« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn Thông Điện lực


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: NGÔ ANH VIỆT Người hướng dẫn khoa học: TS.
- 1 Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- 4 1.1 Năng lực cạnh tranh – Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường 4 1.1.1.
- Khái niệm về cạnh tranh.
- Vai trò của cạnh tranh.
- Chức năng của cạnh tranh.
- Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Năng lực cạnh tranh.
- 9 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13 1.2.1.
- Sự cần thiết phải nâng cao năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 14 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- 21 1.4 Phương pháp nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh.
- Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh của Michael Porter.
- 30 Chương 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC – EVNTELECOM 31 2.1 Giới thiệu về EVNTelecom.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của EVNTelecom 34 2.2 Thị trường viễn thông Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh.
- Các đối thủ cạnh tranh.
- 39 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của EVNTelecom.
- Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của EVNTelecom 60 2.4 Tóm tắt chương 2.
- 63 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA EVNTELECOM.
- 65 3.1 Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của EVNTelecom.
- 66 3.2 Căn cứ để hoạch định phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của EVNTelecom.
- Định hướng phát triển viễn thông Việt Nam.
- Kế hoạch phát triển viễn thông của tập đoàn điện lực Việt Nam.
- 73 3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của EVNTelecom 74 3.3.1.
- Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh viễn thông.
- EVNTelecom : Công ty thông tin Viễn thông Điện lực.
- VNPT : Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.
- SPT : Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn.
- GCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng.
- VTCC : Viễn thông công cộng.
- NGN : Mạng viễn thông thế hệ mới.
- DANH MỤC CÁC BẢNG Danh mục Trang số Bảng 2.1 - Số lượng khách hàng từng dịch vụ của EVNTelecom 34 Bảng 2.2 – Doanh thu viễn thông của EVNTelecom năm Bảng 2.3 - Bảng so sánh các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của EVNTelecom với các đối thủ 42 Bảng 2.4 - Số lượng thuê bao, ARPU của EVNTelecom và các đối thủ năm 2007 45 Bảng 2.5 - Bảng giá cước dịch vụ di động trả sau của EVNTelecom và các đối thủ 54 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Danh mục Trang số Hình 1.1 – Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter 22 Hình 1.2 – Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp 26 Hình 1.3 - Chuỗi giá trị của Michael Porter 27 Hình 1.4 - Khung phân tích SWOT 28 Hình 1.5 - Ma trận SWOT 29 Hình 2.1 – Sơ đồ tổ chức của EVNTelecom 33 Hình 2.2 - Tỷ lệ doanh thu của các loại hình dịch vụ VTCC 36 Hình 2.3 - Biểu đồ mật độ điện thoại trên 100 dân đến tháng 6/2008 37 Hình 2.4 - Biểu đồ nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp viễn thông năm 2007 46 Hình 2.5 - Biểu đồ trình độ nguồn nhân lực của EVNTelecom 48 Hình 2.6 - Biểu đồ thị phần thuê bao di động năm 2007 56 Hình 2.7 - Biểu đồ thị phần thuê bao điện thoại cố định năm 2007 57 Hình 2.8 – Biểu đồ thị phần thuê bao Internet băng rộng năm 2007 58 Hình 3.1 – Phân tích SWOT và những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của EVN Telecom 74 Hình 3.2 – Mô hình bộ máy kinh doanh hiện tại 75 Hình 3.3 – Mô hình bộ máy kinh doanh của giải pháp 75 TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành hội viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Bước vào sân chơi quốc tế, chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh và chính điều này sẽ giúp nền kinh tế trở nên năng động hơn.
- Để có thể tồn tài và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải biết nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với những cấp độ cạnh tranh khác nhau với ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
- Vì thế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành này ngày càng mãnh liệt.
- Luận văn “Đánh giá năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thông tin Viễn thông Điện lực” được thực hiện nhằm so sánh, đánh giá thực trạng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty thông tin Viễn thông Điện lực – EVNTelecom với một số đối thủ viễn thông trong nước.
- Trên cơ sở đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà công ty có được để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
- Luận văn được thực hiện với nội dung như sau: Chương 1: Các cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và một số phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh.
- Chương 2: Phân tích thị trường viễn thông Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh, thực trạng hoạt động kinh doanh viễn thông của EVNTelecom.
- Xây dựng một số tiêu chí về năng lực cạnh tranh và sử dụng tiêu chí này thực hiện so sánh các đối thủ cạnh tranh với EVNTelecom, từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của EVNTelecom.
- Những đánh giá này phục vụ cho việc định hướng tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Chương 3: Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam của nhà nước, những hoạch định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong kinh doanh viễn thông và những phân tích ở chương 2, đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của EVNTelecom.
- Bước vào sân chơi quốc tế, Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự gia tăng cạnh tranh và chính điều này sẽ giúp nền kinh tế trở nên năng động hơn.
- Để có thể tồn tài và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải biết nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình với những cấp độ cạnh tranh khác nhau: cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp & sản phẩm.
- Cạnh tranh được xem như yếu tố nội tại của quá trình kinh doanh và tiếp xúc với cạnh tranh là điều không thể nào tránh khỏi.
- Xuất phát từ những đặc điểm phân tích ở trên cho thấy không thể tránh khỏi cuộc cạnh tranh mãnh liệt giữa các công ty kinh doanh viễn thông.
- Để có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự hiểu biết về năng lực bản thân, từ đó có những phương hướng phát triển phù hợp.
- Chính vì vậy tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thông tin Viễn thông Điện lực”.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (EVNTelecom) trên thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian qua, luận văn tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội, thách thức từ đó dựa trên các cơ sở khoa học đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của EVNTelecom trên thị trường viễn thông hiện nay và trong tương lai.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của EVNTelecom trong môi trường kinh doanh viễn thông trong nước trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thông tin số liệu có được của công ty như doanh thu, giá bán, chất lượng dịch vụ, chính sách về sản phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối & quản lý bán hàng, các hoạt động chăm sóc khách hàng, quảng cáo khuyến mại.
- Thực hiện so sánh đánh giá để có được tầm nhìn tổng thể và đề ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của EVNTelecom.
- Phương pháp chuyên gia, tư vấn cũng được coi trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông.
- Những đóng góp mới, những giải pháp hoàn thiện của đề tài Luận văn hệ thống hoá và phát triển một số vấn đề lý luận năng lực cạnh tranh mang tính đặc thù của ngành viễn thông tại Việt Nam.
- Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, nêu ra những ưu, nhược điểm, những cơ hội và thách thức của EVNTelecom trên thị trường viễn thông hiện nay cũng như trong tương lai ở Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh, các chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường -3- của đối thủ trong hoạt động kinh doanh, từ đó xây dựng và đề xuất các giải pháp cao sức cạnh tranh của EVNTelecom Dịch vụ viễn thông là một lĩnh vực đang phát triển ở Việt Nam, luận văn đã cố gắng đưa ra những vấn đề mới trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh một cách bền vững có tính đến xu hướng phát triển chung của thị trường viễn thông trong nước.
- Kết cấu của luận văn * Tên đề tài: “Đánh giá năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thông tin Viễn thông Điện lực.
- Bố cục: Luận văn thực hiện gồm 3 chương với nội dung cơ bản như sau Chương 1: Các cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và một số phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh.
- Chương 3: Căn cứ vào mục tiêu, định hướng của nhà nước trong việc phát triển ngành viễn thông Việt Nam , những hoạch định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong kinh doanh viễn thông và những phân tích ở chương 2, đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của EVNTelecom.
- -4- CHƯƠNG I LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH - ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1.
- Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh, dĩ nhiên không phải là một hiện tượng mới mẻ, tuy nhiên, dưới mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau.
- Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
- Theo Từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
- Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được những lợi nhuận siêu ngạch.
- Trong cuốn “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”, cạnh tranh được định nghĩa: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”.
- Xét rộng hơn thì trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh, không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển.
- Trong hoạt động kinh tế, khái niệm cạnh tranh được hiểu, định nghĩa ở các khía cạnh khác nhau.
- Tuy nhiên, xét theo quan điểm tổng hợp thì cạnh tranh trong kinh tế là quá trình trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ bằng các biện pháp khác nhau (cả nghệ thuật kinh doanh và thủ đoạn) như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình, nhằm nâng cao lợi ích và vị thế của mình.
- Sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế có thể được hiểu đó là sự ganh đua để giành được nhiều những điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trên thị trường để kiếm lợi nhuận cao nhất.
- Khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể khác cùng tham dự.
- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật.
- Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, thông lệ kinh doanh.
- Để đạt được mục tiêu cạnh tranh của mình, các bên tham gia có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau.
- Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
- Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích.
- Doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh trên cơ sơ các ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng, giá cả sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ), phục vụ, hậu mãi, sự thuận tiện, uy tín lâu dài của doanh nghiệp vv..Vì thế để cạnh tranh thắng lợi đạt được các mục tiêu trong kinh doanh và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải giành được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Muốn vậy doanh nghiệp phải có tiềm lực hay năng lực cạnh tranh mạnh hơn so với các đối thủ khác.
- 1.1.2.Vai trò của cạnh tranh Trên cơ sở toàn nền kinh tế nói chung: cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất cũng như hạn chế những khuyết tật của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách có hiệu quả hơn và đồng thời nâng cao phúc lợi xã hội.
- Trên cơ sở doanh nghiệp: bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã, giá cả, cũng như áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng -6- hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của chính doanh nghiệp.
- Trên cơ sở người tiêu dùng: cạnh tranh giúp người tiêu dùng hưởng lợi, có nhiều điều kiện lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ vừa ý hơn.
- Cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, quan hệ cung cầu, làm lành mạnh hơn các mối quan hệ xã hội.
- Chức năng của cạnh tranh Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực.
- Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng.
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh cung và cầu, hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất: Khi cung một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những đơn vị kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán thì mới có thể tồn tại.
- Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
- Điều này sẽ tạo ra một hấp lực đối với người kinh doanh đầu tư vốn xây dựng thêm những cơ sở sản xuất mới hoặc tăng thêm năng lực sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có.
- Đây chính là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội.
- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.
- Cạnh tranh tạo ra sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ, cũng chính là tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, cho người tiêu dùng.
- Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: Cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất.
- Khi có thêm những đối thủ khác có đủ năng lực cạnh tranh thì những mức giá cao đó sẽ được giảm dần về mức giá trị thực của nó.
- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất -7.
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới Tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
- Tùy theo việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chức năng người ta xây dựng mô hình chính sách cạnh tranh khác nhau.
- Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường.
- Khi cung của một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa người bán làm cho giá cả giảm xuống, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, phương thức quản lý tốt và hạ giá thành sản phẩm mới có thể tồn tại.
- Với ý nghĩa đó cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
- Trong cạnh tranh sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp bị yếu đi thậm chí phá sản , hoặc có sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, có sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu.
- Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản tạo nên năng lực phát triển của nền kinh tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt