« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiềm năng du lịch tại các di tích lịch sử tỉnh Vĩnh Long


Tóm tắt Xem thử

- TIỀM NĂNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TỈNH VĨNH LONG.
- TÓM TẮT: Thông qua các di tích lịch sử văn hóa, Vĩnh Long là vùng đất có lịch sử hào hùng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Đây cũng là nguồn tài nguyên du lịch quý giá trong hoạt động khai thác phát triển du lịch tỉnh nhà.
- Đồng thời, thông qua việc phát triển kinh tế du lịch, tạo điều kiện bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của các di tích lịch sử văn hóa..
- Từ khóa: di tích.
- di tích lịch sử văn hóa.
- du lịch Vĩnh Long..
- Du lịch là một ngành kinh doanh mang lại nguồn thu nhập đáng kể, đóng góp to lớn vào giá trị tổng thu nhập quốc dân.
- Ngoài ra, du lịch còn được xem là chiếc chìa khóa vàng để gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa.
- Ngược lại, di tích lịch sử văn hóa chính là nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, đa dạng nhằm tạo sức hút cho sự phát triển kinh tế du lịch.
- Bên cạnh loại hình du lịch sinh thái vốn là đặc trưng chung của các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long còn được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch gắn với tìm hiểu lịch sử, văn hóa.
- Cùng với cả nước, du lịch Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- chính sách, đồng thời nghiên cứu tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương nhằm thu hút du khách, tạo tiền đề cho du lịch tỉnh nhà cất cánh..
- Du lịch là một biểu hiện của nhu cầu cuộc sống được nâng cao của xã hội ngày nay.
- Trong đó, du lịch văn hóa, nhất là loại hình du lịch ở các di tích lịch sử là một trong những địa điểm hấp dẫn đối với du khách, bởi bản thân các di tích này là dấu chân của quá khứ, là minh chứng về cuộc sống gian khó ngày xưa của đất nước con người Việt Nam anh dũng và kiên cường.
- Rõ ràng, di tích lịch sử là nơi làm sống dậy quá khứ hào hùng của quốc gia, dân tộc.
- Vì vậy, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa nói riêng, di sản văn hóa nói chung để phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.
- Mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển du lịch có tính tương tác hai chiều: về góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều yếu tố văn hóa.
- về góc độ văn hóa, du lịch là một hoạt động văn hóa có hiệu quả kinh tế cao và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước [6].
- Trong những năm qua, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho hoạt động du lịch đã đưa đến kết quả rất to lớn.
- Như vậy, di tích lịch sử văn hóa vừa là đối tượng khai thác vừa là nguồn lực lâu dài thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển..
- Du lịch tại các di tích lịch sử là một yếu tố văn hóa thấm đậm tính chất nhân văn, mang ý nghĩa cao quý, tốt đẹp, góp phần giáo dục các thế hệ ngưỡng vọng tri ân và học tập.
- Du lịch di tích lịch sử ở Vĩnh Long là tìm về một quá khứ mà nhân dân, con người Vĩnh Long anh dũng kiên trung trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- văn hóa.
- Với di tích thuộc về kiến trúc nghệ thuật có Đình Long Hồ, Đình Hậu Thạnh, Đình Thiện Mỹ, Đình Tân Giai, Đình Tân Ngãi, Đình Tân Hạnh… Với di tích lịch sử văn hóa có các di tích như: Cây Đa Cửa Hữu, Nghĩa Trủng Miếu (Miếu Âm Nhơn), Mộ nhà thơ Nhiêu Tâm, Miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An, Đình Mỹ Thuận, Minh Hương Hội Quán, Chùa Vạn Linh, Nhà lưu niệm Nguyễn Văn Ngợi, Quan Thánh Miếu… Tất cả những điều ấy đã hun đúc một tiềm năng du lịch to lớn cho quê hương Vĩnh Long anh hùng..
- Theo thống kê của ban quản lý di tích tỉnh Vĩnh Long năm 2012, trên địa bàn tỉnh có hơn 450 di tích lớn nhỏ, trong đó có 10 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia [7], 32 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh [2] và một số di tích đang chờ xếp hạng.
- Đến năm 2017, số di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh được nâng lên là 48 di tích, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là 11 di tích [3].
- Trong đó, có 4 di tích được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của vùng gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
- Những tài nguyên này, là một điều kiện thuận lợi cho du lịch Vĩnh Long trở thành điểm sáng về loại hình du lịch văn hóa.
- Hình thành các cụm tuyến du lịch tại các di tích có thể được phát triển như sau:.
- Cụm di tích lịch sử tại huyện Vũng Liêm:.
- sẽ là những điểm tham quan đặc sắc khi mà giao thông ở vị trí này thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch;.
- Cụm di tích lịch sử tại huyện Long Hồ:.
- Tiêu biểu là Khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng với quy mô và tầm cỡ bật nhất của tỉnh, đã và đang khai thác du lịch với những dấu hiệu tích cực..
- Từ những điều kiện đó, thúc đẩy du lịch Vĩnh Long phát triển mạnh mẽ nhất là đối với du lịch ở các di tích lịch sử, văn hóa sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển bên cạnh các loại hình du lịch khác..
- trong đó, du lịch văn hóa được chọn là 1 trong 5 ngành.
- Thể hiện quyết tâm của tỉnh Vĩnh Long trong việc khai thác tài nguyên du lịch văn hóa mà cụ thể là các di tích lịch sử văn hóa để thúc đẩy kinh tế du lịch.
- Năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức hội nghị chuyên đề “Khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch tại Vĩnh Long và chương trình liên kết du lịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp” với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lữ hành như: APT Travel, Công ty Du lịch Pacific Voyages, Latino Vietnam Travel, Công ty Du lịch Bigsea,… Qua hội nghị, các doanh nghiệp lữ hành đã nhận định rằng, Vĩnh Long có 2 dòng sản phẩm tạo nên tiềm năng du lịch, một là du lịch sinh thái- phát triển du lịch cộng đồng.
- hai là du lịch tâm linh, thăm quê hương của địa linh nhân kiệt [12].
- Điều này chứng tỏ rằng, các doanh nghiệp lữ hành cũng đánh giá rất cao tiềm năng khai thác phát triển du lịch đối với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh nhà.
- Thêm vào đó, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá các điểm tài nguyên du lịch của tỉnh, từ đó xây dựng định hướng và kế hoạch chiến lược phát triển các điểm du lịch phù hợp, góp phần khai thác tối đa tài nguyên, tạo được sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước..
- Trong số đó có đề tài “Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác”, nhà nghiên cứu đã lựa chọn 15 điểm tham quan của tỉnh để tiến hành nghiên cứu, điều tra khảo sát.
- trong đó có 8 điểm là các di tích lịch sử văn hóa, bao gồm: Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
- Khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang;.
- Dựa trên 7 tiêu chí: 1) Độ hấp dẫn, 2) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, 3) Độ bền vững của tài nguyên, 4) Vị trí của điểm du lịch, 5) Sức chứa khách du lịch, 6) Tính an toàn và an ninh, 7) Thời gian hoạt động du lịch.
- Với 4 mức xếp loại từ cao xuống thấp là: điểm du lịch rất thuận lợi, Điểm du lịch khá thuận lợi, điểm du lịch trung bình, điểm du lịch kém thuận lợi.
- Kết quả thu được hết sức ấn tượng khi 7 di tích này đều được khách du lịch đánh giá ở mức độ cao và rất cao, cụ thể: Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và Khu tưởng niệm Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt được xếp loại là Điểm du lịch rất thuận lợi (loại I), 5 điểm còn lại được xếp loại là Điểm du lịch khá thuận lợi (loại II) [4].
- Từ kết quả nghiên cứu của công trình này khẳng định, tiềm năng của các di tích lịch sử văn hóa, là thế mạnh trong khai thác phát triển kinh tế du lịch tỉnh Vĩnh Long..
- Một điều rất quan trọng để du lịch Vĩnh Long tạo dấu ấn chính là con người.
- Đây là một nét đáng quý, cần duy trì cho hoạt động du lịch bền vững của tỉnh nhà.
- Bởi du lịch ở các di tích lịch sử là một loại hình thuộc du lịch văn hóa, du lịch văn hóa luôn gắn liền với cộng đồng nên vai trò của người dân là rất lớn.
