« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổ chức giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế


Tóm tắt Xem thử

- Tổ chức giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
- Bài viết đề cập đến một số nội dung và hình thức GD ĐĐPG, đồng thời phân tích một số kết quả nghiên cứu về ĐĐPG qua tổ chức sinh hoạt thiền trà cho TNSV của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế..
- Nội dung và hình thức giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên.
- Người thực hành những giới này làm cho thân, miệng, ý được thanh tịnh, hộ trì các căn hướng đến đời sống chân chánh và làm nền tảng phát triển thiền định..
- Định học là bước thứ hai mà mỗi người cần thực hành hằng ngày, làm cho tâm được yên tĩnh không bị vọng động theo trần cảnh.
- Đây là nhân tố giúp ta phát triển trí tuệ.Tuệ học là bước thứ ba và cũng là thành quả mà hành giả đạt được sau khi thực hành trì giới và thiền định, làm cho tâm được thanh tịnh..
- Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập tới cách thức tổ chức giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên qua hình thức sinh hoạt thiền trà.
- Bài báo xác định kết quả giáo dục đạo đức Phật giáo cho 60 Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế qua tổ chức sinh hoạt thiền trà bằng việc sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn).
- Kết quả giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chức sinh hoạt thiền cho thấy, Tăng Ni sinh viên có nhận thức đầy đủ và thái độ tích cực về các giá trị đạo đức Phật giáo trong đời sống, đồng thời tham gia rèn luyện đạo đức Phật giáo thường xuyên hơn..
- Phật giáo.
- đạo đức Phật giáo.
- Như vậy, Tam vô lậu học GD cho TNSV biết được giá trị cũng như lợi ích của giới, định, tuệ để thực hành trong đời sống hằng ngày nhằm tăng trưởng giới đức, tô bồi đạo hạnh, hoàn thiện nhân cách theo tinh thần ĐĐPG..
- Hiểu và thực hành Tứ diệu đế trong cuộc sống sẽ đưa hành giả tới giác ngộ, giải thoát.
- Chánh tinh tấn là siêng năng, chuyên cần thực hành thiện pháp.
- Thực hành nó là để xây dựng xã hội, gia đình và bản thân được an lạc và hạnh phúc..
- Tứ vô lượng tâm, GD cho TNSV thực hành và làm tăng trưởng các tâm từ, bi, hỉ, xả.
- Đây là bốn phạm trù tâm thức cao thượng được phát sinh trong quá trình tu tập và thực hành hạnh tự lợi và lợi tha.
- Tóm lại, TNSV thực hành con đường tam vô lậu học và phát triển bốn tâm vô lượng sẻ làm cho thân tâm thanh tịnh, đồng thời hoàn thiện phẩm chất nhân cách đạo đức của một người xuất gia theo giới luật nhà Phật..
- Hình thức giáo dục đạo đức Phật giáo cho Tăng Ni sinh viên GD ĐĐPG cho TNSV được thực hiện qua dạy học các học phần trong chương trình đào tạo Cử nhân Phật học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, hoạt động sinh hoạt thiền trà và GD tại Tự viện..
- Thứ hai: GD ĐĐPG qua tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Học viện Phật giáo.
- GD ĐĐPG qua tổ chức hoạt động văn hoá Phật giáo..
- Thứ ba: GD ĐĐPG qua sinh hoạt thiền trà.
- Theo Thích Nhất Hạnh, thiền trà là một hình thức sinh hoạt mà người tham dự thực hành thiền, uống trà và chia sẻ.
- Chủ tọa buổi sinh hoạt “thiền trà” có vị Trà chủ hướng dẫn hành thiền cho hội chúng, điều phối người pha trà và chủ trì buổi chia sẻ pháp thoại..
- Thiền trà là một cách tu tập thiền định, giúp tâm hồn thấy thoải mái, an lạc và hạnh phúc.Trong không gian yên tĩnh của thiền trà chúng ta kết nối huynh đệ trong tình yêu thương, vượt lên trên sự ngăn cách của tự ngã.
- Vì vậy, thiền trà là một phương tiện giao tiếp giữa các TNSV với Giáo thọ sư..
- Tu là quá trình thực hành và vận dụng các kiến thức ấy vào trong thực tiễn của cuộc sống..
- Tổ chức giáo dục đạo đức Phật giáo qua sinh hoạt thiền trà cho Tăng ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế GD ĐĐPG cho TNSV được tổ chức qua nhiều loại hình hoạt động trong và ngoài Học viện GD Phật giáo.
- Bài viết này tập trung trình bày cách thức tổ chức hoạt động GD ĐĐPG cho TNSV sinh hoạt thiền trà.
- Hoạt động GD ĐĐPG qua sinh hoạt thiền trà được thực hiện trên 60 TNSV năm thứ 2 - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
- Để giúp TNSV nâng cao nhận thức về ĐĐPG, hình thành thái độ và hành vi chuẩn mực của người tu sĩ Phật giáo, rèn luyện phẩm chất đạo hạnh, thực hiện đúng nội quy sinh hoạt thiền môn, sách tấn trong học tập và tu tập, đồng thời tạo điều kiện cho TNSV sống trong tinh thần lục hòa, tác giả bài báo đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiền trà tại nhà thiền đường của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế..
- Chủ đề trong các buổi sinh hoạt thiền trà tập trung vào các giá trị ĐĐPG trong đời sống hằng ngày.
- Các hoạt động sinh hoạt thiền trà đã tổ chức, gồm:.
- Hoạt động 1: Sinh hoạt thiền trà chủ đề “Lí tưởng của người xuất gia.
- Tiếp theo, Giáo thọ sư phát biểu giới thiệu chương trình sinh hoạt câu lạc bộ thiền trà với chủ đề “Lí tưởng của người xuất gia”.
- Sau gần 03 giờ sinh hoạt, TNSV đã chia sẻ cùng nhau những lí tưởng và kinh nghiệm tu tập trong đời sống của người xuất gia..
- Hoạt động 2: Sinh hoạt thiền trà chủ đề “Giá trị ĐĐPG đối với TNSV trong thời đại 4.0.
- Giáo thọ sư giới thiệu chương trình sinh hoạt thiền trà với chủ đề “Giá trị ĐĐPG đối với TNSV trong thời đại công nghệ 4.0” và nêu ý nghĩa của giá trị ĐĐPG đối với TNSV trong thời đại công nghệ 4.0.
- Giáo thợ sư cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc TNSV giữ gìn các giá trị đạo đức trong đời sống phạm hạnh của người xuất gia.TNSV thảo luận về chủ đề “Giá trị ĐĐPG đối với TNSV trong thời đại công nghệ 4.0”.
- Sau gần 03 giờ sinh hoạt, Giáo thọ sư tổng kết toàn bộ quá trình sinh hoạt và tán dương tinh thần tham gia của TNSV.
- Hoạt động 3: Sinh hoạt thiền trà chủ đề “Lợi ích của thiền học trong đời sống của TNSV.
- Giáo thọ sư giới thiệu chương trình sinh hoạt “thiền trà” với chủ đề “Lợi ích của thiền học trong đời sống của TNSV” và nêu lên ý nghĩa của việc hành thiền trong đời sống của TNSV..
- TNSV uống trà và thảo luận về chủ đề của buổi sinh hoạt..
- Để tìm hiểu sự thay đổi của TNSV về nhận thức, thái độ đối với ĐĐPG và hành động rèn luyện ĐĐPG trước và sau khi tham gia các hoạt động sinh hoạt thiền trà, các tác giả đã sử dụng phối kết hợp phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát để tìm hiểu các vấn đề sau:.
- Nhận thức của TNSV về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày..
- Thái độ của TNSV về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày..
- Kết quả tìm hiểu nhận thức, thái độ đối với ĐĐPG và hành động rèn luyện ĐĐPG trước và sau khi tham gia hoạt động sinh hoạt thiền trà của 60 TNSV năm thứ 2 thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế được phân tích như sau:.
- Thứ nhất: Nhận thức của TNSV về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày.
- Kết quả thống kê cho thấy, phần lớn TNSV đã có nhận thức đầy đủ hơn về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, giá trị ĐĐPG đối với TNSV trong thời đại 4.0 và giá trị của việc thực hành thiền trong đời sống hằng ngày..
- Sau khi tham gia hoạt động sinh hoạt thiền trà với chủ đề về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, có 45/60 TNSV (chiếm 75%) nhận thức đầy đủ về lí tưởng cao thượng của người xuất gia so với 7/60 TNSV (chiếm 11.7%) trước khi tham gia sinh hoạt thiền trà.
