« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách Nghệ An cho các huyện thuộc chương trình 30A tỉnh Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách Nghệ An cho các huyện thuộc.
- chương trình 30A tỉnh Nghệ An.
- Trường Đại học Kinh tế.
- Luận văn ThS.
- Quản lý kinh tế.
- Trên cơ sở nghiên cứu tại NHCSXH của 3 huyện 30a tỉnh Nghệ An, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng, đó là: Sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức nhận ủy thác, phải hoàn thiện mô hình màng lưới hoạt động.
- Đối với tổ TK&VV phải xây dụng trên cơ sở bền vững, có số lượng tổ viên đông đảo và dư nợ tương đối lớn để hoạt động có hiệu quả..
- Luận văn cũng đã đề ra các giải pháp đối với hộ gia đình, đó là nên mở rộng hình thức cho vay, mở rộng nghành nghề sản xuất không đơn thuần chỉ sử dụng vào mục đích chăn nuôi..
- Luận văn là cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội ở các huyện 30a tỉnh Nghệ An từng bước nâng cao chất lượng quản lý tín dụng, góp phần tích cực hơn vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo mà Đảng và nhà nước ta đang tiến hành..
- Hoạt động tín dụng.
- Ngân hàng chính sách.
- Nghệ An Ngân hàng.
- Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, đời sống của đại đa số nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt.
- là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
- Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập NHCSXH, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác..
- Tuy nhiên, trong quá trình cho vay của NHCSXH trong thời gian vừa qua tại các huyện 30A còn nhiều vấn đề như hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích còn cao, chất lượng tín dụng còn chưa tốt.
- Để giải quyết tốt vấn đề quản lý tín dụng của NHCSXH nói chung và tín dụng đối với các huyện 30A nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự thường xuyên quan tâm của nhà nước cũng như toàn xã hội..
- Với những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách Nghệ An cho các huyện thuộc chương trình 30A tỉnh Nghệ An".
- làm luận văn tốt nghiệp..
- Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Hoạt động kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá.
- Trong đó rủi ro khó phòng ngừa nhất của ngân hàng là rủi ro từ hoạt động tín dụng.
- Do đó, quản lý tín dụng luôn là một vấn đề mang tính thời sự được quan tâm nghiên cứu ở bất cứ thời điểm phát triển nào của đất nước..
- Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia, giáo sư thực hiện về vấn đề này.
- Hầu hết các nghiên cứu này cho thấy quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế của các quốc gia.
- Các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề mang tính khoa học lý luận và thực tiễn có liên quan, đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng.
- Một số công trình nghiên cứu có thể nhắc đến như Nguyễn Văn Tiến (2010) đã nghiên cứu về quản trị kinh doanh ngân hàng đang được áp dụng phổ biến trên thế giới nhằm đưa ra hàm ý vận dụng cho các NHTM Việt Nam.
- Nguyễn Thị Minh Huệ (2009) đã sử dụng mô hình CAMELS để đánh giá về hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng thương mại và đánh giá những yếu kém trong thực trạng hoạt động và quản lỷ rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam.
- Lê Đức Thọ (2005), đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
- Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam..
- Bên cạnh những nghiên cứu chung về quản lý rủi ro tín dụng cho cả hệ thống ngân hàng thương mại, cũng đã có những nghiên cứu tập trung đánh giá quản lý rủi ro tín dụng và giải pháp tín dụng cho phát triển kinh tế của từng vùng miền.
- cứu vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp tín dụng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên.
- Đặng Văn Quang (1999) đã nghiên cứu về mở rộng và hoàn thiện các mô hình tổ chức tín dụng, chủ yếu là các NHTM để đảm bảo tiện ích cho người vay vốn phát triển nông nghiệp tại vùng Tây Nguyên..
- Nhìn chung các tác giả nêu trên đã nghiên cứu và đề cập đến việc tổ chức và quản lý tín dụng Ngân hàng từ nhiều khía cạnh khác nhau.
- Tuy nhiên tất cả các công trình nghiên cứu trên chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tại các huyện 30A tỉnh Nghệ An.
- Do vậy, việc nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung về lý luận và thực tiễn cho công tác quản lý tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo của các địa phương..
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu:.
- Nghiên cứu về tín dụng và quản lý tín dụng tại Ngân hàng CSXH để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng tại Ngân hàng CSXH tại các huyện 30A tỉnh Nghệ An..
- Nhiệm vụ nghiên cứu:.
-  Nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và hoạt động quản lý tín dụng..
-  Phân tích và đánh giá thực trạng về tín dụng và hoạt động quản lý tín dụng của NHCSXH tại các huyện 30A tỉnh Nghệ An..
-  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tín dụng của NHCSXH tại các huyện 30A tỉnh Nghệ An..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý tín dụng của NHCSXH tại các huyện 30A..
-  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cho vay các huyện 30A tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2009-2013..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát khoa học, phương pháp tổng hợp, thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẩu và đồ thị trong trình bày luận văn..
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh: sẽ được áp dụng trong việc nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tín dụng, tra cứu luật, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư hướng dẫn… của nhà nước, của NHNN và NHCSXH về tín dụng ngân hàng.
- So sánh hoạt động quản lý tín dụng tại các đơn vị khác để từ đó tổng hợp và rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý tín dụng của NHCSXH tại các huyện 30A tỉnh Nghệ An..
- Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ và đồ thị..
- Phương pháp mô hình hóa và phân tích kỹ thuật: tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích kỹ thuật và mô phỏng theo các sơ đồ, bảng biểu để đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An..
- 6.Những đóng góp mới của luận văn.
- Trên cơ sở nghiên cứu tại NHCSXH của 3 huyện 30A tỉnh Nghệ An, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng, đó là: Sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức nhận ủy thác, phải hoàn thiện mô hình màng lưới hoạt động.
- Kết cấu của luận văn.
- Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương..
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý tín dụng..
- Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại các huyện 30A của NHCSXH tỉnh Nghệ An..
- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tín dụng NHCSXH tại các huyện 30A tỉnh Nghệ An..
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội..
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội..
- Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội..
- Hội đồng Dân tộc Quốc hội (2011), Chính sách cho vay vốn, tạo việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay - thực trạng và giải pháp, Hà Nội..
- Trần Thị Hạnh (2009), Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM cổ phần Quân Đội, chi nhánh Đồng Nai..
- Nguyễn Viết Hồng (2001), “Về việc tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng (3), tr 22-29, Hà Nội..
- Ngô Thị Huyền (2008), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Minh Huệ, 2009, “Hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam đối với NHTM”, LATS, Đại học Kinh tế quốc dân..
- Nguyễn Thị Tằm (2006), ”Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên”, LATS, Đại học Quốc gia..
- Lê Đức Thọ (2005), “Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”, LATS, Đại học Kinh tế quốc dân..
- Nguyễn Văn Tiến (2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội..
- Ngân ha ̀ng CSXH tỉnh Nghê ̣ An , Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Ngân hàng CSXH giai đoạn 2003-2013, Nghệ An.