- Với loại hình du lịch ở các di tích lịch sử là một nét chấm phá độc đáo, khác biệt của hoạt động du lịch tại Vĩnh Long, một quê hương đang chuyển mình thay màu áo mới của thời đại.
- Vĩnh Long đang sở hữu những yếu tố cực kỳ thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa khi mà những giá trị ấy được khai thác và phát huy một cách hợp lý.
- nguyên này cùng sự cộng hưởng với các yếu tố nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật… chắc chắn rằng du lịch tại các di tích lịch sử sẽ tạo được lực hút mạnh mẽ hấp dẫn du khách.
- Từ đó, các công ty, doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng bắt đầu có những cái nhìn mới tích cực hơn về tiềm năng du lịch tại các di tích lịch sử và đẩy mạnh phát triển nó ở những chương trình du lịch kết hợp hoặc độc lập chỉ có tham quan di tích lịch sử.
- Chẳng hạn như Công ty du lịch Cửu Long đã thực hiện chương trình du lịch văn hóa bằng xe đạp đến thăm các địa điểm du lịch văn hóa, trong đó chủ yếu là các di tích lịch sử.
- Kết hợp tham quan giữa các tỉnh trong khu vực có gắn yếu tố di tích lịch sử ở Vĩnh Long là điểm tham quan chính trong chương trình du lịch.
- Từ đây, nó đã mở ra một cơ hội lớn cho loại hình du lịch này được biết đến ở mọi nơi trong và ngoài nước thông qua sự quảng bá, tiếp thị của họ, cũng như sự nhận định từ du khách đã đến với các di tích lịch sử Vĩnh Long.
- Qua đó, thị trường và đối tượng khách cũng được nhân rộng khi mà hiện nay mọi người đều chuộng du lịch văn hóa và đề cao những giá trị thiêng liêng, quý giá của các di tích lịch sử..
- Sự phát huy giá trị của các di tích lịch sử thông qua du lịch đã tạo nên nhiều mặt tích cực cho tỉnh nhà, trong đó biểu hiện rõ nét nhất có thể kể đến đó là góp phần cải thiện đời sống kinh tế địa phương tại chính nơi có các di tích lịch sử và người dân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Đồng thời, sự phát triển loại hình du lịch này đã nâng cao mức sống của người dân, nâng cao mặt bằng dân trí nói chung và giúp họ nhận thức sâu sắc giá trị của các di tích lịch sử nói riêng..
- Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, số lượt khách và doanh thu du lịch của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều tăng trưởng rõ rệt trong 3 năm qua.
- Năm 2018, tổng lượt khách du lịch là 1.300.000.
- Biểu đồ thể hiện tổng lượt khách du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn .
- Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Long.
- Biểu đồ thể hiện số lượt khách tham quan các di tích trong tổng lượt khách du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017-2019.
- Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Long Đặc biệt, trong tổng số lượt khách du lịch.
- của tỉnh Vĩnh Long, số lượt khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa chiếm tỷ lệ khá cao và ổn định qua các năm: Năm 2017, số lượt khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa chiếm khoảng 22,4%, năm 2018 đạt mức 24,58%, năm 2019 chiếm mức 21,56%.
- Điều này cho thấy, khách du lịch thực sự quan tâm các điểm di tích lịch sử văn hóa Vĩnh Long.
- Về doanh thu du lịch của tỉnh.
- Doanh thu du lịch của tỉnh được thống kê bao gồm nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh như: Lữ hành, vận chuyển du lịch, cho thuê phòng lưu trú, ăn uống, hàng hóa, vui chơi giải trí và từ các nguồn thu khác có liên quan..
- Lượt khách đến di tích Lượt khách tham quan nơi khác.
- Doanh thu du lịch của tỉnh Vĩnh Long từ năm 2017-2019.
- Vận chuyển khách du lịch .
- Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Long Sự phát triển của ngành du lịch nói chung.
- và du lịch văn hóa nói riêng, trong đó du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa là chủ đạo, đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm từ đó góp phần giải quyết vấn đề lao động cho tỉnh nhà.
- Năm 2015, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh là 1.360 người, số lao động gián tiếp trong ngành là 400 người đến năm 2019, số lao động trực tiếp đã tăng lên 1.780 người và số lao động gián tiếp là 420 người.
- Đây là những tín hiệu hết sức khả quan, cho thấy hướng đi đúng đắn từ việc bảo tồn và khai thác phát huy giá trị các di tích lịch sử thông qua du lịch tỉnh nhà..
- Tiềm năng khai thác các di tích lịch sử văn hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch tỉnh Vĩnh Long là rất lớn, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế và khó khăn phải đối mặt, một trong số đó chính là hiện tượng biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo, thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng, xâm ngập mặn tại tỉnh đã trở thành hiện thực, ngập úng kéo dài, mưa nhiều, nhiệt độ tăng sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hóa, làm cho vật liệu kiến trúc nhanh xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí tiền của, công sức của nhà nước và người dân.
- Đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển hành khách, từ đó các hoạt động du lịch tại địa phương sẽ bị ảnh hưởng rất lớn..
- Do đó, bên cạnh việc khai thác, tỉnh cần hết sức chú trọng đến công tác bảo dưỡng, trùng tu, tôn tạo, có như vậy mới có thể đảm bảo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa một cách lâu dài, bền vững..
- tạo mới, đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật và xác lập thương hiệu cho các sản phẩm du lịch mới.
- đồng thời, đưa các sản phẩm đó vào kinh doanh, nhằm quảng bá hình ảnh các điểm du lịch.
- Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch có trách nhiệm..
- Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: Tivi, báo, đài, website, sách hướng dẫn, tờ gấp, bản đồ, đĩa DVD, Lễ hội, hội thảo, hội chợ, triễn lãm.
- Có thể khẳng định rằng, hệ thống các di tích lịch sử tại Vĩnh Long đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động khai thác phát triển du lịch của tỉnh.
- Hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch mang lại cho địa phương cũng đã được ghi nhận thông qua các số liệu cụ thể.
- Với quyết tâm đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành một trong những mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trong đó du lịch tìm hiểu, khám phá lịch sử - văn hóa - danh nhân được chú trọng.
- Vì vậy, tiềm năng khai thác phát triển du lịch tại các di tích lịch sử ở Vĩnh Long là rất lớn, hứa hẹn nhiều đột phá mang tính chất bước ngoặt trong thời kỳ mở cửa hiện nay..
- [1] Ban quản lý di tích Vĩnh Long (2012), Danh mục các di tích cấp quốc gia của tỉnh Vĩnh Long..
- [2] Ban quản lý di tích Vĩnh Long (2012), Danh mục các di tích cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Long..
- [3] Ban quản lý di tích Vĩnh Long (2017), Di tích lịch sử văn hóa Vĩnh Long, Nxb Đại học Cần Thơ..
- [4] Phạm Xuân Hậu (2018), Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Tập 15, Số 5..
- [6] Tổng kết của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2017..
- [7] Tổng kết của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2018..
- [8] Tổng kết của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2019..
- [9] Lê Thúy Hằng (2018), Vĩnh Long đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài 1: Chú trọng phát triển các thế mạnh, https://baotintuc.vn/du-lich/vinh-long-dua-du-lich-tro-thanh- nganh-kinh-te-mui-nhon-bai-1-chu-trong-phat-trien-cac-the-manh htm, ngày truy cập .
- [10] Nguyễn Thị Huệ (2008), Di tích lịch sử văn hóa với vấn đề phát triển du lịch, https://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=24&sitepageid=417#stha sh.G0Wi7mDD.MtJb8tNn.dpbs, ngày truy cập .
- [11] Lữ Quang Ngời (2018), Phát triển du lịch Vĩnh Long trở thành ngành công nghiệp văn hóa, https://vinhlongtourist.vn/en/detailnews/?t=phat-trien-du-lich-vinh-long-tro-thanh-nganh-cong- nghiep-van-hoa&id=news_38, ngày truy cập .
- [12] Ngọc Trảng, Phương Thúy (2018), Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Long, https://www.baovinhlong.com.vn/kinh-te/201803/danh-thuc-tiem-nang-du-lich-vinh-long ngày truy cập

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt