao..
- Một cách tiếp cận mới trong giảng dạy học phần Tin học cơ sở.
- Qua nghiên cứu các tài liệu về phương pháp giảng dạy, kỹ thuật dạy học tích cực và thử nghiệm của tác giả bài viết, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tên gọi.
- “phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập”.
- theo nghĩa giảng viên và sinh viên hoạt động tích cực và hòa nhập mọi hoạt động dạy và học trên lớp cũng như ngoài lớp học.
- Giảng viên tổ chức lớp học và các hoạt động dạy học để mọi sinh viên có cơ hội tham gia, đóng góp và bày tỏ ý kiến cá nhân..
- Theo Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier [3], kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học..
- Kỹ thuật dạy học tích cực còn có thể được sử dụng trong hoạt động dạy học theo nhóm nhằm giúp học sinh tích cực chủ động, sáng tạo phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân [3]..
- Dạy và học tích cực là sự tương tác đa chiều giữa người dạy và người học, giữa người học với người học trong môi trường học tập an toàn, thân thiện.
- Trong dạy học tích cực và hòa nhập, vai trò kiến tạo của giáo viên thể hiện trong công việc tổ chức linh hoạt, đưa người học vào môi trường học tập, được làm việc với tài liệu, tham gia hoặc vận dụng các trải nghiệm và hợp tác với nhau để cùng giải quyết vấn đề trong thế giới thực [10.
- Các nguyên tắc quan trọng khi áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập là:.
- Quan tâm tới giáo dục hòa nhập, đặc biệt tới sinh viên dân tộc, sinh viên nữ, sinh viên khuyết tật, sinh viên Lào..
- người học: giảng viên và sinh viên cùng tạo ra một môi trường học tập cởi mở và thân thiện, tạo điều kiện để mọi sinh viên đều có cơ hội đưa ra ý kiến và ý kiến được tôn trọng..
- Giảng viên luôn khuyến khích và đảm bảo tập thể nhóm hỗ trợ phát triển cá nhân..
- Thay đổi quan điểm đánh giá sinh viên:.
- đánh giá quá trình học, đánh giá kỹ năng....
- Cách tiến hành phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập.
- Với phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập, giảng viên sử dụng kết hợp đa dạng các phương pháp giảng dạy như dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo góc, thuyết trình, phát vấn,… nhằm khai thác thế mạnh của tất cả các sinh viên trong các hoạt động học tập..
- Giảng viên khuyến khích và chú trọng đến các hoạt động thảo luận và đưa ra ý kiến của sinh viên theo nhóm dưới nhiều hình thức như dùng giấy nhớ, giấy khổ lớn (A0, A1.
- hoặc phát biểu trực tiếp, theo đó sinh viên trong lớp sẽ được chia thành các nhóm nhỏ (có thể có từ 4 đến 6 nhóm một lớp, mỗi nhóm từ 4 đến 6 sinh viên tùy theo sĩ số sinh viên trong lớp) trong suốt quá trình học tập trong khóa học..
- Bàn ghế trong lớp học được sắp xếp lại để sinh viên trong nhóm sẽ được ngồi theo nhóm thay vì ngồi thành bàn riêng biệt như trong phương pháp giảng dạy truyền thống (chọn một số phòng học rộng chuyên để dạy học nhóm)..
- Việc chia nhóm nên cân bằng các yếu tố nam – nữ và sinh viên dân tộc thiểu số, SV khá – trung bình – yếu… Các nhóm sẽ phân việc cụ thể cho mỗi thành viên như trưởng nhóm, thư ký, người trình bày, với mỗi hoạt động các nhóm và công việc của mỗi thành viên sẽ thay đổi.
- Trong giờ học lý thuyết, tương ứng với khoảng 10 phút giảng lý thuyết, sẽ có câu hỏi phát vấn hoặc các hoạt động học tập gắn với nội dung SV vừa được nghe giảng.
- Giảng viên sẽ đưa ra những quy định cũng như những cách khuyến khích (chẳng hạn, cộng điểm chuyên cần) để các thành viên trong nhóm sẽ thay phiên nhau đưa ra câu trả lời hoặc các nhóm sẽ đưa ra câu trả lời bằng cách viết vào các giấy nhớ và dán lên bảng.
- Như vậy, trong một tiết học sinh viên sẽ có ít nhất 2 đến 3 hoạt động thảo luận chung và đưa ra câu trả lời của nhóm và mọi thành viên trong nhóm đều có cơ hội đóng góp ý kiến như nhau, thậm chí là phát biểu ý kiến thay mặt nhóm.
- Sinh viên sẽ tự tin khi trả lời vì được thảo luận chung trong nhóm và câu trả lời đưa ra cũng là ý kiến chung của cả nhóm.
- Nhiều câu hỏi liên quan đến các ứng dụng thực tế của Tin học cơ sở mà sinh viên có thể tự tìm hiểu thông qua các phương tiện kết nối mạng Internet được giảng viên giao cho sinh viên tự tìm hiểu và làm thành bài thực hành.
- Đối với các giờ thảo luận, sinh viên sẽ có thêm cơ hội để thảo luận nhiều hơn vì trong khuôn khổ của giờ học thảo luận (khoảng 2 giờ hoặc 3 giờ trên một buổi học tùy theo cách sắp xếp thời khóa biểu của Trường) giảng viên sẽ giao các nhiệm vụ khác nhau theo các chủ đề học tập đã học mà sinh viên đã có thời gian chuẩn bị ở nhà để thảo luận thêm trên lớp và thống nhất câu trả lời chung cho nhóm và đưa ra câu trả lời trên giấy A0.
- sinh viên cũng có thể chọn trình bày câu trả lời sử dụng các phần mềm hỗ trợ trình chiếu như PowerPoint..
- Nhằm hỗ trợ học tập cho sinh viên, GV có thể sử dụng một số ứng dụng như Google Classroom, Quizizz, Padlet, Zoom, Skype, Kahoot, Google Docs, Sheets, Slides, Forms để giải đáp câu hỏi cho sinh viên và ra bài tập về nhà cũng như chủ đề thảo luận trước cho sinh viên chuẩn bị bài trước các giờ thảo luận nhóm trên lớp.
- Với các ứng dụng trên, giảng viên có thể tạo ra một không gian lớp học trên mạng chỉ cần sử dụng tài khoản Google của cả giảng viên và sinh viên..
- Giảng viên có thể trao đổi, đưa ra các thông báo, lời nhắc nhở học tập, hoặc giải đáp những thắc mắc của sinh viên về bài tập, tài liệu học tập..
- Giảng viên cũng có thể dễ dàng chấm bài, đưa ra nhận xét trực tiếp trên không gian lớp học này.
- cho sinh viên.
- Sinh viên có thể làm đi làm lại bài tập nhiều lần và nhìn thấy ngay kết quả mỗi lần thực hiện..
- Phương pháp đánh giá.
- Đối với phương pháp đánh giá sinh viên từ khóa K59 trở đi, điểm đánh giá quá trình - đánh giá cuối kỳ với hệ số 50.
- 50% theo quy định của Trường Đại học Tây Bắc [5], cách đánh giá này đã thay đổi điểm đánh giá quá trình từ 30%.
- lên 50% so với các khóa từ K58 trở về trước, điều đó khích lệ SV tích cực hơn nữa trong quá trình học tập để cải thiện điểm đánh giá quá trình.
- Cách cho điểm của giảng viên đối với các bài trình bày nhóm được kết hợp từ điểm của giảng viên với điểm đánh giá và nhận xét của các sinh viên thuộc các nhóm khác.
- Với cách đánh giá này, giảng viên có cơ hội để quan sát và đánh giá sinh viên theo cả hai mặt là kiến thức và kỹ năng của các em.
- Giảng viên có thể cộng thêm điểm cho những cá nhân có phần thể hiện nổi trội trong làm việc nhóm..
- Hiệu quả bước đầu của phương pháp Một thay đổi tích cực dễ nhận thấy nhất khi sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập là thái độ vui vẻ, cởi mở, thân thiện và hợp tác của sinh viên trên lớp học.
- Hiện nay, phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập đang được lan tỏa rộng tới tất cả các giảng viên trong Trường Đại học Tây Bắc thông qua các buổi hội thảo, xê-mi-na, dự giờ GV.
- Với sinh viên trong trường, tác giả đã thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập được ba học kỳ và nhận được kết quả khả quan khi áp dụng phương pháp này.
- Cụ thể, khảo sát tại lớp K61 Đại học quản trị kinh doanh (40 SV) kỳ 1 năm học phần Tin học cơ sở, trong 2 tuần đầu từ đến dạy theo phương pháp truyền thống tỷ lệ sinh viên nghỉ học trong các giờ học khoảng 8.
- Trong tháng 11/2020 dạy theo phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập tỷ lệ sinh viên nghỉ học trong các giờ học giảm xuống còn 2,5.
- Việc giảng viên thực hiện nhiều hoạt động thảo luận trong các giờ học có đi kèm đánh giá kết quả lấy điểm chuyên cần khuyến khích sinh viên đi học đầy đủ hơn.
- giảng viên và sinh viên trong khoảng thời gian năm học .
- Cụ thể, với giảng viên tham gia các lớp tập huấn và đang thử nghiệm giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập bằng phỏng vấn nhanh, đa phần các ý kiến đồng ý cho rằng sinh viên cải thiện hơn về kỹ năng tự học (KNTH), kỹ năng thuyết trình (KNTB), không khí lớp học khi tham gia học theo phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập.
- Với sinh viên bằng Google Forms theo hai liên kết sau:.
- Khảo sát sinh viên trước khi tham gia học theo phương pháp tích cực và hòa nhập:https://.
- Khảo sát sinh viên sau khi tham gia học theo phương pháp tích cực và hòa nhập: https://.
- Biểu đồ kết quả khảo sát phản hồi của sinh viên.
- Hình trên trình bày biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát phản hồi của sinh viên về hiệu quả của phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập trong việc thúc đẩy sinh viên nâng cao kỹ năng tự học (KNTH), kỹ năng thuyết trình (KNTB)..
- Tính đến tháng 11/2020 có 31 sinh viên đang học học phần Tin học cơ sở tham gia khảo sát trắc nghiệm trên Google Forms.
- Không khí giờ học SV đã đánh giá: nghiêm túc giảm từ 44,6% xuống 29,4%, sôi nổi từ 9,1% tăng lên 11,8%, vui vẻ từ 25,3% tăng 33,3%, thân thiện từ 4,8% tăng lên 7,8%, sôi nổi – vui vẻ - thân thiện từ 9,6%.
- Như vậy, kết quả khảo sát phù hợp với nhiều kết quả của nhiều nhà nghiên cứu khác cũng công bố các kết quả chứng tỏ sinh viên sẽ có kết quả tốt hơn khi được thực hiện bằng các phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập so với các phương pháp dạy học truyền thống [7], [8], sinh viên học nhiều hơn trong lớp học [9]..
- Khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập, SV có nhiều cơ hội hơn để thảo luận và đưa ra ý kiến cá nhân và các ý kiến sẽ được ghi nhận thành ý kiến chung của nhóm nên SV sẽ tự tin hơn khi trình bày các ý kiến này hơn.
- Cách đánh giá SV cũng linh hoạt hơn do vậy SV bớt áp lực với thi cử hơn khi GV sử dụng nhiều cách đánh giá khác nhau đối với SV.
- Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hòa nhập, GV cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bài giảng, tư liệu và các hoạt động trong giờ giảng..
- Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy phương pháp giảng dạy này đã góp phần giúp SV học tập một cách chủ động, hứng thú hơn cũng như giúp phần cao một số kỹ năng mềm cho SV..
- Dựa trên việc khảo sát và phản hồi của SV, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học sao cho linh hoạt, hiệu quả hơn..
- Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học.
- Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông.
- NXB Đại học Sư phạm..
- Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông.
- Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa.
- [5] Quyết định số 1168/QĐ - ĐHTB ngày của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc về việc “Ban hành Quy chế thi, kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Tây Bắc”

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt