« Home « Kết quả tìm kiếm

Hướng dẫn toàn bộ kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng cực chuẩn


Tóm tắt Xem thử

- Hướng dẫn toàn bộ kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng cực chuẩn.
- Đối với những hộ gia đình có đất rộng thì việc trồng rau thật đơn giản.
- Tuy nhiên những hộ gia đình ở thành phố thì thường áp dụng cách trồng rau trên sân thượng để tiết kiệm diện tích.
- Trong bài viết sau đây, VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn toàn bộ kinh nghiệm trồng rau trong thùng xốp trên sân thượng chi tiết và đầy đủ nhất..
- Kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng.
- Đối với những loại rau như rau mồng tơi, rau cải, rau cải bó xôi… thì chỉ cần mua loại thùng bình thường vì những loại này không cần quá nhiều đất.
- Đối với loại như bầu, mướp, dưa chuột thì cần nhiều đất nên phải sử dụng thùng to, ghép 2 thùng lại với nhau thì lượng đất mới đủ để ra quả..
- Các bác đừng vội và đừng lười mà bỏ qua bước này nhé!.
- Nhưng lưu ý với các bác là thức ăn đã chiên xào thì cố gắng cho nước vào gạn qua 1 nước cho bớt mặn và mỡ nhé! Khi ủ các bác không cho nước vào thùng, mở hé thùng cho có không khí.
- Em cũng đặc biệt lưu ý với các bác là cho càng nhiều vỏ chuối càng tốt, của nhà ăn hay của hàng xóm cứ thấy là xin vỏ về ủ.
- Cách 2 để ủ phân là hoa quả, vỏ hoa quả thừa các bác cắt nhỏ ra ngâm vào nước cho lên men, khoảng 1 tuần là dùng được, sau đó pha với nước sạch tưới cho rau.
- Còn nếu không các bác mua NPK về bón cũng được..
- Thực ra có một số loại cây dài ngày như mướp, bầu thì thỉnh thoảng em cũng phải bón thêm NPK bổ sung cho cây được khỏe, nhất là giai đoạn cây ra hoa, quả.
- Vì những loại này cần rất nhiều dinh dưỡng.
- Khi trồng những loại cây rễ chùm nhiều như mướp, bầu đây là những loại cây hút nước và cần dinh dưỡng rất nhiều nên khi trồng những loại này các bác nên làm thùng bằng cách đặt thêm những chai nước lọc đã đục lỗ ở dưới đáy thùng để có thể trữ được nước trong những ngày nắng nóng, việc này giúp đất luôn có độ ẩm.
- Trước khi trồng 2 loại cây này các bác nên trộn đất với 1kg phân lân, phân hữu cơ hoai mục và phân bò khô (Mua ở hàng bán cây cảnh 50k/bao) nữa nhé!.
- Trước khi gieo hạt, các bác nên phơi hạt trong nắng nhẹ 1 nắng (có thể phơi hoặc không, em cẩn thận nên cứ phơi để tiêu diệt mầm bệnh của cây thôi).
- Các bác ngâm hạt giống theo công thức 2 sôi, 3 lạnh nhé! ngâm khoảng 7 tiếng sau đó vớt hạt lên ủ vào khăn ướt hoặc giấy ướt, giấy lau…thường thì ủ mất khoảng 1 ngày là hạt nứt nanh, bắt đầu chồi rễ.
- Nên gieo hạt vào lúc chiều mát, khi gieo hạt thì hạt thường ướt và bị dính vào nhau, gieo rất khó nhất là đối với những loại hạt nhỏ như hạt rau cải canh.
- Mọi người nên trộn thêm chút cát khô vào hạt rau sau đó vãi hạt rất dễ (bí quyết này em học của mấy bác trồng rau trong Đà Nẵng).
- Tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày.
- Đối với hạt rau muống thì khi ngâm nước không theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh đâu nhé! Mọi người ngâm theo tỉ lệ 3 sôi, 1 lạnh thôi, đừng sợ hỏng hạt, tỉ lệ nước nóng nhiều hơn thì hạt rau muống mới nảy mầm đồng đều được..
- Đối với hạt mướp, sau khi ngâm nước 1 ngày, thì phải bẻ một chút đầu hạt ra, phần đầu nhọn í, thì mầm mới chồi lên nhanh được..
- Đối với một số loại cây các bác không cần thiết phải gieo hạt có thể trồng luôn bằng cành hoặc cây có sẵn.
- Nếu các bác đã chuẩn bị đầy đủ khâu làm đất, ủ phân rồi thì bây giờ chỉ việc chăm sóc, tưới tắm đầy đủ cho cây là được rồi.
- Đối với đa số các loại cây đều cần phải nhiều nắng mới ra quả và không bị bệnh phấn trắng như ớt, dưa chuột, bầu, mướp, cà chua….Những loại cây này nếu trồng trong bóng râm hoặc nắng chiếu thời gian không đủ thì sẽ không ra quả, hoặc ra quả rất ít và nhỏ.
- Một số loại cây lại không ưa nắng như lá lốt, rau càng cua, đối với những loại này em thường nhét thùng rau dưới giàn dưa chuột hoặc giàn mướp..
- Bước 5: Thụ phấn cho cây.
- Bây giờ em mới phát hiện ra là có nhiều bác không biết đâu là hoa đực đâu là hoa cái thế nên em chụp luôn 1 kiểu ảnh hoa đực và hoa cái cho các bác phân biệt nhé!.
- Để cho năng suất cao thì nên thụ phấn chủ động cho cây.
- Đối với những loại như như mướp, dưa leo hoa thường nở buổi sáng, khoảng 7, 8h sáng.
- Ngắt hoa đực ra vặt hết cánh hoa, sau đó cho phần nhụy hoa đâm vào bông hoa cái, thế là ok, chờ 7 ngày sau có quả ăn nhé! Đối với bầu thì hơi trái khoáy một tí, hoa bầu thường nở vào lúc 5, 6 h tối thế nên mọi người canh lúc đi làm về thì thụ phấn cho hoa nhé!.
- Sâu bọ chủ yếu phát sinh từ ấu trùng trứng có sẵn trong đất, thế nên trong công đoạn làm đất em mới khuyến cáo các bác phải làm đất kỹ càng, phơi nắng và trộn vôi bột.
- Sâu bệnh cũng bắt nguồn do những loại bướm, côn trùng mang đến, để tiêu diệt mấy bạn này thì các bạn không thể sử dụng phương pháp giống như mấy bác nông dân là phun thuốc sâu được.
- Bởi nếu phun thuốc sâu thì các bác thất bại trong vụ trồng rau sạch rồi.
- Dung dịch này có thể dùng được trong vòng 6 tháng..
- Đối với việc thu hoạch mọi người cũng cần lưu ý là không nên để trái quá già và quá chín mới thu hoạch, như vậy rất hại cho cây vì phải dồn hết dinh dưỡng để nuôi quả.
- Trên đây là một số kinh nghiệm tự trồng rau tại nhà rất hay và bổ ích.
- Hy vọng sau khi tìm hiểu bài viết trên đây các bạn có thể tự thiết kế cho gia đình mình một vườn rau sạch cực kỳ tươi ngon ngay trên sân thượng.