- Nhận định của TNSV N về lí tưởng người xuất gia đã cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của sinh viên: “Lí tưởng của người xuất gia là nuôi dưỡng và thực hành bồ đề tâm, hướng đến chân trời cao rộng, tâm và hình khác thế tục, đền đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi”..
- Sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà, tỉ lệ TNSV nhận thức đầy đủ về các giá trị ĐĐPG cao hơn rất nhiều so với trước khi tham gia sinh hoạt.
- Nhận thức về giá trị của việc thực hành thiền trong đời sống hằng ngày, tỉ lệ TNSV có nhận thức đầy đủ sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà cao gấp đôi so với trước khi sinh hoạt thiền trà (xem Bảng 1).
- Đặc biệt, không có TNSV nào nhận thức sai về giá trị của việc thực hành thiền trong đời sống hằng ngày so với 5/60TNSV (chiếm 8.3%) trước khi tham gia sinh hoạt.
- Thực hành thiền trong đời sống hằng ngày nhằm nuôi dưỡng tâm trong chánh niệm, tỉnh giác, để có được một đời sống an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại”..
- Bảng 1: Nhận thức của TNSV về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày.
- TRƯỚC khi tham gia sinh hoạt thiền trà SAU khi tham gia sinh hoạt thiền trà.
- 1 Lí tưởng cao thượng của người.
- 2 Giá trị ĐĐPG đối với TNSV.
- 3 Giá trị của việc thực hành thiền.
- trong đời sống hằng ngày .
- Bảng 2: Thái độ của TNSV về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày.
- TT Thái độ của TNSV TRƯỚC khi tham gia sinh hoạt thiền trà SAU khi tham gia sinh hoạt thiền trà 1 Lí tưởng cao thượng.
- 2 Thực hành giá trị ĐĐPG.
- 3 Thực hành thiền trong.
- Như vậy, sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà, TNSV đã nhận thức đầy đủ hơn về ĐĐPG và thực hành ĐĐPG..
- Thứ hai: Thái độ của TNSV về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày.
- Kết quả thống kê cho thấy, phần lớn TNSV có thái độ tích cực về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà (xem Bảng 2)..
- Có sự khác biệt rất lớn về tỉ lệ TNSV có thái độ tích cực về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà trước và sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà.TNSV N chia sẻ: “Các buổi sinh hoạt thiền trà mình tham dự đều rất ý nghĩa cho cuộc sống học tập và rèn luyện đạo đức, sau khi tham dự, mình rất vui khi thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0”..
- TNSV D cũng có cùng thái độ với TNSV N về thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0: “Sinh hoạt thiền trà giúp tôi nhận biết được giá trị và cách hành thiền nên khi thực hành thiền vào đời sống cảm thấy an lạc nhẹ nhàng cả thân và tâm hơn lúc trước”..
- Tỉ lệ TNSV có thái độ bình thường về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành thiền trong đời sống hằng ngày giảm đi hơn 1/2 sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà so với trước khi tham gia sinh hoạt thiền trà.
- Đối với việc thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại công nghệ 4.0, tỉ lệ sinh viên có thái độ bình thường giảm đi gần 1/4 sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà (có 9/60 TNSV - chiếm 15%) so với trước khi tham gia sinh hoạt (có 35/60 TNSV - chiếm 58.3%)..
- Xem xét thái độ không tích cực của TNSV đối với lí tưởng cao thượng của người xuất gia thực hành thiền trong đời sống hằng ngày cho thấy, tỉ lệ TNSV có thái độ không tích cực (không vui hay không an lạc) sau khi sinh hoạt thiền trà giảm đi rất rõ.
- Không có TNSV nào không thích lí tưởng người xuất gia và thực hành thiền trong đời sống sinh hoạt hằng ngày sau khi sinh hoạt thiền trà so với TNSV (chiếm khoảng 35%) trước sinh hoạt.
- Tuy nhiên, mặc dù tỉ lệ TNSV có thái độ không vui khi thực hành giá.
- trị đạo đức trong thời đại 4.0 trước sinh hoạt thiền trà (có 22/60 TNSV - chiếm 36.7%) đã giảm đi rất nhiều so với sau khi sinh hoạt (có 4/60 TNSV - chiếm 6.7%) song kết quả này cũng cho thấy ảnh hưởng của bối cảnh phát triển về khoa học, kĩ thuật, công nghệ và kinh tế đối với việc thực hành giá trị đạo đức của người xuất gia..
- Như vậy, GD ĐĐPG qua sinh hoạt thiền trà với các chủ đề liên quan tới giá trị ĐĐPG trong đời sống hằng ngày có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thái độ tích cực của TNSV về ĐĐPG..
- Thứ ba: Hành động rèn luyện ĐĐPG của TNSV ĐĐPG của TNSV biểu hiện phong phú và đa dạng trong đời sống hằng ngày như sống đúng với lí tưởng cao thượng của người xuất gia, áp dụng ĐĐPG vào cuộc sống, thực hành thiền hằng ngày, sống theo tinh thần lục hoà, quan tâm chia sẻ với người khác, thực hiện đúng nội quy của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
- Các hành động ĐĐPG này chỉ hình thành khi TNSV thường xuyên rèn luyện chúng trong học tập, sinh hoạt tập thể và cuộc sống hằng ngày..
- Kết quả thống kê cho thấy (xem Bảng 3), trước khi tham gia sinh hoạt thiền trà, tỉ lệ TNSV không thực hiện rèn luyện “sống đúng với lí tưởng xuất gia” chiếm tỉ lệ cao nhất (có 24/60 TNSV - chiếm 40.
- kế đến là “thực hành thiền”.
- “áp dụng ĐĐPG vào đời sống”.
- So với các hành động ĐĐPG giáo khác, tỉ lệ TNSV không “thực hiện đúng nội quy của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế” là thấp nhất (có 5/60 TNSV - chiếm 8.3%)..
- Sau khi tham gia các hoạt động sinh hoạt thiền trà, không có TNSV nào không thực hiện rèn luyện “áp dụng ĐĐPG vào đời sống”, “sống theo tinh thần lục hoà” và “thực hiện đúng nội quy của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế”..
- Tuy nhiên, vẫn còn từ 2 đến 4 TNSV không thực hiện “sống đúng với lí tưởng cao thượng của người xuất gia” (chiếm 3.3.
- “thực hành thiền hàng ngày” (chiếm 5%) và “quan tâm chia sẻ với người khác” (chiếm 6.7%)..
- TRƯỚC khi tham gia sinh hoạt thiền trà SAU khi tham gia sinh hoạt thiền trà Thường.
- 1 Sống đúng với lí tưởng cao thượng của người xuất gia .
- 3 Thực hành thiền hằng ngày .
- 6 Thực hiện đúng nội quy của Học viện Phật giáo Việt.
- Các hoạt động sinh hoạt thiền trà đã giúp TNSV thực hiện hành động rèn luyện ĐĐPG thường xuyên hơn.
- Tỉ lệ TNSV thường xuyên rèn luyện ĐĐPG sau khi sinh hoạt thiền trà tăng lên rất cao.
- So với trước khi sinh hoạt thiền trà, tỉ lệ TNSV thường xuyên rèn luyện “sống đúng với lí tưởng cao thượng của người xuất gia” tăng mạnh nhất (tỉ lệ tăng là 61.7.
- kế đến là “áp dụng ĐĐPG vào cuộc sống” (tỉ lệ tăng là 58.4%) và “thực hành thiền hằng ngày” (tỉ lệ tăng là 53.3%)..
- Có 85.0% TNSV đã thường xuyên rèn luyện “thực hiện đúng nội quy của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế” sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà so với 33.3% TNSV trước sinh hoạt (tỉ lệ tăng là 51.7.
- “sống theo tinh thần lục hoà” tăng 41.7% sau khi tham gia sinh hoạt thiền trà so với trước khi tham gia..
- Như vậy, hoạt động sinh hoạt thiền trà có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nhận thức, hình thành thái độ tích cực cho TNSV về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hàng ngày.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Học viện Phật giáo.
- Sinh hoạt thiền trà và GD tại tự viện..
- GD đạo đức qua tổ chức sinh hoạt thiền trà với các chủ đề về giá trị ĐĐPG trong đời sống hằng ngày như “Lí tưởng của người xuất gia”, “Lợi ích của thiền học trong đời sống của TNSV” và “Giá trị ĐĐPG đối với TNSV trong thời đại 4.0” giúp 60 TNSV của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có nhận thức đầy đủ và thái độ tích cực về lí tưởng cao thượng của người xuất gia, thực hành giá trị ĐĐPG trong thời đại 4.0 và thực hành thiền trong đời sống hằng ngày.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt